Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
+2 phiếu
203 lượt xem
trong Công nghệ lớp 10 bởi anhthh_823 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (15.4k điểm)

1 Câu trả lời

+1 thích
bởi Bùi Hoàng Vũ Thành Cử nhân (2.2k điểm)
Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến Việt Nam

a. Tác động tới yếu tố tự nhiên và môi trường

Sự gia tăng nhiệt độ khí quyển làm cho khí hậu các vùng ở nước ta nóng lên, kết hợp với sự suy giảm lượng mưa làm cho nhiều khu vực khô hạn hơn. Năm 2010, nhiệt độ có khả năng tăng khoảng 0,3 - 0,50C và mực nước biển tăng thêm 9cm; tương tự, từ 1,1 - 1,80 C và 45cm vào năm 2100. Những khu vực có nhiệt độ tăng cao nhất là vùng núi Tây Bắc, Đông Bắc và Bắc Trung Bộ, nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,1 - 0,30C/thập niên. So với hiện nay, vào năm 2070, dòng chảy sông/năm biến đổi trong khoảng từ +5,8 đến -19% đối với sông Hồng và từ +4,2 đến -14,5% đối với sông Mê Kông; dòng chảy kiệt biến đổi trong khoảng từ -10,3 đến -14,5% đối với sông Hồng và từ -2,0 đến -24, 0% đối với sông Mê Kông; dòng chảy lũ biến đổi trong khoảng từ +12,0 đến 0,5% đối với sông Hồng và từ +15,0 đến 7,0% đối với sông Mê Kông. Xâm nhập mặn nước sông có thể lấn sâu nội địa tới 50 - 70km, tiêu diệt và phá huỷ nhiều loài sinh vật nước ngọt, 36 khu bảo tồn; trong đó, có 8 vườn quốc gia, 11 khu dự trữ thiên nhiên sẽ nằm trong diện tích bị ngập. Hệ thống sinh thái cũng bị tác động tiêu cực; tại 2 vùng đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long, các hệ sinh thái rừng và đất ven biển sẽ chịu nhiều thiệt hại.

b. Tác động tới phát triển kinh tế

BĐKH tác động đến hầu hết các ngành kinh tế, trong đó ngành nông - lâm nghiệp ảnh hưởng nhiều nhất.

Có thể nêu ra hai khía cạnh bị tác động lớn nhất.

