Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
147 lượt xem
trong Ngữ văn lớp 12 bởi linhchi2002 Thần đồng (1.3k điểm)
Viết dàn ý chi tiết nhất phân tích hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc qua bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu?

2 Trả lời

0 phiếu
bởi nhthuyvy16 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (16.5k điểm)
 
Hay nhất

1. MỞ BÀI: 

Có một bài ca không bao giờ quên…”

Cũng có những năm tháng không bao giờ quên, không phai mờ trong ký ức của nhiều thế hệ đã qua, hôm nay và mai sau. Đó chính là vào giai đoạn chuyển giao khi cuộc kháng chiến chống Pháp đã kết thúc thắng lợi, các cơ quan trung ương của Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc để trở về Hà Nội. Đây còn là khúc giao thời của lòng người: liệu cuộc sống hòa bình, yên vui có làm cho người ta quên đi những người con anh hùng của đất nước đã ngã xuống vì nền độc lập của Tổ quốc trong suốt trường kỳ lịch sử, hòa bình có làm người ta quên đi những tháng năm gian khổ, nghĩa tình: “ Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng”. Chỉ những lúc dễ quên nhất ấy, thi phẩm “Việt Bắc” được xếp vào hạng những bài thơ "tống biệt" của Tố Hữu xuất hiện trong tập thơ cùng tên vừa ôn lại một thời kháng chiến gian khổ mà hào hùng, vừa lột tả con người và thiên nhiên Việt Bắc dù trong lao động hay trong chiến đấu cũng luôn có sự gắn bó hòa quyện với nhau. Từ đó làm tiền đề cho những kỉ niệm hiện về qua bức tranh thiên nhiên tứ bình đã tái hiện một Việt Bắc trong tình yêu và nỗi nhớ – như một khúc ân tình trong bài ca trữ tình – chính trị “Việt Bắc” đằm thắm vào bậc nhất của thơ ca Việt Nam hiện đại.

Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.

2. THÂN BÀI: 

2.1. Giới thiệu đôi nét về Việt Bắc: Việt Bắc được xem là cái nôi của cách mạng, ở đây có Pắc Pó, nơi Bác Hồ đặt chân đầu tiên khi Người trở về nước, ở đây diễn ra hội nghị Trung ương Đảng lần thứ tám, thành lập mặt trận Việt Minh...

2.2. 2 câu đầu: Cảnh với người đầy ắp những kỉ niệm ân tình không bao giờ quên được:

“Ta về, mình có nhớ ta

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người”

Câu hỏi tu từ mở đầu: "mình có nhớ ta". 

- Sự giãi bày tâm tình ở câu “Ta về ta nhớ những hoa cùng người”.

→ Hình thức bày tỏ mà không đợi trả lời để thành đối thoại.

- Điệp từ "ta" lặp lại bốn lần cùng với âm "a" là âm mở khiến câu thơ càng mang âm hưởng ngân xa, tha thiết nhẹ nhàng.

→ Một cặp song hành đối xứng: hễ nhớ dến người thì hiện bóng hoa, hễ nhớ về hoa thì hiện lên dáng người.

2.3. 2 câu sau: Bức tranh tứ bình bốn mùa hiện lên với vẻ đẹp và sắc thái thiên nhiên rất riêng theo trình tự : Đông – Xuân – Hạ – Thu.

Rừng xanh hoa chuối đỏ t­ươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.

- Nghệ thuật chấm phá đắc điệu qua cái màu đỏ tươi – gam màu nóng của hoa chuối rừng đỏ như son nổi bật giữa nền xanh bạt ngàn của lá tạo nên tương phản giữa hai màu xanh, đỏ.

- Đảo ngữ “nắng ánh”(khác với “ánh nắng”) miêu tả được sự chói sáng của nắng bỗng ngời lên trên lưỡi dao rừng nơi thắt lưng người Việt Bắc.

- Cùng hiện lên với cái lung linh của hoa chuối ấy là con người của vùng chiến khu lên núi làm nương, phát rẫy sản xuất ra nhiều lúa khoai cung cấp cho kháng chiến.

→ Tư thế làm chủ đầy kiêu hãnh và vững chãi: Giữa núi và nắng, giữa trời cao bao la và rừng xanh mênh mang. Con người ấy đã trở thành linh hồn của bức tranh mùa đông Việt Bắc.

2.4. 2 câu sau: Mùa xuân tinh khôi ở Việt Bắc: 

 " Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang"

- "Trắng rừng" ở đây được viết theo phép đảo ngữ và từ "trắng" được dùng như động từ có tác dụng nhấn mạnh vào màu sắc thanh khiết, dịu mát ấy của hoa mơ

- Động từ “chuốt” được dùng rất khéo và tinh tế khi diễn tả về hành động chuốt giang mềm mại, tỉ mỉ của người đan nón.

