Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
+3 phiếu
196 lượt xem
trong Khác bởi Tí Vua Đệ Nhất Tiến sĩ (28.1k điểm)
Liệu có thể kéo chốt lựu đạn bằng răng như trong phim?

3 Trả lời

+1 thích
bởi _Nguyễn Thu Hương_ Thạc sĩ (6.1k điểm)

Có thể nhiều người trong chúng ta đã bị đánh lừa bởi chi tiết dùng răng cắn và rút chốt an toàn của lựu đạn trong những bộ phim hành động. Nhưng thực tế, điều đó liệu có thể xảy ra hay không?

Lựu đạn là một trong những loại vũ khí vô cùng quan trọng trong mỗi cuộc chiến tranh. Cho đến nay, lựu đạn vẫn còn được sử dụng và không ngừng được cải tiến để tăng tính sát thương cao hơn.

Cấu tạo của một quả lựu đạn gồm vỏ kim loại, phần ruột rỗng và bên trong chứa thuốc súng. Theo Wikipedia, khi rút chốt an toàn đuôi kim hỏa bật lên đầu mỏ vịt, lò xo kim hỏa bung ra đẩy kim hỏa chọc vào hạt lửa. Hạt lửa đốt cháy thuốc cháy chậm, sau đó phụt lửa vào kíp nổ của lựu đạn.

Bên cạnh là một lại vũ khí sát thương đơn thuần, lựu đạn cũng là biểu tượng cho sự nhanh trí và kỹ năng xử lý thông minh của các binh sỹ trong chiến đấu.

Rút chốt lựu đạn bằng răng
Việc rút một quả lựu đạn sẽ cần khá nhiều lực cánh tay thì mới có thể rút được chốt.

Thế nhưng khi được đưa lên phim ảnh, một số chi tiết đặc biệt là cách sử dụng lựu đạn lại bị các đạo diễn và nhà làm phim cường điệu một cách quá mức. Trong rất nhiều bộ phim, hẳn bạn đã thấy thấp thoáng những phân cảnh rút chốt lựu đạn bằng răng và ném về phía quân địch. Nhưng hóa ra, đó không hoàn toàn là sự thật.

Trước hết cần hiểu rằng, phạm vi sát thương của lựu đạn khá nhỏ và bạn cần phải dùng rất nhiều lực để ném nó đi. Trong một quả lựu đạn cũng không có quá nhiều chất nổ. Điều đó có nghĩa rằng, vũ khí này chỉ có thể tiêu diệt kẻ thù khi ở phạm vi gần. Ngoài ra, bạn cũng không thể ném lựu đạn quá gần hoặc quá cao. Bởi mục tiêu sẽ có cơ hội ném nó trở lại vị trí chỗ bạn.

Sau đó cần hiểu rằng, chốt an toàn của lựu đạn thường cấu tạo kéo căng rộng ra. Điều này giúp chốt an toàn sẽ không dễ bị rút ra một cách vô tình hoặc rơi ra ngoài. Trong lúc chiến đấu, việc rút một quả lựu đạn sẽ cần khá nhiều lực cánh tay thì mới có thể rút được chốt.

Tất nhiên, lựu đạn được thiết kế đảm bảo mọi binh sỹ từ người bình thường đến lực lưỡng đều có thể rút chốt dễ dàng mà không gặp quá nhiều khó khăn. Theo ước tính, một quả lựu đạn M67 của Mỹ sẽ cần ít nhất 3-5kg lực để tháo chốt. Một mức lực không quá khó nhưng cũng không dễ để dùng răng, trừ phi người đó phải có một cơ hàm rất khỏe và là người có tập luyện khí công.

Đặc biệt, loại lựu đạn của Nga thậm chí còn khó rút chốt bằng răng hơn. Sau này, có nhiều loại lựu đạn với cơ chế rút chốt phức tạp hơn ví dụ như SFG87 của Singapore phải xoắn trước khi rút chốt. Chính bởi vậy, việc rút chốt không hề đơn giản như trong phim. Hơn hết nếu đôi tay vẫn còn lành lặn thì việc rút chốt an toàn lựu đạn bằng tay vẫn là hiệu quả nhất trong chiến đấu.

0 phiếu
bởi ngố ngây ngô Thạc sĩ (8.4k điểm)

Không thể dùng răng, trừ phi người đó phải có một cơ hàm rất khỏe và là người có tập luyện khí công.

0 phiếu
bởi Trương Hàn ● Ban Quản Trị Tiến sĩ (13.6k điểm)

Có thể nhiều người trong chúng ta đã bị đánh lừa bởi chi tiết dùng răng cắn và rút chốt an toàn của lựu đạn trong những bộ phim hành động. Nhưng thực tế, điều đó liệu có thể xảy ra hay không?

Lựu đạn là một trong những loại vũ khí vô cùng quan trọng trong mỗi cuộc chiến tranh. Cho đến nay, lựu đạn vẫn còn được sử dụng và không ngừng được cải tiến để tăng tính sát thương cao hơn.

