Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
+1 thích
473 lượt xem
trong Khác bởi Tí Vua Đệ Nhất Tiến sĩ (28.1k điểm)
Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?
đã đóng

5 Trả lời

+1 thích
bởi yangyangisthemost Cử nhân (4.6k điểm)
được bầu chọn là câu hỏi hay nhất bởi Tí Vua Đệ Nhất
 
Hay nhất

Nguyên nhân của thủy triều là do thủy quyển có hình cầu dẹt nhưng bị kéo cao lên ở hai miền đối diện nhau tạo thành hình ellipsoid. Một đỉnh của ellipsoid nằm trực diện với Mặt Trăng - là miền nước lớn thứ nhất, do lực hấp dẫn của Mặt Trăng gây ra. Còn miền nước lớn thứ hai nằm đối diện với miền nước lớn thứ nhất qua tâm Trái Đất, do lực li tâm tạo ra. Giữa hai nước lớn liên tiếp là nước ròng. Một khi vận tốc góc (tốc độ quay) của Trái Đất không đổi thì lực li tâm lớn nhất nằm ở nơi có bán kính quay lớn nhất khi đó là miền xích đạo của Trái Đất. Tuy nhiên bán kính quay chưa hẳn là bán kính Trái Đất tại Xích đạo, là vì: Trái Đất không hoàn toàn quay quanh trục của nó, cũng như là Mặt Trăng không hoàn toàn quay quanh Trái Đất, mà là: Hệ Trái Đất-Mặt Trăng quay xung quanh điểm trọng tâm của hệ này. Do khối lượng của Trái Đất lớn hơn của Mặt Trăng rất nhiều nên trọng tâm của hệ Trái Đất-Mặt Trăng nằm trong lòng Trái Đất, trên đường nối tâm của chúng.

Chúc bạn học tôt

Thân ái

_Mao_O:)

0 phiếu
bởi trung546 Học sinh (183 điểm)

Nước biển được giữ lại trên Trái đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt trăng và Mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, Mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương.Hàng ngày, có 2 lần thủy triều lên và 2 lần thủy triều xuống. Mỗi ngày thủy triều lại xuất hiện muộn hơn khoảng 1 giờ so với ngày hôm trước. Bởi mỗi ngày, Mặt trăng phải thực hiện một phần vòng quay luân chuyển xung quanh Trái đất nên Mặt trăng bị chênh 1 giờ mới trở lại đúng cùng một điểm cũ.

0 phiếu
bởi hoangvy Cử nhân (3.7k điểm)
đã sửa bởi yangyangisthemost
 Sự thay đổi lực hấp dẫn từ Mặt trăng (phần chủ yếu) và từ các thiên thể khác như Mặt trời (phần nhỏ) tại một điểm bất kỳ trên bề mặt Trái đất trong khi Trái đất quay đã tạo nên hiện tượng nước lên (triều lên) và nước rút (triều xuống) vào những khoảng thời gian nhất định trong một ngày.
 
0 phiếu
bởi Kirito-san Thạc sĩ (5.9k điểm)

Vì sức hút lẫn nhau giữa Mặt trăng và Trái đất có xu hướng làm cho chúng xích lại gần nhau. Nhưng sức hút này được bù bằng lực quay ly tâm của Trái đất, cũng như của Mặt trăng, xung quanh tâm quán tính của chúng.Sức hút lẫn nhau giữa Mặt trăng và Trái đất có xu hướng làm cho chúng xích lại gần nhau. Nhưng sức hút này được bù bằng lực quay ly tâm của Trái đất, cũng như của Mặt trăng, xung quanh tâm quán tính của chúng.

0 phiếu
bởi ducanh2007 Cử nhân (1.9k điểm)

Ở tâm Trái đất, lực ly tâm và lực hút từ Mặt trăng bù nhau. Nhưng đây không phải là trường hợp tại một điểm nào đó trên mặt đất vì hai lực thay đổi theo chiều ngược nhau: một điểm càng xa trọng tâm của Trái đất - Mặt trăng, lực ly tâm mà nó phải chịu sẽ càng lớn, trong khi ngược lại, sức hút của Mặt trăng giảm theo khoảng cách.

