Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
255 lượt xem
trong Ngữ văn lớp 12 bởi linhchi2002 Thần đồng (1.3k điểm)
Viết dàn ý hay nhất phân tích 20 câu đầu tác phẩm Việt Bắc của Tố Hữu?

2 Trả lời

0 phiếu
bởi nhthuyvy16 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (16.5k điểm)
đã sửa bởi nhthuyvy16 ● Cộng Tác Viên
 
Hay nhất

1. MỞ BÀI:

Có những kí ức đã qua đi nhưng lòng người chưa bao giờ quên được. Đó chính là vào giai đoạn chuyển giao khi cuộc kháng chiến chống Pháp đã kết thúc thắng lợi, các cơ quan trung ương của Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc để trở về Hà Nội. Đây còn là khúc giao thời của lòng người: liệu cuộc sống hòa bình, yên vui có làm cho người ta quên đi những người con anh hùng của đất nước đã ngã xuống vì nền độc lập của Tổ quốc trong suốt trường kỳ lịch sử, hòa bình có làm người ta quên đi những tháng năm gian khổ, nghĩa tình: “ Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng”. Chỉ những lúc dễ quên nhất ấy, thi phẩm “Việt Bắc” được xếp vào hạng những bài thơ "tống biệt" của Tố Hữu xuất hiện trong tập thơ cùng tên vừa ôn lại một thời kháng chiến gian khổ mà hào hùng, vừa như một lời nhắc nhở tâm tình thể hiện tình cảm gắn bó giữa người Việt Bắc và người cán bộ cách mạng. Từ đó làm tiền đề cho những kỉ niệm hiện về qua hai mươi câu thơ phần đầu bài thơ, tái hiện một Việt Bắc trong tình yêu và nỗi nhớ – như một khúc ân tình trong bài ca trữ tình – chính trị “Việt Bắc” đằm thắm vào bậc nhất của thơ ca Việt Nam hiện đại:

“Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

Mình đi, mình có nhớ mình

Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa”.

2. THÂN BÀI:

2.1. Giới thiệu đôi nét về Việt Bắc: Việt Bắc được xem là cái nôi của cách mạng, ở đây có Pắc Pó, nơi Bác Hồ đặt chân đầu tiên khi Người trở về nước, ở đây diễn ra hội nghị Trung ương Đảng lần thứ tám, thành lập mặt trận Việt Minh. Việt Bắc còn có mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào. Trong kháng chiến chống Pháp, Việt Bắc là chiến khu vững chãi, nơi trú đóng của các cơ quan trung ương của Đảng và Nhà nước…

2.2. 4 câu đầu: tác giả mượn lời người Việt Bắc gợi nhắc cội nguồn tình nghĩa để nói với người về xuôi

“Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

- Khơi nguồn cho mạch nhớ thương tuôn chảy, khơi dậy cả một quá khứ đầy kỉ niệm.

- Câu hỏi tu từ “mình về mình có nhớ ta”, “mình về mình có nhớ không”: những người ở lại luôn trăn trở băn khoăn tự hỏi liệu kẻ đi có còn nhớ mình không.

- Cặp đại từ nhân xưng “mình – ta” được lặp lại nhiều lần ® cách xưng hô thân mật thường thấy trong ca dao được Tố Hữu vận dụng khá linh hoạt.

- “mười lăm năm ấy”: chi tiết thực chỉ độ dài thời gian từ năm 1940 thời kháng Nhật và tiếp theo là phong trào Việt Minh, đồng thời cũng là chi tiết gợi cảm - nói lên chiều dài gắn bó thương nhớ vô vàn.

→ Chất chứa tình cảm lưu luyến, bao hàm lời dặn dò kín đáo: đừng quên cội nguồn Việt Bắc - cội nguồn cách mạng, xoáy vào tâm can của người hỏi, thể hiện trách nhiệm của nhân vật trữ tình.

2.3. 2 câu tiếp: nỗi nhớ đã hướng vào đối tượng rộng lớn hơn rất nhiều, đó chính là không gian "núi rừng" và "sông nguồn"

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

- Không gian có "núi", có "nguồn": không gian quen thuộc gắn với người ở lại và cũng gắn bó với cả người ra đi.

→  Việt Bắc - nơi ngọn nguồn, nơi khai sinh ra phong trào cách mạng trong mười lăm năm đầy kỉ niệm mến thương.

