Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
+1 thích
trong Địa lý lớp 9 bởi anhthh_823 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (15.4k điểm)

1 Câu trả lời

0 phiếu
bởi _Nguyễn Ngọc Ánh_ Thần đồng (1.2k điểm)

Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi: Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng chiều hướng giảm xuống từ sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 và dấu hiệu hồi phục còn chậm, năm 2014 giá trị sản xuất ngành chăn nuôi (theo giá so sánh 2010) đạt 15.4015 tỷ đồng tăng 4,1% so với năm 2013.

Về phát triển trang trại chăn nuôi: bảng số liệu dưới cho thấy, trang trại chăn nuôi chiếm tỷ trọng cao trong tổng số lượng trang trại nông nghiệp cả nước, và hiện nay tỷ trọng này đang có chiều hướng tăng lên. Năm 2013 cả nước có 9.026 trang trại chăn nuôi (bằng 38,72 tổng số trang trại nông nghiệp), 2 vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ có nhiều trang trại nhất (tương ứng có 3.709 và 2.204 trang trại). Tuy nhiên theo ước tính của Hội Chăn nuôi Việt Nam Nam cả nước hiện có khoảng 20.000 trang trại chăn nuôi, do thực tế là số liệu của Tổng cục Thống kê là số trang trại có báo cáo doanh thu theo hóa đơn, chứng từ, còn khá nhiều trang trại chăn nuôi không có báo cáo doanh thu hàng năm, nên không được đưa vào báo cáo của Tổng cục Thống kê. Ví dụ vùng Đông Nam bộ, riêng tỉnh Đồng Nai năm 2014 đã có 2.675 trang trại, vùng Đồng bằng sông Hồng, riêng Hà Nội đã có 1.403 trang trại. 

Tuy nhiên, theo báo cáo của Cục Chăn nuôi, hiện nay phổ biến nhất vẫn là trang trại quy mô chăn nuôi theo hộ gia đình, nên đa số hoạt động manh mún, nhỏ lẻ. Kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê cho thấy: Trong số 4.131,6 ngàn hộ nuôi lợn thì số hộ nuôi quy mô nhỏ (<10 lợn/hộ) chiếm tới 86,4% tổng số hộ, nhưng chỉ sản xuất 34,2% tổng sản lượng thịt lợn. Còn về gia cầm: tổng số 7.864,7 ngàn hộ, số hộ nuôi quy mô (< 100 con gia cầm/hộ) chiếm tới 89,62%, nhưng chỉ sản xuất 30% tổng sản lượng thịt gia cầm. Thực tiễn đã chứng minh, chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ thường chịu rủi ro rất cao do không được kiểm soát và hỗ trợ cung cấp thông tin về dịch bện, giá cả, thiếu kỹ thuật chăn nuôi, thường chỉ dựa vào kinh nghiệm tích lũy và it được tập huấn, phổ biến các kiến thức, hướng dẫn mới về chăn nuôi, không có sự am hiểu cơ bản về VSATTP. Ngoài ra, chăn nuôi tại Việt Nam theo cả phương thức trang trại và quy mô hộ gia đình vẫn chưa tạo được vùng hàng hóa tập trung, chưa chú trọng đến việc xây dựng quy trình sản xuất theo chuỗi để giảm chi phí, giá thành, nâng cao lợi nhuận.</span>