Do đó, hai lực không bù nhau trên bề mặt của Trái đất và sự chênh lệch của chúng là nguồn gốc của thủy triều: ở điểm A, lực ly tâm không đủ để cân bằng với sức hút, vì vậy A có xu hướng dịch chuyển về phía Mặt trăng. Ngược lại, ở điểm B lực ly tâm lớn hơn so với lực của Mặt trăng, do đó, B có xu hướng rời xa nó. Đó là lý do trên Trái đất có hai lần thủy triều mỗi ngày.

Hiện tượng hút vi phân này tác động đến toàn bộ bề mặt của Trái đất, nhưng chỉ sự biến dạng của đại dương là dễ nhận thấy, còn vỏ Trái đất quá rắn nên hình dạng của nó khó thay đổi. Sự biến dạng này tăng lên khi Mặt trời nằm tháng hàng với Mặt trăng và Trái đất, khi ấy thêm vào hiệu ứng thủy triều riêng của nó. Chính vì vậy vào lúc trăng non và trăng tròn thủy triều là mạnh nhất.

Hàng ngày, có 2 lần thủy triều lên và 2 lần thủy triều xuống. Mỗi ngày thủy triều lại xuất hiện muộn hơn khoảng 1 giờ so với ngày hôm trước. Bởi mỗi ngày, Mặt trăng phải thực hiện một phần vòng quay luân chuyển xung quanh Trái đất nên Mặt trăng bị chênh 1 giờ mới trở lại đúng cùng một điểm cũ.

Biên đồ của thủy triều (độ chênh lệch mực nước biển khi thủy triều lên và xuống) rất khác nhau. Ở các đại dương, biên độ này là 1m, ở các biển kín và nhỏ thì ít hơn: khoảng 30cm, nhưng ở các cửa sông và eo biển có thể lên tới 17m.

Các câu hỏi liên quan

+3 phiếu
6 câu trả lời 298 lượt xem
Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?
đã hỏi 1 tháng 10, 2017 trong Khác bởi Khách Thần đồng (1.2k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 929 lượt xem
các bạn hepl me!
đã hỏi 22 tháng 1, 2018 trong Lịch sử lớp 7 bởi danghuyentrang Học sinh (145 điểm)
+1 thích
3 câu trả lời 516 lượt xem
Hiện tượng thủy triều đỏ là gì?
đã hỏi 12 tháng 4, 2018 trong Khác bởi Tí Vua Đệ Nhất Tiến sĩ (28.1k điểm)
+3 phiếu
4 câu trả lời 156 lượt xem
Hãy nêu những hiện tượng khi trời lạnh xuống -11 độ C
đã hỏi 11 tháng 12, 2017 trong Khác bởi Tí Vua Đệ Nhất Tiến sĩ (28.1k điểm)
0 phiếu
3 câu trả lời 151 lượt xem
Thủy triều đỏ nguy hiểm như thế nào?
đã hỏi 12 tháng 4, 2018 trong Khác bởi Tí Vua Đệ Nhất Tiến sĩ (28.1k điểm)
0 phiếu
4 câu trả lời 297 lượt xem
đã hỏi 19 tháng 4, 2017 trong Địa lý lớp 6 bởi ☢๖ۣۜDragon ๖ۣۜBoy☢ Học sinh (234 điểm)
+2 phiếu
4 câu trả lời 1.0k lượt xem
Vì sao có hiện tượng ngày và đêm?
đã hỏi 3 tháng 10, 2017 trong Khác bởi Tí Vua Đệ Nhất Tiến sĩ (28.1k điểm)
0 phiếu
3 câu trả lời 365 lượt xem
trình bày các hiện tượng sóng ,thuỷ triều ,dòng biển
đã hỏi 16 tháng 4, 2022 trong Địa lý lớp 6 bởi tanuhanguyen02321 (-45 điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 239 lượt xem
0 phiếu
1 trả lời 107 lượt xem
đã hỏi 15 tháng 5, 2020 trong Khác bởi YasuoVN Thạc sĩ (7.1k điểm)
  1. Darling_274

    20 Điểm

  2. minhquanhhqt160

    15 Điểm

  3. lueyuri009730

    15 Điểm

  4. lenguyenducminh05102011227

    5 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...