2.4. 4 câu tiếp: cảnh tiễn đưa bâng khuâng trong nỗi nhớ cả người ở lại và người ra đi

“Tiếng ai tha thiết bên cồn,

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”

- Ba từ láy "tha thiết", "bâng khuâng", "bồn chồn": tạo ra hiệu quả nghệ thuật đặc biệt: sự hô ứng đồng vọng của cảm xúc đã được biểu thị bằng bước chân ngập ngừng, dùng dằng níu kéo.

- Tiểu đối “bâng khuâng.. bồn chồn” : công cụ làm tăng thêm biết bao nhớ vấn vương lưu luyến.

- “Áo chàm đưa buổi phân li              

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”

→  Cặp thơ lục bát được tác giả góp thêm một chút nhịp điệu, như một đảo phách trong âm nhạc.

- Hoán dụ màu “áo chàm” đặc trưng của những con người chân chất miền núi Tây Bắc cho thấy sự đơn sơ, mộc mạc của chốn quê nghèo, nghèo vật chất nhưng luôn giàu tình cảm.

- Hình ảnh “cầm tay”: Đôi bàn tay của những con người cầm súng nâng niu đôi tay của những người lao động đều chung một nỗi tâm tình.

- “Biết nói gì”: không phải không biết nói gì, không có gì để nói mà là biết nói sao cho thỏa khi nỗi nhớ thương đang dâng đầy.

→  Tình cảm của đồng bào Việt Bắc dành cho người chiến sĩ cách mạng quá lớn, quá sâu đậm, không thể trong một lời mà nói hết được.

bởi nhthuyvy16 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (16.5k điểm)
đã sửa bởi nhthuyvy16 ● Cộng Tác Viên
2.5. 4 câu tiếp: khơi gợi những kỉ niệm về ngày kháng chiến gian khổ mà vẻ vang
“Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai ?”
- Những điệp ngữ “mình đi”, “mình về”, “có nhớ”: khơi nguồn cho mạch nhớ thương tuôn chảy, khơi dậy cả một quá khứ đầy kỉ niệm mà còn là biểu thị về mặt tình cảm.
- Khoảnh khắc thời gian “những ngày”, không gian “chiến khu” cùng bức tranh thiên nhiên Việt Bắc "mưa nguồn suối lũ", "mây cùng mù": ẩn dụ cho những khó khăn gian khổ của người làm cách mạng những năm đầu kháng chiến nơi núi rừng Việt Bắc.
- Câu hỏi tu từ “có nhớ những ngày”, “có nhớ chiến khu”: càng gợi nhắc cội nguồn tình nghĩa, càng thêm phần khắc sâu nỗi nhớ.
- Đối xứng giữa “miếng cơm chấm muối” với “mối thù nặng vai”: sự cụ thể hóa khái niệm trừu tượng về lí tưởng, về khát vọng giải phóng đất nước, giành lại độc lập tự do cho nhân dân cũng là để nói lên tình đoàn kết vượt qua khó khăn để chiến thắng kẻ thù chung.
2.6. 4 câu tiếp: Bên cạnh hình ảnh thiên nhiên, hình ảnh con người cũng hiện lên cụ thể và bình dị
“Mình về rừng núi nhớ ai
  Trám bùi để rụng, măng mai để già
   Mình đi có nhớ những nhà
     Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son”.
- "trám bùi", "măng mai": những sản phẩm của núi rừng một thời là nguồn lương thực nuôi cách mạng trong những ngày gian khó thể hiện một khát khao, một tình cảm lớn lao của con người Việt Bắc với cán bộ cách mạng về xuôi.
- Tiểu đối 4/4 cân xứng, hài hòa, tạo âm điệu êm ái, ngân nga + nhân hóa “rừng núi nhớ ai”: nỗi nhớ bâng khuâng, tha thiết, mộc mạc, chân tình của người Việt Bắc và nhấn mạnh đến việc cả con người lẫn thiên nhiên Việt Bắc đều nhớ về người cán bộ cách mạng.
- Hình ảnh đối lập: ”hắt hiu lau xám” và “đậm đà lòng son”: nỗi buồn và những tình cảm của Việt Bắc: nghèo vật chất nhưng lại giàu tình cảm.
→ Nghĩa tình sâu nặng của những con người cùng góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu”.
2.7. 4 câu cuối: người đi và người ở luôn gắn bó với cách mạng từ những ngày đầu kháng chiến:
“Mình về, có nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh".
Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa”
- Nhìn thoáng qua, tổ chức các câu thơ đều lặp lại ở phép láy đầu 6 câu: Mình đi, mình về. “Đi”, “Về” vốn ngược chiều trái hướng, song ở đây lại đồng nhất một phương.
- “Mái đình Hồng Thái”: nơi diễn ra các hội họp quan trọng mang tầm vóc chiến lược đi tới thắng lợi của cách mạng.
- “cây đa Tân Trào”: gợi nhắc đến sự kiện lịch sử ngày 22/12/ 1944 đồng chí Võ Nguyên Giáp làm lễ xuất quân cho đội Việt Nam được viết thành.
→ Nỗi nhớ về chiến khu Việt Bắc “Tân Trào, Hồng Thái”, đã chuyển hoá thành nỗi nhớ quê hương “Mái đình cây đa” những hình ảnh đã đi vào tâm thức người Việt từ ngàn đời.
3. ĐÁNH GIÁ NGHỆ THUẬT:
Khép lại khung cảnh chia tay đầy lưu luyến, bịn rịn giữa người cán bộ miền xuôi và người miền Bắc nhưng lại mở ra trong lòng người đọc những nốt nhạc lắng đọng. Khuôn nhạc này là một tuyệt khúc nhờ vào nghệ thuật đậm đà tính dân tộc, phát huy tối đa thế mạnh của thể thơ lục bát truyền thống một cách uyển chuyển, lột tả chân thực những tình cảm dịu dàng, phù hợp với nội dung biểu đạt. Cấu tứ đoạn thơ là hình thức đối đáp giao duyên "mình" - "ta" cùng những hình ảnh, câu từ gợi tả tưởng chừng như tình cảm tình yêu đôi lứa nhưng ở đây thiêng liêng hơn cả là tình quân dân gắn bó bền chặt. Đoạn thơ đã tạc nên bức tượng đài tuyệt đẹp về tình cảm khắng khít giữa người dân Việt Bắc và người chiến sĩ miền xuôi.
4. KẾT BÀI:
"Việt Bắc" chính là tấc lòng thực của Tố Hữu, là kết tinh của tình yêu người lính dành cho cái nôi nuôi dưỡng cách mạng. Thời gian có thể phủ bụi nhiều thứ, nhưng có những thứ càng xa rời thời gian, càng sáng, càng đẹp. Bằng tài hoa của một người nghệ sĩ và một trái tim luôn sục sôi ý chí cách mạng của người chiến sĩ, Tố Hữu đã viết nên một bản tình ca, anh hùng ca đậm đà bản sắc dân tộc chứng minh cho điều đó. Việt Bắc đã thực sự trở thành một trong những bài ca không bao giờ quên, dù cho gió bụi thời gian trôi qua cũng không thể nào vùi lấp. Hơn hết, đoạn thơ đầu còn là lời nhắc nhớ nhẹ nhàng cho thế hệ trẻ như tôi về truyền thống biết ơn của dân tộc, truyền thống "uống nước nhớ nguồn".
0 phiếu
bởi ngoclinhbui Thạc sĩ (7.0k điểm)