Cấu tạo của một quả lựu đạn gồm vỏ kim loại, phần ruột rỗng và bên trong chứa thuốc súng. Theo Wikipedia, khi rút chốt an toàn đuôi kim hỏa bật lên đầu mỏ vịt, lò xo kim hỏa bung ra đẩy kim hỏa chọc vào hạt lửa. Hạt lửa đốt cháy thuốc cháy chậm, sau đó phụt lửa vào kíp nổ của lựu đạn.

Bên cạnh là một lại vũ khí sát thương đơn thuần, lựu đạn cũng là biểu tượng cho sự nhanh trí và kỹ năng xử lý thông minh của các binh sỹ trong chiến đấu.

Rút chốt lựu đạn bằng răng
Việc rút một quả lựu đạn sẽ cần khá nhiều lực cánh tay thì mới có thể rút được chốt.

Thế nhưng khi được đưa lên phim ảnh, một số chi tiết đặc biệt là cách sử dụng lựu đạn lại bị các đạo diễn và nhà làm phim cường điệu một cách quá mức. Trong rất nhiều bộ phim, hẳn bạn đã thấy thấp thoáng những phân cảnh rút chốt lựu đạn bằng răng và ném về phía quân địch. Nhưng hóa ra, đó không hoàn toàn là sự thật.

Trước hết cần hiểu rằng, phạm vi sát thương của lựu đạn khá nhỏ và bạn cần phải dùng rất nhiều lực để ném nó đi. Trong một quả lựu đạn cũng không có quá nhiều chất nổ. Điều đó có nghĩa rằng, vũ khí này chỉ có thể tiêu diệt kẻ thù khi ở phạm vi gần. Ngoài ra, bạn cũng không thể ném lựu đạn quá gần hoặc quá cao. Bởi mục tiêu sẽ có cơ hội ném nó trở lại vị trí chỗ bạn.

Sau đó cần hiểu rằng, chốt an toàn của lựu đạn thường cấu tạo kéo căng rộng ra. Điều này giúp chốt an toàn sẽ không dễ bị rút ra một cách vô tình hoặc rơi ra ngoài. Trong lúc chiến đấu, việc rút một quả lựu đạn sẽ cần khá nhiều lực cánh tay thì mới có thể rút được chốt.

Tất nhiên, lựu đạn được thiết kế đảm bảo mọi binh sỹ từ người bình thường đến lực lưỡng đều có thể rút chốt dễ dàng mà không gặp quá nhiều khó khăn. Theo ước tính, một quả lựu đạn M67 của Mỹ sẽ cần ít nhất 3-5kg lực để tháo chốt. Một mức lực không quá khó nhưng cũng không dễ để dùng răng, trừ phi người đó phải có một cơ hàm rất khỏe và là người có tập luyện khí công.

Đặc biệt, loại lựu đạn của Nga thậm chí còn khó rút chốt bằng răng hơn. Sau này, có nhiều loại lựu đạn với cơ chế rút chốt phức tạp hơn ví dụ như SFG87 của Singapore phải xoắn trước khi rút chốt. Chính bởi vậy, việc rút chốt không hề đơn giản như trong phim. Hơn hết nếu đôi tay vẫn còn lành lặn thì việc rút chốt an toàn lựu đạn bằng tay vẫn là hiệu quả nhất trong chiến đấu.

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
2 câu trả lời 729 lượt xem
Tại sao lựu đạn xưa lại có rãnh trong khi một số loại mới lại hoàn toàn trơn bóng?
đã hỏi 16 tháng 8, 2018 trong Khác bởi Tí Vua Đệ Nhất Tiến sĩ (28.1k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 427 lượt xem
0 phiếu
2 câu trả lời 2.5k lượt xem
đã hỏi 12 tháng 1, 2022 trong Khác bởi PTG Tiến sĩ (22.4k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 1.4k lượt xem
đã hỏi 12 tháng 1, 2022 trong Khác bởi PTG Tiến sĩ (22.4k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 488 lượt xem
đã hỏi 12 tháng 1, 2022 trong Khác bởi PTG Tiến sĩ (22.4k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 326 lượt xem
đã hỏi 12 tháng 1, 2022 trong Khác bởi PTG Tiến sĩ (22.4k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 460 lượt xem
0 phiếu
1 trả lời 474 lượt xem
đã hỏi 12 tháng 1, 2022 trong Khác bởi PTG Tiến sĩ (22.4k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 211 lượt xem
Tại sao vỏ đạn thường làm bằng đồng chứ không phải thép hay, nhôm, chì?
đã hỏi 30 tháng 4, 2020 trong Khác bởi Tí Vua Đệ Nhất Tiến sĩ (28.1k điểm)
+1 thích
4 câu trả lời 134 lượt xem
Liệu chúng ta có thể bảo quản trứng bằng cách đông lạnh không?
đã hỏi 23 tháng 8, 2018 trong Khác bởi Tí Vua Đệ Nhất Tiến sĩ (28.1k điểm)
  1. nguyenmanh04102009212

    166 Điểm

  2. tnk11022006452

    120 Điểm

  3. minhquanhhqt160

    64 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4-10: 20.000 đồng
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...