Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
1.2k lượt xem
trong Ngữ văn lớp 7 bởi lisakiwililyvidi Học sinh (113 điểm)
đã đóng

2 Trả lời

0 phiếu
bởi I'm King Thần đồng (1.4k điểm)
Soạn bài chơi chữ I. Hướng dẫn tìm hiểu câu hỏi 1. Thế nào là chơi chữ Câu 1. Nhận xét về nghĩa của từ lợi trong bài ca dao. - Từ lợi thứ nhất (lợi chăng) nghĩa là lợi ích, lợi lộc. - Từ lợi thứ hai + ba (lợi thì có lợi) có nghĩa là : phần thịt bao quanh chân răng = > (răng lợi) Câu 2. Việc sử dụng từ lợi ở câu cuối của bài ca dao dựa vào hiện tượng đồng âm khác nghĩa của từ ngữ. Câu 3. Việc sử dụng từ lợi như trên có tác dụng tạo ra sự hài hước dí dỏm. 2. Các lối chơi chữ. Câu 1. Sánh với Na Va ’’ranh tướng’’ Pháp Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương. (Tú Mỡ) Lối chơi chư của hai câu thơ trên là sử dụng lối nói trạn âm (gần âm) : ranh tướng gần với danh tướng nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau. Danh tướng và vị tướng giỏi được lưu danh ; còn ranh tướng là kẻ ranh ma – ý mỉa mai – chế giễu. Câu 2. Mênh mông muôn mẫu một màu mưa Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ. (Tú Mỡ) Lối chơi chữ của câu thơ trên là dùng cách điệp âm, hai câu thơ điệp âm m tới 14 lần = > Diễn tả sự mịt mờ của không gian đầy mưa. Câu 3. Con ’’cá đối’’ bỏ trong ’’cối đá’’, Con ’’mèo cái’’ nằm trên ’’mái kèo’’  Trách cha mẹ em nghèo, anh nỡ phụ duyên em. Lối chơi chữ của câu ca dao trên là dùng lối nói lái : - Cá đối nói lái thành cối đá - Mèo cái nói lái thành mái kèo Nhằm diễn tả sự trái khoáy, sự hẩm hiu của duyên phận. Câu 4. - Lối chơi chữ của đọa thơ trên là dùng từ ngữ đồng âm : + Sầu riêng – danh từ - chỉ một loại trái cây ở Nam Bộ + Sầu riêng – tính từ - chỉ sự phiền muộn riêng từ của con người. II. Luyện tập Câu 1.  - Ở bài thơ trên tác giả Lê Quý Đôn đã sử dụng hai lối chơi chữ cùng một lúc : + Lối chơi chữ thứ nhất dùng từ gần nghĩa : Tất cả các từ ngữ : liu điu, rắn, thẹn đèn, hổ lửa, mai gầm, ráo, lằn, Trâu Lỗ, hổ mang đều có ý nghĩa chỉ các loại rắn. - Lối chơi chữ thứ hai dùng từ ngữ đồng âm. Từ ngữ Nghĩa 1 Từ loại Nghĩa 2 Từ loại Liu điu Tên một loài rắn nhỏ Danh từ Tính chất nhẹ, chậm yếu. VD : gió thổi liu điu Tính từ Rắn Chỉ chung các loại rắn Danh từ Chỉ tính chất cứng, khó tiếp thu. VD : cứng cổ, cứng đầu Tính từ Hổ lửa Tên một loài rắn Danh từ Hổ : tự cảm thấy mình xấu kém cỏi. VD : hổ lòng, xấu hổi với lửa. Tính từ Danh từ Mai gầm Tên một loài rắn Danh từ Mai : chỉ thời gian. Gầm : tiếng hét thể hiện sự bực bội. Tính từ Danh từ Ráo Tên một loại rắn Danh từ Ráo : khô, không bị ngập nước, hoặc lấy hết nước ; ráo mép : chỉ người nói nhiều tới khô cả nước. Tính từ Lằn Tên một loại rắn Danh từ Vật dài in hoặc nổi trên bề mặt của một vật khác do tác động nào đó. Danh từ Trâu Lỗ Tên một loài rắn Danh từ Quê hương của Khổng Tử Danh từ Hổ mang Tên một loài rắn Danh từ Hổ : thẹn tự cả thấy mình xấu hổ kém cỏi. VH : xấu chàng hổ ai mang : lúc nào cũng cùng theo với mình mà di chuyển. VD : mang giỏ Tính từ Câu 2. - Trời mưa đất thịt trơn tru như mỡ, dò đến hành nem chả muốn ăn. + Những tiếng chỉ sự vật gần gũi : thịt, mỡ, dò, nem, chả = > thức ăn làm bằng chất liệt thịt. + Cách nói này là dùng lối nói chơi chữ. + Thể hiện sự đánh tráo khái niệm dí dỏm. - Bà đồ nứa, đi võng đòn tre, đến khóm trúc, thở dài hi hóp. + Những từ ngữ chỉ sự vật gần gũi : nứa, tre, trúc, hóp = > thuộc nhóm từ chỉ cây cối thuộc họ tre. + Chắc chắn ở câu này dùng lối chơi chữ. + Mục đích tạo ra sự dí dỏm, hài hước. Câu 3. a. Cách chơi chữ trong bài thơ này rất giống với cách chơi chữ trong bài thơ của Lê Quý Đôn : sử dụng từ đồng âm và từ gần nghĩa : cóc, bén, (nhái bén), nòng nọc, chuộc (chẫu chuộc), chàng (chẫu chàng) đều là họ hàng của cóc, ếch, nhái. b. Cách chơi chữ dùng từ gần âm : tài – tai. c. Cách chơi chữ dùng từ đồng âm. d. Cách chơi chữ dùng lối nói lái : cò lửa - > cửa lò. Câu 4. - Lối chơi chữ : sử dụng từ đồng âm – Đồng âm giữa từ thuần Việt và từ Hán Việt. - Phân tích. Từ thuần Việt Từ Hán Việt Cam (trái cam) Cam (ngọt) Khổ (khổ đau) Khổ (đắng)   Tận (hết)   Lai (đến) Xuất phát từ : Thành ngữ : khổ tận cam lai  Nghĩa là : hết khổ đến sướng.
0 phiếu
bởi Thuyvan Võ Học sinh (178 điểm)