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Tố Hữu, tác phẩm Việt Bắc

+ Tố Hữu là một nhà thơ tiêu biểu, một trong những lá cờ đầu của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam.

+ Việt Bắc là bản hùng ca và tình ca của cách mạng và kháng chiến gắn liền với tên tuổi của Tố Hữu.

- Giới thiệu đoạn trích: Đoạn trích là 3 khổ thơ đầu (20 câu đầu) của bài thơ là nỗi lòng thương nhớ, là lời tâm tình giữa kẻ ở và người đi trong buổi phân li ở Việt Bắc.

2. Thân bài

* Khái quát chung

- Hoàn cảnh sáng tác: Tháng 10 năm 1954, sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi, các cơ quan trung ương của Đảng và chính phủ từ Việt Bắc về lại thủ đô Hà Nội. Tố Hữu cùng những cán bộ kháng chiến từng sống và gắn bó nhiều năm với Việt Bắc, nay từ biệt chiến khu Việt Bắc để về xuôi. Bài thơ được viết trong buổi chia tay lưu luyến đó.

- Vị trí đoạn trích: Đoạn trích gồm 3 khổ thơ đầu của bài thơ Việt Bắc.

* Phân tích:

- Tám câu thơ đầu là tâm trạng lưu luyến bịn rịn trong buổi chia tay:

+ Bốn câu trên, sử dụng điệp cấu trúc “mình về mình co nhớ” là lời ướm hỏi, khơi gợi lại những kỉ niệm về “mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”, về thiên nhiên Việt Bắc nghĩa tình.

