Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
911 lượt xem
trong Ngữ văn lớp 9 bởi Phamthunhien Tiến sĩ (20.5k điểm)

 

''Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng

                        Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá

                        Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

                       Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang

                       Cánh buồn giương to như mảnh hồn làng

                       Rướn thân trắng bao la thâu góp gió''

 


3 Trả lời

+1 thích
bởi Nqoc_baka ● Quản Trị Viên Phó giáo sư (34.6k điểm)

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá

Buổi sáng khi tiết trời trong lành: bầu trời trong xanh, gió biển nhẹ, bình minh rực rỡ sắc hồng. Lúc đó, những người thanh niên, trai tráng trong làng cùng nhau căng buồm, tiến ra biển cả. Nếu những câu thơ ba và bốn nhẹ nhàng, tinh tế bao nhiêu thì hai câu thơ tiếp theo càng mạnh mẽ, quyết liệt và khỏe khoắn bấy nhiêu.

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang

Trong hai câu thơ này, tác giả Tế Hanh đã sử dụng những động từ, tính từ mạnh: “hăng”, “phăng” kết hợp với phép so sánh độc đáo khiến cho bức tranh đi đánh cá trở nên giàu chất tạo hình, giàu đường nét và giáu cá tính mạnh. Việc sử dụng động từ “phăng” đã gợi tả sự khéo léo kết hợp sự tinh tế và khỏe mạnh của những người dân vùng chài lưới. Sức lực tràn trề của những người trai làng như truyền vào con thuyền, tạo nên khung cảnh ấn tượng, rất mạnh mẽ và hoành tráng:

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió

Nhà thơ lấy hình ảnh cánh buồm để tượng trưng cho “hồn làng” bởi cánh buồm ấy hàng ngày tạo nên công ăn việc làm nuôi sống những người dân miền biển. Thuyền lướt ra khơi, cánh buồm được kéo lên từ từ rồi bất chợt căng phồng vì no gió... Những hình ảnh so sánh đẹp và gợi cảm đi vào bài thơ một cách tự nhiên, dung dị, như không cần một cố gắng kĩ thuật nào. Cánh buồm dường như có sức mạnh phi thường trong không khí trong lành nó hiện lên với vẻ đẹp kiêu hãnh, đầy tự hào, cánh buồm vi vu trong gió biển. Biết bao thi tứ đã nảy sinh từ cánh buồm kiêu hãnh và thơ mộng. Lec-môn-tôp (nhà thơ Nga) có bài thơ trữ tình nổi tiếng về một cánh buồm khao khát đời giông tố:
"Thấp thoáng xa xa một cánh buồm Chập chờn trên biển cả mù sương Buồm kiếm tìm chi nơi đất lạ?
Giã từ chi đó chốn quê hương?"

0 phiếu
bởi KhanhKhanhh Cử nhân (4.7k điểm)

Đoạn thơ là cảnh người dân làng chài ra khơi đánh cá, từ đó tác giả Tế Hanh gửi gắm những tâm tư, tình cảm của mình. Câu thơ bắt đầu với "Khi trời trong..hồng" là lúc bình minh đang lên là dân làng chài ra thuyền đánh cá. Câu thơ "Chiếc..mã/ Phăng mái chèo...giang" là một hình ảnh thơ lãng mạn. Hình ảnh thơ có biện pháp tu từ so sánh chiếc thuyền với con tuấn mã. Nhờ có hình ảnh này mà đoạn thơ gợi được vẻ đẹp khỏe khoắn, hăng hái rắn rỏi của con thuyền giống như tuấn mã cũng như vẻ đẹp hình thể của những người dân làng chài. Không những vậy, con thuyền còn được nhân hóa :"Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang" được thể hiện qua từ "phăng", "vượt" diễn tả được tư thế, hào khí phăng phăng, tràn ngập sức sống của con thuyền cũng như người dân làng chài đang hăm hở về 1 chuyến đi đánh cá thắng lợi và thành công. Không những vậy, hình ảnh cánh buồm trắng chính là linh hồn của bài thơ. "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng" đã sử dụng biện pháp so sánh, ẩn dụ. So sánh, ẩn dụ cánh buồm với mảnh hồn làng là để hình tượng hóa mảnh hồn làng cũng như linh thiêng hóa cánh buồm. Cánh buồm ra khơi mang theo những ước mơ khát vọng của những người dân làng chài ra khơi. Mảnh hồn làng chính là những tâm tư, ước mơ, khát vọng của người dân làng chài. Biện pháp này làm cho hình ảnh cánh buồm trở nên sinh động và thiêng liêng. Cùng với đó, "Rướn thân trắng bao la thâu góp gió" là cánh buồm được nhân hóa qua từ “rướn" , "thâu góp" làm cho con thuyền trở nên sinh động chân thực như 1 con người. Tóm lại, tác giả đã gửi gắm những tình cảm, suy nghĩ của mình vào cánh buồm và con thuyền chất chứa tình yêu ông dành cho quê hương.