Hướng dẫn soạn văn, soạn bài, học tốt bài

 

CHƠI CHỮ

 

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Chơi chữ là gì?

Đọc bài ca dao sau và trả lời câu hỏi:

Bà già đi chợ Cầu Đông,

Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?

Thầy bói xem quẻ nói rằng:

Lợi thì có lợi nhưng răng không còn.

a) Hãy nhận xét về nghĩa của các từ lợi trong bài ca dao này.

b) Từ lợi trong câu cuối của bài ca dao đã được sử dụng dựa vào hiện tượng gì của từ ngữ?

c) Việc sử dụng từ lợi như trên có tác dụng như thế nào?

Gợi ý: Hãy so sánh nghĩa của từ lợi trong dự định của “bà già” với từ lợi trong lời nói của thầy bói. “Bà già” dùng từ lợi với nghĩa “lợi lộc, thuận lợi”. Còn từ lợi trong câu nói của thầy bói: nếu chỉ dừng lại ở “Lợi thì có lợi” thì tưởng như không khác với từ lợi theo ý của “bà già”; nhưng trong sự liên kết với vế sau “nhưng răng không còn” thì từ lợi mang hàm ý khác, là từ lợi trong quan hệ với răng – những bộ phận trong khoang miệng. Hoá ra, thầy bói nhắc khéo “bà già”: bà đã già quá rồi (răng không còn) thì lấy chồng làm gì nữa! Sự bất ngờ, thú vị, dí dỏm có được là nhờ việc tráo đổi từ dựa theo hiện tượng đồng âm.

2. Các kiểu chơi chữ

Ngoài kiểu chơi chữ dựa vào hiện tượng đồng âm như trong bài ca dao trên, chúng ta còn có thể gặp những kiểu chơi chữ khác. Hãy đọc những câu sau đây và cho biết những kiểu chơi chữ khác ấy là gì?

(a)                         Sánh với Na-va “ranh tướng” Pháp

Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương.

(Tú Mỡ)

(b)                         Mênh mông muôn mẫu một màu mưa

Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ.

(Tú Mỡ)

(c)                         Con cá đối bỏ trong cối đá,

Con mèo cái nằm trên mái kèo,

Trách cha mẹ nghèo, anh nỡ phụ duyên em.

(Ca dao)

(d)                               Ngọt thơm sau lớp vỏ gai,

             Quả ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng.

                   Mời cô mời bác ăn cùng,

                         Sầu riêng mà hoá vui chung trăm nhà.

(Phạm Hổ)

Gợi ý: Các kiểu chơi chữ:

- Dựa vào hiện tượng gần âm;

- Mượn cách nói điệp âm;

- Nói lái;

- Dựa vào hiện tượng trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Bài thơ sau đây đã sử dụng phép chơi chữ như thế nào?

Chẳng phải liu điu vẫn giống nhà,

Rắn đầu biếng học chẳng ai tha.

Thẹn đèn hổ lửa đau lòng mẹ,

Nay thét mai gầm rát cổ cha.

Ráo mép chỉ quen tuồng nói dối,

Lằn lưng cam chịu dấu roi tra.

Từ nay Trâu Lỗ chăm nghề học,

Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia.

(Lê Quý Đôn)

Gợi ý: Chú ý các từ đồng âm và các từ gần nghĩa, cùng chỉ loài rắn: liu điu, rắn, hổ lửa, mai gầm, ráo, lằn, trâu lỗ, hổ mang.

2. Những tiếng nào trong các câu dưới đây chỉ các sự vật gần gũi nhau? Tác dụng của việc sử dụng các tiếng có nghĩa gần gũi ấy là gì?

Trời mưa đất thịt trơn như mỡ, dò đến hàng nem chả muốn ăn.

Bà đồ Nứa, đi võng đòn tre, đến khóm trúc, thở dài hi hóp.

