Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
350 lượt xem
trong Ngữ văn lớp 12 bởi
Em hãy phân tích hình tượng con sông Đà trữ tình hiện lên như thế nào qua tùy bút "Người lái đò sông Đà" của Nguyễn Tuân.

1 Câu trả lời

0 phiếu
bởi nhthuyvy16 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (16.5k điểm)
 
Hay nhất

Nguyễn Tuân – một nhà văn “duy mỹ” theo “chủ nghĩa xê dịch”, suốt đời tôn thờ và phụng sự cái đẹp, đã thổi hồn vào những trang viết mang đến cho người đọc bao hình tượng với chiều sâu tư tưởng. Với cái nhìn tinh tế và nỗ lực tạo ra những tinh túy nghệ thuật, Nguyễn Tuân đã làm nên một "huyền sử" – huyền sử của một người ưu lối chơi "độc tấu" qua thiên tùy bút "Người lái đò sông Đà" – áng văn đẹp viết bằng sự thăng hoa của tâm hồn mà "đề thơ vào sông nước", thể hiện cách khám phá sự vật ở phương diện mĩ thuật. Đặc biệt, tác phẩm là sự kết tinh từ thực tiễn xây dựng cuộc sống mới đã mang đến cho nhà văn nguồn cảm hứng sáng tạo của chuyến đi thực tế Tây Bắc năm 1958 trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Phải nói, ngôn ngữ Nguyễn Tuân đã lay con sông vô tri thức dậy, tưới linh hồn vào nó, khai sinh ra dòng sông nghệ thuật như một thực thể sống phức tạp có cá tính, có tâm trạng chỉ qua vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của nó

Hình tượng sông Đà biểu trưng cho chất vàng mười của thiên nhiên Tây Bắc – 1 hiện diện của cái Đẹp mà nhà văn khao khát kiếm tìm và thể hiện trong các sáng tác sau cách mạng. Sự khám phá về dòng chảy dữ dội của sông Đà là nhọc công dò đến ngọn nguồn lạch sông, truy tìm đến tận nơi gốc tích khai sinh, để biết chỗ phát nguyên của nó thuộc huyện Cảnh Đông và thoạt kì thủy, dòng sông mang những cái tên Trung Hoa khá thơ mộng: Li Tiên, Bả Biên Giang. Cũng chưa có nhà văn nào trước N.T có thể kể tên vanh vách 50/73 con thác lớn nhỏ suốt một dải sông từ Lai Châu về đến chợ Bờ. Cũng không có ai như ông, để có thể hạ bút viết đúng 3 câu về màu sắc nước sông Đà đã phải có mấy lần bay ngang qua miền sông ấy. Vậy mới thấy, mỗi lần đến với dòng sông là thêm một phát hiện về vẻ duyên dáng của con sông Tây Bắc.

Nguyễn Tuân miêu tả hình dáng sông Đà nhìn từ trên cao xuống để phát hiện ra vẻ đẹp tòan diện của con sông thơ mộng, mềm mại và đẹp ngay từ hình dáng. Ở điểm nhìn ấy tác giả đã hình dung con sông Đà giống như một thiếu nữ của mảnh đất Tây Bắc đẹp e lệ, dịu dàng với áng tóc trữ tình đằm thắm: “con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đất nương xuân”. Điệp ngữ “tuôn dài, tuôn dài” mở ra độ dài con nước Đà giang như vô tận, trùng điệp giữa bạt ngàn màu xanh lặng lẽ của núi rừng. Qua phép so sánh tài hoa, đượm chất phong tình “như một áng tóc trữ tình” tạo cho người đọc một sự xuýt xoa trước vẻ đẹp diễm tuyệt của sông Đà. Ta thường thấy, chữ “áng” thường gắn với áng thơ, áng văn, nay được tác giả gắn với “tóc” thành “áng tóc trữ tình” khi mái tóc ấy lại được ẩn hiện trong mây trời của Tây Bắc, của khói sương mờ ảo với những chùm hoa ban với sắc trắng, sắc tím và màu đỏ tươi của hoa gạo tháng ba – phảng phất vị Đường thi. Cảnh vì thế mà vừa thực lại vừa mộng.

