Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
1.9k lượt xem
trong Ngữ văn lớp 12 bởi Phamthunhien Tiến sĩ (20.5k điểm)

Romand Ingarden, nhà lý luận phê bình văn học người Ba Lan từng nhận định:

Mọi tác phẩm văn học đều đang dở nó luôn đòi hỏi sự bổ sung mà không bao giờ ta biết đến giới hạn cuối cùng bằng văn bản.

Bằng trải nghiệm văn học,hãy bình luận ý kiến trên.


1 Câu trả lời

0 phiếu
bởi Nqoc_baka ● Quản Trị Viên Phó giáo sư (34.6k điểm)
  •  

  • Văn học như bầu trời đón gió muôn phương,nó mời mọc biết bao tri kỷ say cùng

    nó từng dáng chữ.Bầu trời văn học ấy là không biên giới,nó làm người ta mải mê

    với bao cuộc tìm kiếm,tìm câu trả lời chưa được giải mã,tìm những khuất lấp chưa

    được giãy bày,tưởng như tìm thay cho từng con chữ vậy.Cho đến khi ta bắt gặp

    một lời nhận xét đúng đắn từ R.Ingarden-giáo sư người Ba Lan: “Mọi tác phẩm

    văn học đều dang dở”.Ta chợt hiểu,sự “dang dở” ấy,sự khuất lấp ấy đòi hỏi luôn

    có những cuộc “dấn thân” tìm tòi vô hạn,kéo dài một đời người hoặc cả một đời

    nhân loại trong bầu trời rộng lớn của văn học.

    Nói đến tác phẩm văn học,người ta bàn luận đến rất nhiều vấn đề.Riêng về phát

    biểu của Ingarden ông nhấn mạnh về sự “dang dở” ở mỗi tác phẩm văn học một

    cách ngắn gọn,xúc tích nhưng mở ra cho ta nhiều vấn đề lí luận văn học hiện đại.

    “Dang dở” ở đây không có nghĩa là sự thiếu hụt của các tác phẩm về số lượng, nội

    dung hay hình thức.Mà là tính không cố định,tính mơ hồ đa nghĩa của các tác

    phẩm văn học.Sự tồn tại của nó trong dòng lịch sử văn học không tĩnh mà

    động,không phải là sản phẩm cố định mà tác phẩm như là quá trình.Ở đó mỗi

    người đọc phải luôn tìm thấy những điều mới mẻ,lạ lẫm,tựa như đón một luồn

    gió mới,một linh hồn mới trong không gian cũ kĩ chập hẹp quen nhàm của mình.

    Cái “dang dở” ấy luôn phải tạo ra những khoảng cách thẫm mỹ nhất định.Ở đó

    ta phải tìm tòi,đào xới để vượt qua “sự đồng nhất thẫm mỹ” tối đa mà người đọc

    muôn thuở cho là hay là đúng.Giống như mọi tác phẩm luôn đòi hỏi sự bổ sung để

    toàn mỹ hơn,và càng là tác phẩm lớn ta càng không biết đâu là chân trời giới

    hạn.Qua bao thế kỉ,sự mài giũa nghiệt ngã của thời gian đã làm sáng thêm những

    tác phẩm toàn bích.Nhưng càng toàn bích nó lại càng cần khám phá,khám phá

    được càng nhiều tác phẩm lại càng trường vĩnh.Văn học giống như những yêu

    tinh cuốn hút lòng người,cho nó ăn no nó sẽ chết,chỉ có giữ nó mãi “đói khát” mới

    có thể sống sót.Nói đến đây,tôi bỗng nhớ câu thơ của Hồ Dzếch,sự “dang dở” ấy

    tạo nên cuộc sống vô hạn định cho muôn đời tác phẩm: “Thơ viết đừng

    xong,thuyền trôi bến đỗ”.Giống như nhận định chắc chắn của Ingarden,Hồ Dzếch

    cũng dự trù được tương lai nơi những tác phẩm đỗ bến,sẽ chỉ đẹp và vui khi còn

    “dang dở”.Có lẽ chỉ trong văn học các nhà văn mới có quyền và bắt buộc phải tạo

    nên những khoảng trắng,khe rỗng trong tác phẩm.Những lĩnh vực khác phần lớn

    đều đòi hỏi một sự chuẩn xác nhất định,tuyệt đối.Thơ ca chỉ có giá trị khi nó “

    nhòe nghĩa”,tự thân nó phải mở ra được một vùng trời liên tưởng cho người

    đọc,mênh mang và vô tận.Lời phát biểu ngắn gọn của Ingarden mang một sức

    1

  •  
  • chứa to lớn,nó cho ta biết sức sống của một tác phẩm văn học dựa vào đâu để