Gợi ý: Chú ý các từ gần nghĩa:

- Gần nghĩa với thịt: mỡ, dò (giò), nem chả.

- Gần nghĩa với nứatretrúchóp

3. Năm 1946, bà Hằng Phương biếu Bác Hồ một gói cam, Bác Hồ đã làm một bài thơ để cảm ơn như sau:

Cảm ơn bà biếu gói cam,

Nhận thì không đúng, từ làm sao đây?

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây,

Phải chăng khổ tận đến ngày cam lai?

Trong bài thơ này, Bác đã dùng lối chơi chữ như thế nào?

 

Gợi ý: Tra từ điển để hiểu nghĩa của cụm từ Hán Việt “khổ tận cam lai” (khổ: đắng;tận: hết; cam: ngọt; lai: đến). Bài này sử dụng kiểu chơi chữ đồng âm.

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
0 câu trả lời 35 lượt xem
đã hỏi 29 tháng 10, 2021 trong Thông tin từ BQT bởi Khách
0 phiếu
1 trả lời 132 lượt xem
Câu 7: Đọc bài thơ dưới đây và cho biết tác giả sử dụng lối chơi chữ nào? Chẳng phải liu điu vẫn giống nhà Rắn ... ch nói lái C. Dùng lối nói gần âm D. Dùng từ trái nghĩa
đã hỏi 3 tháng 5, 2021 trong Ngữ văn lớp 7 bởi tngnhatganh117 Cử nhân (3.3k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 524 lượt xem
- Chú Tú có 10 con gà, chú xin thêm 1 con. Hỏi 11 con có giá bao nhiêu tiên? - Rực rỡ bên mé đường Tây, kẻ qua người lại đều ca tụng sinh phần quan lớn lại - Ở đây có bán mộc tồn
đã hỏi 1 tháng 12, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi dat97tqt Tiến sĩ (12.7k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 367 lượt xem
Thiếp từ thuở lá thắm xe duyên, khi vận tía lúc cơn đen, điều dại điều khôn nhờ bố đỏ. Chàng ở dưới suối vàng ... ;ờng nghĩa. C. Dùng từ đồng nghĩa. D. Dùng lối nói lái.
đã hỏi 3 tháng 5, 2021 trong Ngữ văn lớp 7 bởi tngnhatganh117 Cử nhân (3.3k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 505 lượt xem
Mời cô mời bác ăn chung Sầu riêng mà hóa vui chung trăm nhà. A. Dùng từ ngữ trái nghĩa B. Dùng cách điệp âm C. Dùng lối nói lái D. Dùng từ đồng nghĩa
đã hỏi 3 tháng 5, 2021 trong Ngữ văn lớp 7 bởi tngnhatganh117 Cử nhân (3.3k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 523 lượt xem
“Con cá đối bỏ trong cối đá Con mèo cái nằm trên mái kèo” A. Từ ngữ đồng âm. B. Nói lái. C. Cặp từ trái nghĩa. D. Điệp âm.
đã hỏi 3 tháng 5, 2021 trong Ngữ văn lớp 7 bởi tngnhatganh117 Cử nhân (3.3k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 604 lượt xem
Có tài mà cậy chi tài. Chữ tài liền với chữ tai một vần. A. Lối nói trại âm B. Từ ngữ đồng âm C. Dùng từ trái nghĩa D. Dùng lối nói gần nghĩa
đã hỏi 3 tháng 5, 2021 trong Ngữ văn lớp 7 bởi tngnhatganh117 Cử nhân (3.3k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 516 lượt xem
Câu 1: Văn bản Một thức quà của lúa non: Cốm thuộc thể loại gì? A. Truyện ngắn B. Kí C. Tùy bút D. Hồi kí Câu 2: Hai câu thơ dưới đây sử dụng kiểu chơi chữ nào? Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc, Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia. A. Dùng lối nói trại âm  B ... C. Biểu cảm về đối tượng trong đời sống và biểu cảm về tác phẩm văn học D. Biểu cảm về tác phẩm thơ và biểu cảm về tác phẩm văn xuôi.
đã hỏi 27 tháng 2, 2020 trong Ngữ văn lớp 7 bởi N3M5T7 Cử nhân (4.6k điểm)
+1 thích
1 trả lời 247 lượt xem
a. Trời mưa đất thịt trơn như mỡ, dò đến hàng nem chả muốn ăn. b. Khi đi cưa ngọn, khi về non c. Bà Ba béo bán bánh bèo bên bờ biển
đã hỏi 14 tháng 11, 2019 trong Ngữ văn lớp 7 bởi khanhhuyendo Thần đồng (1.5k điểm)
+2 phiếu
2 câu trả lời 617 lượt xem
đã hỏi 5 tháng 12, 2018 trong Ngữ văn lớp 7 bởi nhokmeoyeutien Cử nhân (2.5k điểm)

HOT 1 giờ qua

  1. phamngoctienpy1987844

    50628 Điểm

  2. vxh2k9850

    35940 Điểm

  3. Khang1000

    29693 Điểm

  4. Tí Vua Đệ Nhất

    28073 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...