 

 

0 phiếu
bởi KhanhKhanhh Cử nhân (4.7k điểm)

Đoạn thơ là cảnh người dân làng chài ra khơi đánh cá, từ đó tác giả Tế Hanh gửi gắm những tâm tư, tình cảm của mình. Câu thơ bắt đầu với "Khi trời trong..hồng" là lúc bình minh đang lên là dân làng chài ra thuyền đánh cá. Câu thơ "Chiếc..mã/ Phăng mái chèo...giang" là một hình ảnh thơ lãng mạn. Hình ảnh thơ có biện pháp tu từ so sánh chiếc thuyền với con tuấn mã. Nhờ có hình ảnh này mà đoạn thơ gợi được vẻ đẹp khỏe khoắn, hăng hái rắn rỏi của con thuyền giống như tuấn mã cũng như vẻ đẹp hình thể của những người dân làng chài. Không những vậy, con thuyền còn được nhân hóa :"Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang" được thể hiện qua từ "phăng", "vượt" diễn tả được tư thế, hào khí phăng phăng, tràn ngập sức sống của con thuyền cũng như người dân làng chài đang hăm hở về 1 chuyến đi đánh cá thắng lợi và thành công. Không những vậy, hình ảnh cánh buồm trắng chính là linh hồn của bài thơ. "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng" đã sử dụng biện pháp so sánh, ẩn dụ. So sánh, ẩn dụ cánh buồm với mảnh hồn làng là để hình tượng hóa mảnh hồn làng cũng như linh thiêng hóa cánh buồm. Cánh buồm ra khơi mang theo những ước mơ khát vọng của những người dân làng chài ra khơi. Mảnh hồn làng chính là những tâm tư, ước mơ, khát vọng của người dân làng chài. Biện pháp này làm cho hình ảnh cánh buồm trở nên sinh động và thiêng liêng. Cùng với đó, "Rướn thân trắng bao la thâu góp gió" là cánh buồm được nhân hóa qua từ “rướn" , "thâu góp" làm cho con thuyền trở nên sinh động chân thực như 1 con người. Tóm lại, tác giả đã gửi gắm những tình cảm, suy nghĩ của mình vào cánh buồm và con thuyền chất chứa tình yêu ông dành cho quê hương.

 

 

Các câu hỏi liên quan

+3 phiếu
1 trả lời 813 lượt xem
Viết đoạn văn (7-10 câu) nêu cảm nhận về vẻ đẹp cả nhân vật trữ tình trong bài thơ "Cảnh khuya" hoặc "Rằm tháng giêng",trong đó có sử dụng từ ghép đẳng lập,từ ghép chính phụ,chỉ ra 1 từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ đã dùng.
đã hỏi 9 tháng 12, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi tuthuthuy Học sinh (132 điểm)
0 phiếu
1 trả lời 238 lượt xem
Viết đoạn văn từ 5 đến 7 câu cảm nhận của em về thiên nhiên Cà Mau. Trong đó có sử dụng 1 câu ghép
đã hỏi 9 tháng 8, 2021 trong Khác bởi Quỳnh Anh
0 phiếu
1 trả lời 475 lượt xem
đã hỏi 18 tháng 11, 2021 trong Ngữ văn lớp 7 bởi thanhnam83.nt812 Học sinh (5 điểm)
  • ngữ-văn-7
0 phiếu
0 câu trả lời 1.6k lượt xem
Viết một đoạn văn ngắn (7-10 câu) nêu cảm nhận của em về hình ảnh của bà cháu trong bài thơ "Tiếng gà trưa" . Trong đó có sử dụng các từ đồng nghĩa,chỉ ra các từ đồng nghĩa đã dùng
đã hỏi 9 tháng 12, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi tuthuthuy Học sinh (132 điểm)
0 phiếu
1 trả lời 256 lượt xem
0 phiếu
0 câu trả lời 121 lượt xem
Sự tôn kính của tác giả với Bác Hồ khi đứng trước lăng Người được thể hiện ở khổ thơ thứ hai. Hãy làm rõ tình cảm tôn kính đó bằng một đoạn văn Tổng hợp – Phân tích - Tổng hợp.
đã hỏi 14 tháng 4, 2020 trong Ngữ văn lớp 9 bởi Uyên chi
+1 thích
0 câu trả lời 116 lượt xem
0 phiếu
0 câu trả lời 56 lượt xem
“Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam...” Là một công dân nước CHXHCN VN em hãy viết 1 đoạn văn ngắn nói lên cảm nhận của em về 2 câu thơ trên
đã hỏi 9 tháng 5, 2021 trong GD Công dân lớp 6 bởi Khách
0 phiếu
1 trả lời 134 lượt xem
Viết đoạn văn cảm nhận khổ thơ cuối trong văn bản Viếng Lăng Bác (có sử dụng câu đặc biệt và thành phần biệt lập tình thái)
đã hỏi 8 tháng 5, 2022 trong Ngữ văn lớp 9 bởi Babyshort Tiến sĩ (10.1k điểm)

HOT 1 giờ qua

  1. nguyenmanh04102009212

    166 Điểm

  2. tnk11022006452

    120 Điểm

  3. hoconghung031007464

    80 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4-10: 20.000 đồng
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...