→ Phẩm chất tần tảo, chăm chút của con người lao động Việt Bắc.

2.5. 2 câu sau: Mùa hạ đến với tiếng ve râm ran, rộn rã:

“Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình”

- Như một sự chuyển đổi từ thính giác sang thị giác trước khung cảnh thiên nhiên.

- Từ “đổ” được dùng rất đắc điệu, là động từ mạnh, diễn tả sự chuyển biến quyết liệt, lôi cuốn của sự chuyển màu từ sắc trắng sang vàng , bừng sáng cả núi rừng VB.

- “cô em gái hái măng một mình”: ở mỗi bức tranh thiên nhiên đều thấy thấp thoáng bóng dáng con người. Từ ” cô em gái” mà tác giả sử dụng cất lên như lời gọi tình tứ, thân quen, thể hiện tình cảm chân thành , tha thiết.  

→ Dù bất cứ mùa nào, con người VB cũng hiện lên trong dáng vẻ lao động cần mẫn. Như vậy, trong đôi mắt tác giả , vẻ đẹp của con người chân chính gắn liền với vẻ đẹp lao động, chuyên cần.

bởi nhthuyvy16 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (16.5k điểm)
2.6. 2 câu cuối: Mùa thu đến mang một cảm giác nhẹ nhàng, bình yên.
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.”
- Tiếng hát ân tình ấy vượt qua trập trùng núi rừng, băng qua mênh mông biển cả của thời gian mà vướng vít bước chân người đi, nó vấn vương trong lòng người đi kẻ ở, vấn vương trong cả tâm hồn người đọc.
- Không phải là ánh trăng bình thường, mà trăng nơi đây là trăng của hòa bình, ánh trăng tri kỉ rọi chiếu những năm tháng chiến tranh gian khổ.
→ Chính ánh trăng ấy đã mang đến vẻ đẹp riêng của mùa thu Việt bắc. Tố Hữu nhìn trăng, nhớ người, nhớ tiếng hát gợi nhắc ân tình và thủy chung.
3. ĐÁNH GIÁ NGHỆ THUẬT:
Bức tranh theo kiểu bộ tứ bình của nghệ thuật truyền thống Đông phương hài hòa , cân xứng theo hai mảng xa và gần : mảng xa là thiên nhiên, mảng gần là con người, thiên nhiên và con người quấn quýt nhau tạo nên một tuyệt khúc nhờ vào nghệ thuật đậm đà tính dân tộc, phát huy tối đa thế mạnh của thể thơ lục bát truyền thống một cách uyển chuyển, lột tả chân thực những tình cảm dịu dàng, phù hợp với nội dung biểu đạt. Đặc biệt, hình thức đối đáp "mình" - "ta" cùng những hình ảnh, câu từ gợi tả tạo nên một thiên nhiên làm nền cho con người, con người thổi hồn mình vào cảnh thiên nhiên khiến thiên nhiên trở nên sống động và đẹp hơn. Tất cả hòa quyện vào nhau trong nỗi nhớ về VB của người ra đi.
4. KẾT BÀI:
Bằng tài hoa của một người nghệ sĩ và một trái tim luôn sục sôi ý chí cách mạng của người chiến sĩ, Tố Hữu đã viết nên Việt Bắc – bản tình ca và cũng là khúc hùng ca đậm đà bản sắc dân tộc. Đó là tiếng hát ân nghĩa thủy chung son sắt của người cách mạng với người dân Việt Bắc, là tình yêu, tình thương của Tố Hữu dành cho Việt Bắc. Để rồi từ đó, Việt Bắc đã thực sự trở thành một trong những bài ca không bao giờ quên, dù cho gió bụi thời gian trôi qua cũng không thể nào vùi lấp. Hơn hết, đoạn thơ còn là lời nhắc nhớ nhẹ nhàng cho thế hệ trẻ như tôi về truyền thống biết ơn của dân tộc, truyền thống "uống nước nhớ nguồn".
0 phiếu
bởi ngoclinhbui Thạc sĩ (7.0k điểm)

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

- Giới thiệu về nhà thơ Tố Hữu và phong cách thơ ca của ông, bài thơ "Việt Bắc".

- Dẫn vào đoạn thơ nói về hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc.

2. Thân bài

1. Bức tranh mùa đông

- Sử dụng bút pháp chấm phá cổ điển, gợi chứ không tả, màu xanh thẫm của núi rừng mang cảm giác thâm u, lạnh lẽo và có phần khắc nghiệt.

- Màu đỏ tươi của hoa chuối và màu vàng nhạt của nắng điểm tô trên cái nền xanh thẳm của núi rừng đã phần nào xua tan cái lạnh lẽo thay vào đó là chút cảm giác ấm áp, mang đến hình ảnh Tây Bắc tươi đẹp chứ không quá khắc nghiệt, nhằm cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân ta.

