Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
+3 phiếu
321 lượt xem
trong Ngữ văn lớp 7 bởi Chi Thần đồng (922 điểm)
Sưu tầm các bài ca dao viết về tình cảm gia đình . Chọn một bài mà em thích nhất để trình bày nội dung
đã đóng
bởi Tí Vua Đệ Nhất Tiến sĩ (28.1k điểm)
Tick mình nha!

+1 cho bạn nà!!

3 Trả lời

+1 thích
bởi myduyen2006 Thần đồng (1.1k điểm)
được bầu chọn là câu hỏi hay nhất bởi Chi
 
Hay nhất

Chiều chiều ra đứng ngỗ sau 

Trông về quế mẹ ruột đau chín chiều.

Bài ca dao thật ngắn chỉ có mười bốn chữ nhưng để lại cho em thật nhiều xúc động. Hình ảnh người phụ nữ đi lấy chồng xa cứ mỗi buổi chiều ra đứng sau nhà da diết hướng về quê mẹ cứ đọng mãi trong tâm trí em.

Bài ca dao mở đầu bằng hai tiếng chiều chiều, đây là cách mở đầu khá quen thuộc của ca dao xưa. Chiều là khoảng thời gian cuối cùng của một ngày, thường gợi buồn, gợi nhớ. Và có lẽ đây cũng là lúc người phụ nừ đã hoàn tất tất cả các công việc trong gia đình, có được giây phút rảnh rỗi để dành nhớ về quê mẹ ở cuối trời xa. Tâm trạng nhớ mong ấy không chỉ diễn ra một lần mà ngày nào cũng vậy, cứ lúc chiều về nỗi nhớ quê, nhó’ mẹ cha, em út lại trồi dậy trong lòng người con gái.

Vị trí đứng của người con gái cũng rất đặc biệt: ngõ sau. Tại sao không phải là ngõ trước? Ngõ trước đông người lại qua, không phù hợp với tâm trạng riêng tư. Đôi mắt người con gái hướng về phương xa, nơi ấy có bao nhiêu người thân yêu. Hẳn người con gái cũng muốn về thăm quê lắm chứ nhưng đầu có dễ. Gia đình chồng chắc gì đã đồng ý, với lại được phép rồi thì lại gặp phải cảnh đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo làm sao về được. Đó cũng là một phần của lí do ruột đau chín chiều. Chín chiều là sự ngổn ngang của tâm trạng, của bao điều lo lắng. Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ thường bị coi rẻ, người con gái về làm dâu nhà chồng phải chịu bao điều cơ cực cay đắng; phải làm việc quần quật đầu tắt mặt tối lại phải còn chịu những tiếng bấc tiếng chì của mẹ chồng và các anh chị em bên chồng. Tâm trạng cô đơn, buồn tủi. Mặt khác ngày xưa quan niệm con gái đã đi lấy chồng là con của người ta, bô" mẹ đẻ không có quyền can thiệp, gia đình chồng cho phép thì mới được về thăm nhà. Có người lấy chồng xa cả chục năm trời mới được về thăm quê. Hơn nữa tấm lòng người con gái lấy chồng xa không thể không lo cho cha mẹ tuổi già sức yếu mà mình lại không được ở gần để chăm sóc phụng dưỡng nên lòng lúc nào cũng lo lắng, đau xót.

Ngày nay vị trí của người phụ nữ trong xã hội đã được cải thiện. Cảnh làm dâu không còn cay đắng cơ cực như trước, nhưng không phải đã hết những cảnh đời cay đắng buồn tủi. Biết bao người phụ nữ vì miếng cơm manh áo mà phải làm dâu xứ người, lấy chồng Hàn Quốc, Đài Loan, v.v... cũng ruột đau chín chiều khi trông về quê mẹ đấy thôi. Bởi vậy giá trị của bài ca dao là vĩnh cửu.

+1 thích
bởi Tí Vua Đệ Nhất Tiến sĩ (28.1k điểm)
Chiều chiều ra đứng ngỗ sau Trông về quế mẹ ruột đau chín chiều.

Bài ca dao thật ngắn chỉ có mười bốn chữ nhưng để lại cho em thật nhiều xúc động. Hình ảnh người phụ nữ đi lấy chồng xa cứ mỗi buổi chiều ra đứng sau nhà da diết hướng về quê mẹ cứ đọng mãi trong tâm trí em.