    tồn sinh, vì “mọi tác phẩm văn học đều dang dở” nên cái “dang dở” đó mới là sức

    mạnh nội tại giúp tác phẩm vượt qua “trăm lần thử lửa” của muôn đời.

    Vậy “dang dở” bắt nguồn từ đâu? Tôi nghĩ có lẽ từ quá trình sáng tác của mỗi

    nhà văn.Nếu ta coi giai đoạn nảy sinh ý đồ nghệ thuật của người nghệ sĩ là “hoài

    thai”,thì ta cũng có thể coi giai đoạn tác phẩm rời khỏi ý thức nhà văn và tồn tại

    độc lập là giai đoạn “cắt rốn”.Nghĩa là từ đây đời sống văn học của tác phẩm bắt

    đầu,nhà văn không thể sửa chữa hay bổ sung một số chi tiết tiếp tục nảy nở.Và

    chúng ta hay nhầm lẫn khái niệm về văn bản văn học và tác phẩm văn học.Văn

    bản chỉ là những gì nhà văn viết trong quá trình sáng tác,chưa thông qua sự tiếp

    nhận của người đọc.Còn tác phẩm văn học là “con đẻ” của nhà văn đã thông sự

    tiếp nhận,không còn nằm thẳng đơ nơi trang giấy.Do đó về sự “dang dở” của tác

    phẩm ta còn có thể hiểu là qua quá trình sáng tác,tác phẩm có thể bị “dang dở” vì

    chưa đến tay người đọc hoặc tác phẩm bị lãng quên,bị cắt đứt con đường tồn

    tại.Hơn ai hết người đọc còn phải “giải mã” được những “mã khóa” nơi tác phẫm

    để tiếp xúc với một thế giới tinh thần đầy biến động và luôn thay đổi.

    Khi ta bắt đầu bước vào nền văn học thế kỉ X-XVII,ta đã thấy thấp thoáng bóng

    hình những nhà thơ có ý thức cách tân,thể hiện theo cách riêng về mặt tiếp tấu

    nhịp điệu.Nguyễn Trãi cũng từng tả cái sắc hè chứa đựng nhiều gam màu nóng:

    “Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

    Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”

    (Cảnh ngày hè)

    Cách ngắt nhịp có thể tạo ra nhiều cách hiểu.Thơ Nguyễn Trãi làm cho người

    đọc có thêm nhiều cách hiểu sở dĩ cũng chính vì ý thức cách tân nghệ thuật ở ông

    luôn tồn tại.Một người có thể cách tân thơ thất ngôn bát cú bằng một câu lục “Rỗi

    hóng mát thuở ngày trường” thì chắc chắn có thể tạo nên những lối ngắt nhịp độc

    đáo,mở ra vô vàn bầu trời lien tưởng cho người đọc.Có người thích ngắt theo kiểu

    3/4 tưởng miêu tả cái sắc hoa thạch lựu đỏ trộn chung hương sót nơi sen hồng.Có

    người cho rằng có thể ngắt nhịp 2/1/4 để cả hiên thạch lựu phun đỏ ao sen hồng

    tỏa hương nhuộm màu nhuộm sắc trong đôi mắt tác giả.Với riêng tôi càng là nét

    bút tinh tế mộng ảo,đa nghĩa lại càng lôi cuốn,tôi tưởng như Nguyễn Trãi đang

    dùng dằng cùng thiên nhiên không muốn tách biệt,vì cả sắc và hương tựa như đã

    nhập vào khung cảnh vào lòng người tự lúc nào.Hay đến vị Bạch Vân cư sĩ ung

    dung tự tại cũng nhập mình vào cuộc sống thiên nhiên dân dã:

    “Một mai,một cuốc,một cần câu

    Thơ thẩn dầu ai vui thú nào”

    (Nhàn)

    2

  •  

    image

  • Có người nói,Nguyễn Bỉnh Khiêm đang đếm nông cụ giống hệt như một lão nông

    tri điền,vui thú nhàn dật.Còn có người lại cho rằng hình ảnh ấy của Nguyễn Bỉnh

    Khiêm giống như Kha Tử Nha ngồi câu cá bằng lưỡi câu thẳng đang đợi

    thời.Nhưng riêng tôi,câu thơ như có gì cô đơn lắm,bảy chữ một dòng mà hết hết

    ba chữ “một”đánh động vào mắt,giống như chỉ còn một mình ta với ta,thơ thẩn đi

    cùng “một mai,một cuốc,một cần câu”,lặng lẽ đi riêng một con đường mà tưởng

    như không có lấy một người tri ngộ.Tiếng thơ như mở một ngõ nhìn cho bạn

    đọc,ai cũng giữ lấy riêng cho mình một cách hiểu,để tiếng thơ xuất phát từ thế kỉ

    XVI này còn mãi nghìn đời.

    Đến thế kỉ XVII-XVIII ,khi con người còn sống trong hoàn cảnh tối tăm, bị tước

    đoạt quyền sống và bị định giá phận người, nền văn học ta đã bắt gặp những hồn

    thơ nhân đạo,muốn phản kháng phá nát cái cũi mục ấy.Họ bị giam cầm,bị trói

    gông cột xiềng vào bao định kiến “nam tôn nữ ti”,cái bi kịch đó hóa vào thơ ca

    ngàn đời mang những trái tim vàng rơi tràn nước mắt.May mắn thay Nguyễn Du

    đã xuất hiện như trái tim vàng mà đời mong mỏi,cất nên tiếng nói lòng nơi đáy

    hồn họ:

    “Đau đớn thay phận đàn bà

    Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”

    (Truyện Kiều)

    Khi kiệt tác “Truyện Kiều” của Nguyễn Du ra đời,đã bắt gặp bao ý kiến trái

    chiều,chê trách. Thúy kiều đã từng bị cụ Nguyễn Công Trứ kết tội tà dâm:

    “Bạc mệnh chẳng lầm người tiết nghĩa

    Đoạn trường cho đáng kiếp tà dâm”

    Vào mỗi thời kì lịch sử cách hiểu mỗi tác phẩm văn học khác nhau tùy thuộc vào

    chuẩn mực văn hóa ,đạo đức,cách hiểu nông sâu của mỗi người về trình độ văn

    hóa,vốn sống,độ nhạy cảm về tinh thần hay cả tâm thế tiếp nhận để tìm hiểu .Cho

    nên có những người gọi “Truyện Kiều” là dâm thư.Còn có người coi Kiều như hiện

    thân cho sự hi sinh thân mình để giữ gìn cương thường luân lí phong kiến:

    “Ngẫm lại cổ kim người hào kiệt

    Một thân mà gánh đạo cương thường”

    ( Tự Đức)

    Hay như những nhà nho cho mình rằng sinh lầm thời coi Kiều giống như kiếp

    người tài hoa bạc mệnh:

    “Đoạn trường trong mộng căn duyên hết

    Bạc mệnh đàn xong oán hận còn”