- Hình ảnh con người mang tầm vóc mạnh mẽ, chủ động tự tin trong lao động, sẵn sàng chinh phục thiên nhiên núi rừng Tây Bắc.

2. Bức tranh mùa xuân

- Sắc trắng của hoa mơ gợi bức tranh mùa xuân tươi đẹp, trong sáng, thanh khiết và đầy hy vọng.

- Hình ảnh con người trong công việc lao động nhẹ nhàng, nhưng lại tôn lên nét đẹp của sự tài hoa, khéo léo và cần cù.

3. Bức tranh mùa hạ

- Mùa hè hiện ra thông qua sự kết hợp giữa sắc vàng và tiếng ve, khiến bức tranh thiên nhiên trở nên ấn tượng bởi sự rộn ràng, nhộn nhịp và rực rỡ.

- Từ "đổ" gợi ra sự chuyển mùa nhanh chóng và đồng loạt của núi rừng Tây Bắc.

- Hình ảnh "cô em gái hái măng một mình" gợi ra sự thầm lặng trong lao động, hi sinh sinh vì kháng chiến và tình cảm trân trọng, gần gũi yêu thương của Tố Hữu đối với con người Việt Bắc.

4. Bức tranh mùa thu

- Hình ảnh vầng trăng gợi ra nhiều ý nghĩa, là những đêm thức trắng cùng trăng chờ giặc, là biểu trưng cho sự ấm no, sum vầy, cũng là biểu tượng cho sự gắn kết, thủy chung.

- Hình ảnh con người Việt Bắc không còn là hình ảnh trong lao động mà là thông qua tiếng hát để thể hiện nỗi niềm tiếc nuối, ân tình thủy chung phút chia ly.

3. Kết bài

- Nêu cảm nhận về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ.

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
0 câu trả lời 124 lượt xem
Kết bài hay nhất cho bài văn phân tích hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu?
đã hỏi 12 tháng 5, 2021 trong Ngữ văn lớp 12 bởi linhchi2002 Thần đồng (1.3k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 191 lượt xem
Mở bài hay nhất cho bài văn phân tích hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu?
đã hỏi 12 tháng 5, 2021 trong Ngữ văn lớp 12 bởi linhchi2002 Thần đồng (1.3k điểm)
0 phiếu
0 câu trả lời 102 lượt xem
Viết kết bài hay nhất cho bài văn phân tích tính dân tộc của bài thơ Việt Bắc
đã hỏi 12 tháng 5, 2021 trong Ngữ văn lớp 12 bởi linhchi2002 Thần đồng (1.3k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 76 lượt xem
Viết dàn ý chi tiết phân tích hình tượng nhân vật Lorca thể hiện qua bài thơ Đàn ghi ta của Lorca của Thanh Thảo?
đã hỏi 12 tháng 5, 2021 trong Ngữ văn lớp 12 bởi linhchi2002 Thần đồng (1.3k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 97 lượt xem
Viết dàn ý chi tiết phân tích hình tượng Sóng và em thể hiện qua bài thơ Sóng của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh?
đã hỏi 12 tháng 5, 2021 trong Ngữ văn lớp 12 bởi linhchi2002 Thần đồng (1.3k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 214 lượt xem
Viết dàn ý chi tiết phân tích tính dân tộc thể hiện qua bài thơ Việt Bắc?
đã hỏi 12 tháng 5, 2021 trong Ngữ văn lớp 12 bởi linhchi2002 Thần đồng (1.3k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 177 lượt xem
Viết dàn ý chi tiết phân tích hình tượng Sóng thể hiện qua bài thơ Sóng của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh?
đã hỏi 12 tháng 5, 2021 trong Ngữ văn lớp 12 bởi linhchi2002 Thần đồng (1.3k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 168 lượt xem
Viết kết bài hay nhất cho bài văn phân tích bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm?
đã hỏi 12 tháng 5, 2021 trong Ngữ văn lớp 12 bởi linhchi2002 Thần đồng (1.3k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 261 lượt xem
Viết mở bài hay nhất cho bài văn phân tích bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm?
đã hỏi 12 tháng 5, 2021 trong Ngữ văn lớp 12 bởi linhchi2002 Thần đồng (1.3k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 372 lượt xem
Viết dàn ý chi tiết phân tích vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ thể hiện qua bài thơ Sóng của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh?
đã hỏi 12 tháng 5, 2021 trong Ngữ văn lớp 12 bởi linhchi2002 Thần đồng (1.3k điểm)
  1. nguyenmanh04102009212

    166 Điểm

  2. tnk11022006452

    120 Điểm

  3. minhquanhhqt160

    64 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4-10: 20.000 đồng
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...