Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
+2 phiếu
trong Địa lý lớp 6 bởi khoiclip Học sinh (252 điểm)
soạn  Bài 13: Địa hình bề mặt trái đất ( lớp 6)
đã đóng
bởi Tí Vua Đệ Nhất Tiến sĩ (28.1k điểm)
Tick mình nha!
+! cho bạn nà!

1 Câu trả lời

+2 phiếu
bởi Tí Vua Đệ Nhất Tiến sĩ (28.1k điểm)
được bầu chọn là câu hỏi hay nhất bởi khoiclip
 
Hay nhất

1. Núi và độ cao của núi

  • Núi là dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên bề mặt đát, có độ cao trên 500m
  • Núi có 3 bộ phân: Đỉnh núi, sườn núi và chân núi.
  • Phân loại núi (theo độ cao tuyệt đối):
    • Núi thấp: dưới 1000m
    • Núi trung bình: 1000 – 2000m
    • Núi cao: Trên 2000m.

 

2. Núi già và núi trẻ

  • Căn cứ vào thời gian hình thành và hình dạng của núi người ta phân ra núi già và núi trẻ.

Bài 13: Địa hình bề mặt trái đất – sgk Địa lí 6 trang 42

 

3. Địa hình Caxtơ và các hang động.

  • Địa hình Caxtơ là loại địa hình đặc biệt của vùng núi đá vôi.
  • Địa hình đá vôi có nhiều hình dạng khác nhau, phổ biến là đỉnh nhọn, sườn dốc.
  • Trong vùng núi đá vôi có nhiều hang động đẹp, có thể phát triển du lịch
  • Ví dụ: Ở Việt Nam có động Phong Nha ở Quảng Bình, động Tam Thanh ở Lạng Sơn.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học

Trang 42 sgk Địa lí 6

Quan sát hình 34 hãy cho biết cách tính độ cao tuyệt đối của núi (3) khác với cách tính độ cao tương đối (1) và (2) của núi như thế nào?

Bài 13: Địa hình bề mặt trái đất – sgk Địa lí 6 trang 42

Giải: 

Để tính độ cao của núi, thông thường ta có hai cách đó là tính độ cao tương đối và độ cao tuyệt đối.

  • Để tính độ cao tương đối ta tính bằng cách đo theo chiều thẳng đứng từ đỉnh núi lên chân núi.
  • Để tính độ cao tuyệt đối ta tính bằng cách đo theo chiều thẳng đứng từ đỉnh núi đến mực nước biển trung bình.

Trang 43 sgk Địa lí 6

Quan sát hình 35, cho biết: các đỉnh núi, sườn núi và thung lũng của núi già và núi trẻ khác nhau như thế nào?

Bài 13: Địa hình bề mặt trái đất – sgk Địa lí 6 trang 42

Giải: 

Quan sát hình 35 ta thấy:

  • Ở núi trẻ: Có độ cao lớn, có các đỉnh cao nhọn, sườn dốc thung lũng sâu.
  • Ở núi già: Độ cao thấp, đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng rộng.

Trang 44 sgk Địa lí 6

Quan sát hình 38, hãy mô tả lại những gì em thấy ở trong hang động?

Giải:

Quan sát hình 38 ta thấy: Đây là các dạng địa hình có hình thù rất đặc biệt. Các khối núi không cao, có vách dụng đứng, đỉnh nhọn và khá gồ ghề.

Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học

Câu 1: Trang 45 sgk Địa lí 6

Hãy nêu rõ sự khác biệt giữa cách đo độ cao tương đối và cách đo độ cao tuyệt đối.

Giải:

Để đo độ cao của núi, người ta thường đo bằng hai cách, đo độ cao tuyệt đối hoặc đo độ cao tương đối. Hai cách đo này có sự khác biệt nhau và không giống nhau.

Đối với cách đo độ cao tương đối, người ta tiến hành đo theo chiều thẳng đứng từ đỉnh núi lên chân núi.

Trong khi đó, nếu muốn đo độ cao tuyệt đối người ta lại tiến hành đo theo chiều thẳng đứng từ đỉnh núi đến mực nước biển trung bình.

Câu 2: Trang 45 sgk Địa lí 6

Trình bày sự phân loại núi theo độ cao?

Giải:

- Căn cứ vào độ cao, người ta phân ra thành: Núi cao, núi trung bình và núi thấp.

  • Núi cao: Trên 2000m.
  • Núi trung bình: 1000 – 2000m
  • Núi thấp: dưới 1000m

Câu 3: Trang 45 sgk Địa lí 6

Núi già và núi trẻ khác nhau ở những điểm nào?

Giải:

Bài 13: Địa hình bề mặt trái đất – sgk Địa lí 6 trang 42

Câu 4: Trang 45 sgk Địa lí 6

Địa hình núi đá vôi có những đặc điểm gì?

Giải:

Địa hình Caxtơ là địa hình đặc biệt của vùng núi đá vôi. Các ngọn núi ở đây thừng lởm chởm, sắc nhọn.  Địa hình chủ yếu là các hang động rộng và dài trong các khối núi. Đó là những cảnh đẹp tự nhiên, thu hút nhiều khách du lịch tham quan. Ví dụ ở nước ta có các hang động nổi tiếng như động Phong Nha, động Tam Thanh…

Sưu Tầm!

 

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
1 trả lời
Ý nào sau đây không đúng với tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất? A. Các lớp đá b&#7883 ... loại đá. D. Gây ra hiện tượng động đất, núi lửa.
đã hỏi 11 tháng 2, 2022 trong Địa lý lớp 6 bởi vxh2k9850 Phó giáo sư (35.9k điểm)
0 phiếu
1 trả lời
0 phiếu
5 câu trả lời
Hãy nêu một số ví dụ về tác động của ngoại lực đến địa hình trên bề mặt Trái Đất.  
đã hỏi 7 tháng 7, 2017 trong Địa lý lớp 6 bởi ❖MaxB✥RÖŸ♚ Cử nhân (3.0k điểm)
+1 thích
3 câu trả lời
0 phiếu
2 câu trả lời
A. Các vận động kiến tạo, các hoạt động động đất, núi lửa B. Hiện tượng El Nino C. Hiện tượng bão lũ D. Hiện tượng xói mòn, sạt lở đất
đã hỏi 9 tháng 11, 2021 trong Khác bởi Zake Tiến sĩ (18.3k điểm)
0 phiếu
1 trả lời
- Vẽ mô hình các đai khí áp cao và thấp trên bề mặt Trái Đất?
đã hỏi 7 tháng 4, 2017 trong Địa lý lớp 6 bởi ♛⊰๖ۣۜHà ๖ۣۜPɧưσηɢ⊱♛ Thạc sĩ (8.3k điểm)
  1. monmon70023220

    631 Điểm

  2. Darling_274

    160 Điểm

  3. minhquanhhqt160

    113 Điểm

  4. tngnhatganh117

    94 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...