Về đầu vào của ngành chăn nuôi Việt Nam: Đầu vào còn phụ thuộc khá nhiều vào nước ngoài. Khâu sản xuất giống, người chăn nuôi vẫn trong tình trạng khan hiếm con giống (nhất là con giống có chất lượng), giá cao khiến việc khôi phục đàn gia súc, gia cầm trong giai đoạn vừa qua gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, tuy nguồn con giống nhập khẩu có chất lượng tốt nhưng phải đảm bảo các quy trình kỹ thuật chăn nuôi hiện đại mới phát triển tốt. Trong khi đó, các trang trại của Việt Nam quy mô nhỏ, những tiêu chuẩn kỹ thuật về chuồng trại thiếu đồng bộ gây khó khăn cho việc vệ sinh, sát trùng, áp dụng các biện pháp vệ sinh an toàn sinh học trong phòng trị bệnh và không phù hợp cho việc áp dũng kỹ thuật tiên tiến trong quản lý chăm sóc theo đàn. Bên cạnh đó, năm 2014, Việt Nam đã nhập 11,7 triệu tấn nguyên liệu các loại để sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản (trong đó có 5,368 triệu tấn thức ăn giàu đạm, 5,913 triệu tấn nguyên liệu giàu năng lượng và gần 400 tấn nguyên liệu thức ăn bổ sung). Kim ngạch nhập khẩu là 4,8 tỷ USD. Thời gian gần đây, nước ta phải nhập tới 90% các loại nguyên liệu thức ăn giàu đạm như: khô dầu đậu tương, bột thịt-xương, bột cá; riêng khoáng vi lượng, vitamin nhập 100%. Theo Liên minh Nông nghiệp, hiện nay 80% các loại vacxin được phép lưu hành tại Việt Nam có nguồn gốc nhập khẩu từ 17 quốc gia trên thế giới.

Về thị trường đầu ra đối với các sản phẩm của ngành chăn nuôi: Theo điều tra của Liên minh Nông nghiệp, hiện nay hệ thống chăn nuôi quy mô nhỏ, mức độ vệ sinh an toàn thực phẩm thấp đang cung cấp ra thị trường gần 70% sản phẩm thịt. Trong khi đó, chăn nuôi thương mại quy mô lớn, công nghệ hiện đại, an toàn thực phẩm cao chỉ mới cung cấp trên 15% lượng thịt cho tiêu dùng. Công nghệ chế biến bảo quản thịt sau giết mổ còn yếu, các phương tiện vận chuyển thịt sau giết mổ và các quầy bán thịt, sản phẩm chăn nuôi tại chợ đa số chưa đạt yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm. Nguyên nhân do thiếu sự liên kết giữa các trang trại, hộ chăn nuôi với các nhà máy chế biến. Bên cạnh đó, do thiếu sự liên kết hợp tác nên giá cả nguyên liệu không ổn định, gây khó khăn không chỉ cho các nhà máy chế biến mà còn cho cả nông dân không muốn đầu tư tái đàn. 
           
Một số tác động của hội nhập kinh tế tới ngành chăn nuôi

Tác động trực tiếp và gay gắt nhất chính là việc giảm các dòng thuế theo lộ trình đã cam kết, ngành chăn nuôi của Việt Nam sẽ gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của nhà cung cấp nước ngoài khi thuế nhập khẩu và các biện pháp phi thuế quan được cắt giảm và dỡ bỏ. Qua phân tích trên có thể thấy, ngành chăn nuôi của Việt Nam có sức cạnh tranh thấp, đa phần là hình thức chăn nuôi sản xuất nhỏ lẻ, phụ thuộc vào phần lớn vào việc nhập khẩu giống và thức ăn từ nước ngoài. Bên cạnh đó, tình trạng bệnh tật còn phổ biến, ý thức đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường còn nhiều yếu kém. Điều này sẽ tạo cơ hội ngày càng tăng đối với việc nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi vào nước ta do có lợi thế về giá, về an toàn thực phẩm, trực tiếp cản trở sản xuất chăn nuôi trong nước, dễ tạo tình trạng cạnh tranh không cân sức và người thiệt thòi vẫn luôn là chăn nuôi trong nước.

Tác động của hội nhập có thể thu hút nguồn nhân lực có chất lượng của ngành chăn nuôi (cán bộ quản lý, kỹ thuật và công nhân có trình độ, kinh nghiệm) sang làm việc tại các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài về chăn nuôi tại Việt Nam và làm việc tại các nước đối tác. Đây cũng là một bất lợi cho ngành chăn nuôi trong quá trình hội nhập.