+ Cách xưng hô “mình - ta” như lời tâm tình của đôi lứa yêu nhau khiến cuộc chia tay trở nên thân mật, giản dị. Cách xưng hô còn gợi nhớ đến những câu đối đáp trong điệu hát giao duyên khiến những câu thơ nói về cách mạng không khô khan mà trở nên đằm thắm, sâu lắng.

+ Bốn câu thơ tiếp là nỗi lòng lưu luyến của cả người ở lại và ra đi thể hiện qua những từ ngữ diễn tả tâm trạng trực tiếp: “da diết”, “bâng khuâng”, “bồn chồn”; không khí buổi chia tay thân tình, gần gũi: “áo chàm”, “cầm tay nhau”.

- Mười hai câu tiếp theo, với việc sử dụng điệp từ “nhớ”, là lời nhắn nhủ dưới hình thức câu hỏi:

+ Nhớ đến thiên nhiên, núi rừng Việt Bắc trong những ngày kháng chiến: mưa nguồn, suối lũ, mây mù, trám bùi, măng mai.

+ Nhớ đến những ân tình trong khó khăn gian khổ: “miếng cơm chấm muối” nhưng vẫn “đậm đà lòng son”.

+ Nhớ đến quãng thời gian hoạt động cách mạng: kháng Nhật, Việt Minh, Tân Trào, Hồng Thái, ...

+ Đại từ xưng hô “mình” thể hiện sự gắn bó, thân thiết giữa kẻ ở, người đi. Nó giống như cách xưng hô tâm tình, thủ thỉ chân thành.

3. Kết bài

- Khái quát lại nội dung đoạn trích

- Nêu cảm nhận của bạn.

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
2 câu trả lời 107 lượt xem
Viết một số mở bài hay nhất phân tích 20 câu đầu tác phẩm Việt Bắc của Tố Hữu?
đã hỏi 12 tháng 5, 2021 trong Ngữ văn lớp 12 bởi linhchi2002 Thần đồng (1.3k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 152 lượt xem
Viết dàn ý chi tiết nhất phân tích hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc qua bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu?
đã hỏi 12 tháng 5, 2021 trong Ngữ văn lớp 12 bởi linhchi2002 Thần đồng (1.3k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 193 lượt xem
Mở bài hay nhất cho bài văn phân tích hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu?
đã hỏi 12 tháng 5, 2021 trong Ngữ văn lớp 12 bởi linhchi2002 Thần đồng (1.3k điểm)
0 phiếu
0 câu trả lời 125 lượt xem
Kết bài hay nhất cho bài văn phân tích hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu?
đã hỏi 12 tháng 5, 2021 trong Ngữ văn lớp 12 bởi linhchi2002 Thần đồng (1.3k điểm)
0 phiếu
0 câu trả lời 104 lượt xem
Viết kết bài hay nhất cho bài văn phân tích tính dân tộc của bài thơ Việt Bắc
đã hỏi 12 tháng 5, 2021 trong Ngữ văn lớp 12 bởi linhchi2002 Thần đồng (1.3k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 222 lượt xem
Viết dàn ý phân tích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
đã hỏi 12 tháng 5, 2021 trong Ngữ văn lớp 12 bởi linhchi2002 Thần đồng (1.3k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 116 lượt xem
Một số kết bài hay nhất cho bài văn phân tích tác phẩm Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu?
đã hỏi 12 tháng 5, 2021 trong Ngữ văn lớp 12 bởi linhchi2002 Thần đồng (1.3k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 180 lượt xem
Một số mở bài hay nhất cho bài văn phân tích tác phẩm Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu?
đã hỏi 12 tháng 5, 2021 trong Ngữ văn lớp 12 bởi linhchi2002 Thần đồng (1.3k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 649 lượt xem
Viết mở bài hay nhất cho bài văn phân tích 9 câu đầu bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm?
đã hỏi 12 tháng 5, 2021 trong Ngữ văn lớp 12 bởi linhchi2002 Thần đồng (1.3k điểm)
0 phiếu
0 câu trả lời 72 lượt xem
Viết một số kết bài hay nhất phân tích 20 câu đầu bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu?
đã hỏi 12 tháng 5, 2021 trong Ngữ văn lớp 12 bởi linhchi2002 Thần đồng (1.3k điểm)
  1. minhquanhhqt160

    15 Điểm

  2. lueyuri009730

    15 Điểm

  3. lenguyenducminh05102011227

    5 Điểm

  4. Darling_274

    5 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...