Bài ca dao mở đầu bằng hai tiếng chiều chiều, đây là cách mở đầu khá quen thuộc của ca dao xưa. Chiều là khoảng thời gian cuối cùng của một ngày, thường gợi buồn, gợi nhớ. Và có lẽ đây cũng là lúc người phụ nừ đã hoàn tất tất cả các công việc trong gia đình, có được giây phút rảnh rỗi để dành nhớ về quê mẹ ở cuối trời xa. Tâm trạng nhớ mong ấy không chỉ diễn ra một lần mà ngày nào cũng vậy, cứ lúc chiều về nỗi nhớ quê, nhó’ mẹ cha, em út lại trồi dậy trong lòng người con gái.

Vị trí đứng của người con gái cũng rất đặc biệt: ngõ sau. Tại sao không phải là ngõ trước? Ngõ trước đông người lại qua, không phù hợp với tâm trạng riêng tư. Đôi mắt người con gái hướng về phương xa, nơi ấy có bao nhiêu người thân yêu. Hẳn người con gái cũng muốn về thăm quê lắm chứ nhưng đầu có dễ. Gia đình chồng chắc gì đã đồng ý, với lại được phép rồi thì lại gặp phải cảnh đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo làm sao về được. Đó cũng là một phần của lí do ruột đau chín chiều. Chín chiều là sự ngổn ngang của tâm trạng, của bao điều lo lắng. Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ thường bị coi rẻ, người con gái về làm dâu nhà chồng phải chịu bao điều cơ cực cay đắng; phải làm việc quần quật đầu tắt mặt tối lại phải còn chịu những tiếng bấc tiếng chì của mẹ chồng và các anh chị em bên chồng. Tâm trạng cô đơn, buồn tủi. Mặt khác ngày xưa quan niệm con gái đã đi lấy chồng là con của người ta, bô" mẹ đẻ không có quyền can thiệp, gia đình chồng cho phép thì mới được về thăm nhà. Có người lấy chồng xa cả chục năm trời mới được về thăm quê. Hơn nữa tấm lòng người con gái lấy chồng xa không thể không lo cho cha mẹ tuổi già sức yếu mà mình lại không được ở gần để chăm sóc phụng dưỡng nên lòng lúc nào cũng lo lắng, đau xót.

Ngày nay vị trí của người phụ nữ trong xã hội đã được cải thiện. Cảnh làm dâu không còn cay đắng cơ cực như trước, nhưng không phải đã hết những cảnh đời cay đắng buồn tủi. Biết bao người phụ nữ vì miếng cơm manh áo mà phải làm dâu xứ người, lấy chồng Hàn Quốc, Đài Loan, v.v... cũng ruột đau chín chiều khi trông về quê mẹ đấy thôi. Bởi vậy giá trị của bài ca dao là vĩnh cửu.
0 phiếu
bởi
" Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
  Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy "

Bài ca dao trên với bốn chữ nhưng để lại trong lòng tôi rất nhiều ý nghĩa sâu sắc về tình anh em. Bài ca dao như thể hiện tình đoàn kết của anh em trong một nhà, cũng khẳng định kho tàng ca dao Việt Nam đa dạng và phong phú vô cùng.

Với câu " Anh em nào phải người xa/ Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân " như để nói anh em đều là những người ruột thịt, không phải người xa lạ, người dưng nước lã ,cùng sống trong một gia đình. Anh em là cùng mẹ, cùng cha, cùng một nhà, cùng bên nhau bao buồn vui cuộc sống thể hiện tình thân thiết của anh em với nhau. Điểm đặc biệt là bài ca dao sử dụng hình ảnh so sánh ví sự gắn bó của anh em với tay-chân. Tay - chân là hai bộ phận đi liền với nhau, không thể tách rời cũng như tình anh em phải luôn bên cạnh nhau, đùm bọc, giúp đỡ trong mọi hoàn cảnh. Anh em không yêu thương nhau sẽ không thể hòa thuận, sẽ luôn tranh giành nhau thứ nọ thứ kia khiến gia đình không thể hạnh phúc, bền vững.  
" Anh em hiếu thảo thuận hiền
Chớ vì đồng tiền mà mất lòng nhau "

" Anh em như chân với tay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần."

" Anh em như thể tay chân
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau " .

Câu cuối cùng của bài " hai thân vui vầy " như để nói anh em nếu thương yêu nhau thì cả hai sẽ vui vầy, không tranh cãi, gây gỗ. Cụm từ " hai thân " cũng như để nói về sự hạnh phúc của cha mẹ khi thấy anh em luôn vui vẻ, chan hòa với nhau. Hơn nữa, cũng để người khác nhìn vào nghĩ rằng bố mẹ biết dạy con, con có giáo dục tốt, bố mẹ nở mày nở mặt.