Tần suất xuất hiện ngày càng nhiều các hiện tượng thiên tai như bão, lũ lụt, mưa lũ tăng tạo nguy cơ ngập lụt đối với các vùng đất thấp, điển hình như đồng bằng sông Cửu Long, tình trạng nhiễm mặn, nhiễm phèn trên diện rộng làm thiệt hại đến mùa màng; hạn hán thường xảy ra vào mùa khô, nắng nóng, lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa nhiều lần đã làm cây trồng khô héo nhanh chóng, có thể dẫn tới làm chết cây trồng hàng loạt. Nhiều kết quả nghiên cứu đã cho thấy, trong mùa khô, độ ẩm của đất ở các vùng không có cây che phủ chỉ bằng 1/3 so với độ ẩm của đất ở những nơi có rừng che phủ, nhiệt độ trên bề mặt đất có thể tăng cao tới 50-60oC vào buổi trưa hè. Những đặc điểm cơ lý của đất như độ tơi xốp, độ liên kết, độ thấm, hàm lượng các chất dinh dưỡng và hàm lượng vi sinh bị giảm đi đáng kể, đất trở nên khô, cứng, bị nén chặt, không thích hợp với trồng trọt. Hàng triệu héc ta đất trống, đồi trọc mất rừng lâu năm, đất mặn bị biến đổi cấu tạo và lý hoá tính, trở nên dễ bị xói lở, rửa trôi mạnh, tích tụ sắt nhôm gây nên hiện tượng kết vón và đá ong hoá, đất loại này hoàn toàn mất sức sản xuất nông, lâm nghiệp. Chỉ tính riêng đợt rét kéo dài 33 ngày đầu năm 2008, theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đã có 33.000 con trâu, bò, 34.000 ha lúa đã cấy, hàng chục ngàn ha mạ non, nhiều đầm nuôi tôm ở tất cả các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ đã chết và ước tính thiệt hại lên tới hàng ngàn tỉ đồng. Hệ sinh thái rừng bị ản hưởng theo các chiều hướng khác nhau, nước biển dâng làm giảm diện tích rừng ngập mặn, tác động xấu đến rừng tràm, rừng trồng trên đất nhiễm phèn ở các tỉnh Nam Bộ. Ranh giới rừng nguyên sinh cũng như rừng thứ sinh có thể dịch chuyển, nguy cơ diệt chủng của động vật và thực vật gia tăng, một số loài thực vật quan trọng như trầm hương, hoàng đà, pơ mu, gỗ đỏ, lát hoa, gụ mật… có thể bị suy kiệt. Nhiệt độ và mức độ khô hạn gia tăng làm tăng nguy cơ cháy rừng, phát triển sâu bệnh, dịch bệnh… Qũy đất canh tác nông nghiệp nói chung, đất trồng lúa nói riêng bị thu hẹp đáng kể vì phần lớn đất trồng lúa nằm ở vùng đất thấp tại đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long, ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất lương thực; mất nơi sinh sống thích hợp của một số loài thuỷ sinh nước ngọt, cùng với nguy cơ nguồn nước sông bị suy giảm về lưu lượng, dẫn đến việc giảm năng lực nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long. BĐKH cũng gây nhiều tác động tiêu cực tới trữ lượng các bãi cá và nghề đánh bắt trên các vùng biển nước ta. Cường độ mưa lớn làm cho nồng độ muối giảm đi trong một thời gian ngắn dẫn đến sinh vật nước lợ và ven bờ, đặc biệt là loài nhuyễn thể hai vỏ (nghêu, ngao, sò…) bị chết hàng loạt do không chống chịu nổi với nồng độ muối thay đổi. Các loại cá nhiệt đới kém giá trị kinh tế tăng, ngược lại các loại cá cận nhiệt đới có giá trị kinh tế cao bị giảm hoặc mất hẳn. Thay đổi nhiệt độ còn là dịch bệnh xảy ra cho nhiều loại cây trồng, vật nuôi, cùng với môi trường nước xấu đi, là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loài vi sinh vật gây hại.

c. Tác động đối với đời sống - xã hội

Ở nước ta trong những năm gần đây, số lượng người mất nhà cửa và kinh tế lâm vào khó khăn sau mỗi trận bão, lũ lụt… là rất lớn. Điển hình là cơn bão số 4 năm 2008 đã làm 162 người chết, làm sập, hỏng 11.500 căn nhà, trường học, gây ngập úng 27.200 ha lúa và hoa màu, làm sạt trôi và bồi lấp 2,3 triệu khối đất đá trên các công trình giao thông, thủy lợi và các khu nuôi trồng thủy sản, làm chết 28.000 gia súc, gia cầm, thiệt hại lên tới 1.900 tỉ đồng. Hậu quả của thiên tai không chỉ dừng lại ở đó, ảnh hưởng của chúng còn tồn tại sau một thời gian dài, chất lượng sống con người ảnh hưởng nghiêm trọng do thiếu ăn, thiếu nhà ở, y tế và giáo dục không đảm bảo.

Mới đây, theo báo cáo của Uỷ ban liên quốc gia về BĐKH đã khẳng định, BĐKH gây tử vong và bệnh tật thông qua hậu quả của các dạng thiên tai như sóng nhiệt/nóng, bão, lũ lụt, hạn hán… nhiều bệnh, dịch gia tăng dưới tác động của sự thay đổi nhiệt độ và hoàn cảnh sống, nhất là các bệnh truyền qua vật trung gian, như sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, các bệnh đường ruột và các bệnh khác… Những bệnh này, đặc biệt phát tán nhanh ở các vùng kém phát triển, đông dân cư và có tỉ lệ đói, nghèo cao thuộc các nước đang phát triển. Nước ta, trong thời gian qua cũng đã xuất hiện một số bệnh mới ở người và động vật (cúm gia cầm, bệnh lợn tai xanh…), nhiều bệnh có diễn biến phức tạp và bất thường hơn (sốt xuất huyết) và gây ra nhiều thiệt hại đáng kể.