    Nhà văn trước cách mạng coi Kiều như con người của nhân tính muôn thuở,còn

    nhà văn cách mạng coi Kiều qua cảm hứng tố cáo đòi quyền sống. Số phận“Truyện

  •  

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
0 câu trả lời 249 lượt xem
"Phong cách văn học biểu hiện trước hết ở cách nhìn, cách cảm thụ có tính chất khám phá, ở giọng điệu riêng biệt của tác giả." (Ngữ văn 12, tập 1, NXBGD, 2008) Từ hình tượng sông Hương trong bút ký Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường, anh/ chị hãy bàn luận về ý kiến trên.
đã hỏi 15 tháng 3, 2020 trong Ngữ văn lớp 12 bởi xavia2k5 Cử nhân (4.5k điểm)
0 phiếu
0 câu trả lời 1.2k lượt xem
Sinh thời, nhà thơ Phùng Quán từng tâm sự: Những phút ngã lòng Tôi vịn câu thơ mà đứng dậy Bằng trải nghiệm văn học của bản thân,  hãy bình luận và làm sáng tỏ ý thơ trên.
đã hỏi 4 tháng 5, 2020 trong Ngữ văn lớp 12 bởi Mabelle Cử nhân (3.9k điểm)
0 phiếu
0 câu trả lời 90 lượt xem
Có ý kiến cho rằng: Khi tác phẩm kết thúc, ấy là lúc cuộc sống của nó mới thực sự bắt đầu. Hãy bình luận ý kiến trên.
đã hỏi 14 tháng 4, 2020 trong Ngữ văn lớp 11 bởi Phamthunhien Tiến sĩ (20.5k điểm)
0 phiếu
0 câu trả lời 166 lượt xem
Có ý kiến cho rằng những trăn trở về vấn đề đôi mắt đã trở thành ý thức thường trực trong suốt cuộc đời cầm bút của Nam Cao. Bằng những hiểu biết về sự nghiệp sáng tác của nhà văn này, hãy bình luận và làm sáng tỏ ý kiến trên.
đã hỏi 13 tháng 4, 2020 trong Ngữ văn lớp 11 bởi Phamthunhien Tiến sĩ (20.5k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 425 lượt xem
BA CÂU HỎI Ngày nọ, có một người đến gặp nhà triết học Xô-cơ-rát (Hi Lạp) và nói: "Ông có muốn biết những gì tôi mới nghe được về người bạn của ông không?". - Chờ một chút. - Xô-cơ-rát trả lời - Trước khi kể về người bạn tôi, anh nên suy nghĩ một chút và vì thế tôi ... và nói: "...". Theo anh (chị) Xô-cơ-rát sẽ nói với người khách như thế nào? Hãy bình luận về bài học rút ra từ câu chuyện trên.
đã hỏi 16 tháng 4, 2020 trong Ngữ văn lớp 12 bởi Phamthunhien Tiến sĩ (20.5k điểm)
0 phiếu
0 câu trả lời 110 lượt xem
Khi nhận định về thơ Xuân Diệu, tác giả Hoài Thanh có nhận định: “Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ”. Em hãy bày tỏ ý kiến của mình về nhận định trên
đã hỏi 30 tháng 4, 2020 trong Ngữ văn lớp 12 bởi Phamthunhien Tiến sĩ (20.5k điểm)
+1 thích
1 trả lời 171 lượt xem
"Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động".
đã hỏi 11 tháng 10, 2019 trong Ngữ văn lớp 12 bởi Phamthunhien Tiến sĩ (20.5k điểm)
0 phiếu
0 câu trả lời 181 lượt xem
Bởi thế cho nên, chúng tôi, Lâm thời Chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt ... 41) Anh/Chị hãy phân tích đoạn văn trên. Từ đó, nhận xét về phong cách văn chính luận của Hồ Chí Minh qua bản Tuyên ngôn Độc lập .
đã hỏi 10 tháng 10, 2021 trong Ngữ văn lớp 12 bởi linhlinh
0 phiếu
2 câu trả lời 1.0k lượt xem
Bằng đoạn văn khoảng 200 chữ, hãy nêu quan điểm của mình về ý kiến: Sự lừa lọc lớn nhất mà con người phải chịu chính là quan điểm riêng của bản thân mình. (The greatest deception men suffer is from their own opinions. - Leonardo da Vinci)
đã hỏi 27 tháng 4, 2020 trong Ngữ văn lớp 12 bởi Phamthunhien Tiến sĩ (20.5k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 1.5k lượt xem
Nghị luận xã hội về ý nghĩa của những việc tử tế trong cuộc sống
đã hỏi 8 tháng 3, 2022 trong Ngữ văn lớp 12 bởi Khách
  1. Darling_274

    20 Điểm

  2. minhquanhhqt160

    15 Điểm

  3. lueyuri009730

    15 Điểm

  4. lenguyenducminh05102011227

    5 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...