Qua đánh giá thực trạng ngành chăn nuôi cho thấy những bất lợi cho ngành khi Việt Nam gia nhập TPP là rất lớn, điều này dẫn đến một số ý kiến cho rằng Việt Nam hi sinh ngành chăn nuôi để gia nhập TPP. Thực chất, ngoài những tác động bất lợi, thì hội nhập kinh tế cũng tạo cơ hội cho ngành chăn nuôi khi được tiếp cận với công nghệ mới, giống mới, sản phẩm mới, phương thức tổ chức sản xuất và quản lý tiên tiến. Đầu vào của ngành chăn nuôi như con giống, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, trang thiết bị, thuốc thú y…sẽ giảm do bỏ hàng rào thuế quan. Hội nhập kinh tế cũng tạo áp lực buộc ngành chăn nuôi phải đẩy mạnh tái cơ cấu và thay đổi cách làm để có khả năng tham gia hội nhập và phát triển bền vững. Đây là tác động có lợi mà chúng ta phải tận dụng tối đa. 

Ngành chăn nuôi là sinh kế của hàng triệu bà con nông dân, hi sinh ngành chăn nuôi tức là hi sinh kế sinh kế của hang triệu bà con nông dân, do đó cần có các biện pháp để thúc đẩy phát triển ngành chăn nuôi trong thời gian tới. Tuy hiện nay, hơn 50% các sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam vẫn đến từ các mô hình sản xuất nhỏ, hộ cá thể, muốn thay đổi ngay mô hình sản xuất nhỏ của hộ cá thế trong lĩnh vực chăn nuôi lên sản xuất lớn là điều khó có thể thực hiện nếu không có sự định hướng, hỗ trợ của Nhà nước và sự hợp tác của người nông dân. Nông dân cần phải được tổ chức liên kết thành tổ hợp tác, hợp tác xã kiểu mới. Qua đó, họ sẽ có điều kiện để đầu tư công nghệ mới, chất lượng sản phẩm được nâng lên, giá thành sản phẩm hạ xuống đủ sức cạnh tranh. Các HTX, tổ hợp tác cũng phải liên kết với các DN, tham gia chuỗi giá trị, nâng cao sức cạnh tranh của ngành chăn nuôi Việt Nam, khi đó, hộp nhập kinh tế không chỉ là thách thức mà còn đem lại nhiều cơ hội cho ngành chăn nuôi. Thêm vào đó, Việt Nam có thể sử dụng hiệu quả hơn các hang rào kỹ thuật và các biện pháp phòng vệ thương mại để có thể bảo vệ ngành chăn nuôi trong nước, hỗ trợ ngành chăn nuôi phát triển trong giai đoạn tiếp theo.
 

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
1 trả lời
+2 phiếu
3 câu trả lời
Quan sát hình 4.2, hãy nêu nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành ở nước ta.
đã hỏi 5 tháng 8, 2018 trong Địa lý lớp 9 bởi anhthh_823 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (15.4k điểm)
+2 phiếu
2 câu trả lời
Dựa vào hình 38.3 và kiến thức đã học, hãy nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển ở nước ta
đã hỏi 11 tháng 8, 2018 trong Địa lý lớp 9 bởi anhthh_823 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (15.4k điểm)
+1 thích
2 câu trả lời
Quan sát hình 2.1 (SGK trang 7), nêu nhận xét về tình hình tăng dân số của nước ta
đã hỏi 6 tháng 8, 2018 trong Địa lý lớp 9 bởi anhthh_823 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (15.4k điểm)
  1. monmon70023220

    631 Điểm

  2. Darling_274

    160 Điểm

  3. minhquanhhqt160

    113 Điểm

  4. tngnhatganh117

    94 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...