Về giao thông vận tải, thông tin liên lạc bị gián đoạn, các cơ sở hạ tầng, mạng thông tin bị hư hại nghiêm trọng sau những trận thiên tai. Việc củng cố, khắc phục sau các sự cố do BĐKH gây ra hết sức khó khăn, tốn kém nhiều thời gian và kinh phí.

*. Các giải pháp ứng phó với thiên tai do tác động của biến đổi khí hậu

a. Để ứng phó với bão, lũ lụt trên toàn lãnh thổ và nước dâng do bão ở các vùng ven biển cần thực thi một số giải pháp:

- Thực hiện đầy đủ và có hiệu quả phương châm 4 tại chỗ (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ).

- Tăng cường công tác dự báo thời tiết trên cơ sở hiện đại hoá ngành khí tượng thủy văn (cả về con người và cơ sở vật chất).

- Tăng cường công tác thông tin thời tiết trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là hệ thống phát thanh để đến được các vùng sâu, vùng xa, ngư trường, hải đảo…

- Tăng cường cơ sở vật chất và mạng lưới cứu hộ thiên tai bão, lũ, đặc biệt là vùng núi, ven biển, hải đảo và các ngư trường biển.

- Nhà nước quy hoạch, xây dựng các khu vực tránh bão, tránh lũ, vận động người dân (có điều kiện kinh tế) xây nhà kiên cố, nhà cao tầng nhằm hạn chế tối đa tổn thất về người và của. Từng địa phương, vùng có phương án, tổ chức diễn tập theo phương án và tổ chức tốt cho người dân di chuyển đến nơi cao và an toàn trước các trận bão và lũ lụt, nước dâng có cường độ lớn.

- Nhà nước có kế hoạch từng bước nâng cấp hệ thống đê biển, đê sông, trồng cây chắn sóng, trồng rừng ngập mặn ngoài đê để hạn chế tác động của bão, lũ và nước dâng.

- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục vận đồng người dân nâng cao nhận thức và áp dụng các kĩ thuật giảm nhẹ, thích ứng với tình huống.

- Thực hiện huy động kinh phí của xã hội và các tổ chức quốc tế hỗ trợ cho các khu dân cư xây dựng các biện pháp phòng ngừa và khắc phục hậu quả.

- Tiến hành các giải pháp giảm thiểu tác động của xói lởi như điều tra hiện trạng, xây dựng giải pháp kĩ thuật phòng chống xói lở, đầu tư kiên cố hoá một số đoạn đê xung yếu, quy hoạch các điểm dân cư, các dự án kinh tế - xã hội vùng có nguy cơ xói lở, tổ chức và huy động sự tham gia của cộng đồng vào công tác bảo vệ, duy tu đê điều hàng năm; đối với khu vực không có đê, cần tổ chức di dân ra khỏi vùng có nguy cơ sạt lở trong mùa mưa bão.

b. Các giải pháp ứng phó với nguy cơ thiếu nước ngọt và xâm nhập mặn, có thể áp dụng giải pháp trực tiếp và giải pháp hỗ trợ:

- Về nhóm giải pháp trực tiếp bao gồm:

+ Xây dựng các hệ thống đê bao và bờ ngăn chống lũ và xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long, kiên cố hoá và nâng cao đê biển, đê chắn lũ ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng Trung Bộ.

+ Thúc đẩy ngư nghiệp thông qua ươm, nuôi, đa dạng hoá các mô hình thực tiễn nuôi các loài thủy sản có khả năng chịu mặn ở các vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng và các vùng khác.

+ Mở rộng diện tích rừng ngập mặn ở vùng ven biển, ven sông có sự tham gia của cộng đồng địa

phương.