Tình anh em rất thiêng liêng, cao quý. Tình anh em là tình máu mủ, không thể vì bất cứ điều gì mà khiến chúng tách rời, anh em không thể đoàn kết. Từ bốn câu ca dao trên, người xưa muốn khuyên nhủ, dạy bảo ta  anh em cần yêu thương, tương trợ, săn sóc, bảo vệ nhau. Tình anh em luôn phải thắm thiết. Tình anh em tốt sẽ gây dựng gia đình bền vững, cuộc sống không cần lo nghĩ, gia đình an nhàn, bình yên, chan hòa. Bố mẹ cũng được an vui tuổi già

 

Các câu hỏi liên quan

+5 phiếu
3 câu trả lời 182 lượt xem
Biểu cảm về nụ cười của mẹ
đã hỏi 17 tháng 9, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi Chi Thần đồng (922 điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 180 lượt xem
1. cho A = x . ( x - 1/2 ) . Tìm x để x = 0 , x < 0 , x > 0   2 . Cho  ( x - 1/5 ) . ( y + 1/2 ) . ( z - 1/3 ) = 0 và x + 1 = y+ 2 = z + 3                Tìm x , y , z
đã hỏi 24 tháng 3, 2017 trong Toán lớp 6 bởi Chi Thần đồng (922 điểm)
0 phiếu
0 câu trả lời 186 lượt xem
1 . Tìm số nguyên x , y biết : 2x - xy = 3  và x^2 + xy = 7  2 . tìm a để mỗi biểu thức sau có giá trị là 5     a , A = -( a - 7 ) + 11    b , B = ( 4 - a ) - ( 2a - 11 ) - 4    c , C = ( 11- a ) - ( a - 21 )   3 . tìm x thuộc Z biết a , ( x + 5 ) - ( ... chứng tỏ ; với mọi số nguyên n thì  a, ( n- 1 ) . ( n + 2 ) + 12 Không chia hết cho 9 b, ( n + 2 ) . ( n + 9 ) + 21 không chia hết cho 49    
đã hỏi 12 tháng 2, 2017 trong Toán lớp 6 bởi Chi Thần đồng (922 điểm)
+1 thích
5 câu trả lời 196 lượt xem
Viết đoạn văn tả dòng sông vào mùa nước lũ
đã hỏi 9 tháng 2, 2017 trong Ngữ văn lớp 6 bởi Chi Thần đồng (922 điểm)
+1 thích
3 câu trả lời 143 lượt xem
Tìm số nguyên x , y biết :  a, 2x - xy = 3  b, x^2 + xy = 7
đã hỏi 5 tháng 2, 2017 trong Toán lớp 6 bởi Chi Thần đồng (922 điểm)
+1 thích
4 câu trả lời 174 lượt xem
Đặt câu sử dụng phép so sánh trong các trường hợp sau : a, cảnh mặt trời mọc trên biển b, quang cảnh ngày Tết c, cảnh sân trường vào giờ ra chơi d, khung cảnh xum họp gia đình vào đêm 30 Tết e, cảnh thiên nhiên mùa đông
đã hỏi 2 tháng 2, 2017 trong Ngữ văn lớp 6 bởi Chi Thần đồng (922 điểm)
+2 phiếu
2 câu trả lời 176 lượt xem
Tìm câu bị động trong đoạn sau: Trong cảm nhận của riêng em, văn học dân gian có sức hút và khả năng lôi cuốn kì lạ. ... ;n học dân gian mang lại, vẫn không có gì thay đổi được.
đã hỏi 20 tháng 5, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi ❤️~Minh_Thư~❤️ Thạc sĩ (6.4k điểm)
+2 phiếu
1 trả lời 598 lượt xem
Tìm câu bị động trong đoạn sau: Trong cảm nhận của riêng em, văn học dân gian có sức hút và khả năng lôi cuốn kì lạ. ... ;n học dân gian mang lại, vẫn không có gì thay đổi được.
đã hỏi 20 tháng 5, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi ❤️~Minh_Thư~❤️ Thạc sĩ (6.4k điểm)
+1 thích
2 câu trả lời 841 lượt xem
như câu hỏi
đã hỏi 13 tháng 2, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi Zzzzz Tiến sĩ (18.8k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 85 lượt xem
Có thể điều chế Ca bằng cách nào?
đã hỏi 24 tháng 6, 2019 trong Hóa học lớp 12 bởi dinhanh (-992 điểm)
  1. phamngoctienpy1987844

    50628 Điểm

  2. vxh2k9850

    35940 Điểm

  3. Khang1000

    29693 Điểm

  4. Tí Vua Đệ Nhất

    28073 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...