+ Xây dựng các trạm khai thác nước sạch và cung cấp nước sạch cho các cộng đồng vùng ven biển với

các phương án công nghệ: khai thác nước ngầm tầng sâu ở vùng đồng bằng ven biển; xây dựng các hồ chứa nước ngọt ở vùng cao liền kề; lọc nước mặn bằng công nghệ thẩm thấu ngược.

- Về nhóm các giải pháp hỗ trợ gồm:

+ Giảm thiểu hiện tượng nhiễm mặn đồng bằng thông qua chính sách quản lý và bảo vệ lưu vực sông.

Trong đó, đặc biệt quan tâm đến hợp tác quốc tế trong quản lý lưu vực sông Mê Kông, sông Hồng.

+ Đối với các sông miền Bắc và miền Trung cần xây dựng quy trình vận hành điều phối các hồ chứa thủy lợi, thuỷ điện đầu nguồn.

+ Thúc đẩy nghiên cứu các giống cây trồng có khả năng chống, chịu mặn, ngập úng nhằm chuẩn bị để thích ứng với những biến đổi trong tương lai. Đồng thời, tìm kiếm, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm (đặc biệt là các kiến thức bản địa) về thích ứng với khả năng BĐKH và thích nghi với nhiễm mặn, nhiễm phèn…

+ Đưa vấn đề BĐKH vào chương trình học tập ở cấp trung học trở lên, phổ biến thông tin về BĐKH và các giải pháp thích ứng, ứng phó khẩn cấp và nâng cao nhận thức về các thảm hoạ liên quan đến thiên tai, khí hậu.

c. Hợp tác quốc tế ứng phó với BĐKH trái đất

- Việt Nam cần thoả thuận kí kết các hiệp định đa phương, song phương về hỗ trợ tài chính và chuyển giao công nghệ mới, thân thiện với môi trường và phối hợp, xây dựng, thực hiện các dự án CDM nhằm phục vụ phát triển bền vững và giảm phát thải khí nhà kính.

- Nhà nước cần tăng cường hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực BĐKH và thoả thuận hợp tác về cơ chế phát triển sạch, đẩy mạnh hợp tác tài chính, công nghệ và xây dưng năng lực trong giai đoạn mới sau Nghị định thư Kyoto, tích cực tham gia các cuộc hội thảo, hội nghị và đàm phán quốc tế về các vấn đề liên quan đến BĐKH.

- Xây dựng các danh mục dự án thuộc lĩnh vực BĐKH để kêu gọi tài trợ và thiếp nhận công nghệ từ các nước công nghiệp và các nước phát triển.

- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong đào tạo, nâng cao năng lực thông qua đầu tư trực tiếp, tư vấn và xây dựng các hệ thống cảnh báo sớm.

- Tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế về BĐKH để nghiên cứu, xây dựng và thực hiện có hiệu quả Chương trình Mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH.

- Việt Nam cần tham gia hợp tác tích cực trong các dự án và chương trình liên quan đến BĐKH khu vực, như Tuyên bố Singapore về biến đổi khí hậu, năng lượng và môi trường; Hợp tác các nước Tiểu vùng sông Mê Kông về quản lý lưu vực và tài nguyên nước sông Mê Kông; Hợp tác với Trung Quốc về quản lý nước theo lưu vực sông Hồng, sông Đà.

Các câu hỏi liên quan

+1 thích
2 câu trả lời 157 lượt xem
Nếu những ảnh hưởng xấu của hiện tượng tăng hiệu ứng nhà kính. Liên hệ với thực trạng khí hậu hiện nay. Bản thân em sẽ phải làm gì để hạn chế tình trạng đó ?
đã hỏi 2 tháng 12, 2016 trong Địa lý lớp 7 bởi honghn6789 Học sinh (157 điểm)
+1 thích
2 câu trả lời 4.7k lượt xem
+1 thích
2 câu trả lời 2.7k lượt xem
  1. Darling_274

    20 Điểm

  2. minhquanhhqt160

    15 Điểm

  3. lueyuri009730

    15 Điểm

  4. lenguyenducminh05102011227

    5 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...