Con Sông Đà gợi cảm với vẻ đẹp của nắng tháng ba Đường thi “Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”, làm cho người đi rừng dài ngày bất ngờ gặp lại con sông “vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng”. Cái trữ tình của sông Đà còn ở màu nước đầy biến hóa dưới con mắt hội họa sành sỏi của Nguyễn Tuân. Nếu như Hoàng Phủ Ngọc Tường nhìn thấy sông Hương có màu xanh thẫm và ánh nắng “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” do sự phản quang của mây trời và đẹp như một đoá hoa phù dung; thì Nguyễn Tuân lại phát hiện ra vẻ đẹp của sắc nước sông Đà thay đổi theo mùa: “Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gấm, Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về”. Qủa thật, bao nhiêu vẻ đẹp thơ mộng, quyến rũ của đất trời đã ùa về thực dậy trong câu văn Nguyễn Tuân.

bởi nhthuyvy16 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (16.5k điểm)
Đắm đuối trước vẻ trữ tình thơ mộng của Đà giang trong phong thái của một khách lãng du, mê đắm, thưởng ngoạn, Nguyễn Tuân đã khám phá ra bao vẻ nên thơ, nên họa của dòng sông. Vẻ đẹp như trang nghiêm trong mạch cổ Đường thi, vừa lắng đọng về một thời Lí, Trần, Lê vừa bâng khuâng cảm giác về sự sống đâm chồi nảy lộc: “Thuyền tôi trôi trên sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ thời Lí đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra nhưng nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm”. Vừa vượt qua ghềnh thác Sông Đà, ai nghĩ nó lại có một quãng sông lặng tờ đến vậy ? ấy thế mà điều đó lại đang hiện hữu khi Đà giang trữ tình nhất ở quãng trung lưu với vẻ đẹp tĩnh lặng, thanh bình, hoang sơ, cổ kính: Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Và Nguyễn Tuân cảm nhận Sông Đà từ một điểm nhìn đặc biệt: nhìn Sông Đà như một cố nhân để khám phá chất thơ trong từng cảnh sắc thiên nhiên. Từ đó mà quá khứ và hiện tại đan xen khẳng định vẻ đẹp bất biến theo thời gian.
Đến quãng sông này, Sông Đà như một dòng sông vắt qua thời gian, như một chứng nhân im lặng đang âm thầm đóng góp vẻ đẹp của mình cho đất trời. Nhà văn đã để cho dòng cảm xúc dào dạt thốt lên thành lời đối thoại với thiên nhiên, với bờ bãi ven sông bởi dường như, giữa con người và thiên nhiên có một mối chan hoà, giao cảm và đồng điệu tuyệt vời: “Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương ,chăm chăm nhìn tôi lừ lừ trôi trên một mũi đò. Hươu vểnh tai, nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi tôi bằng cái nói riêng của con vật lành: “Hỡi ông khách Sông Đà, có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi sương?”. Vậy là con vật hỏi người hay chính người đang say trong cảnh mộng mà tự hỏi mình? Cuộc đối thoại tưởng tượng ấy khiến cho thiên nhiên như hiện hình với tất cả vẻ hoang sơ, nằm ngoài những biến động, âm thanh của cuộc sống con người mà làm chủ vẻ đẹp của chính mình và con người chỉ đóng vai trò là một “ông khách” thưởng ngoạn cái đẹp. Đặc biệt, đoạn trích khép lại bằng hình ảnh “tiếng cá quẫy… đuổi đàn hươu vụt biến” và con sông Đà có sự đồng điệu trong cảm xúc liên tưởng đến thơ Tản Đà “Dải sông đà bọt nước lênh bênh – Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình của một người tình nhân chưa quen biết” tựa như mọi chuyển động đều cố gắng để không làm ảnh hưởng đến cái dòng chảy tĩnh lặng như thời tiền sử ấy.
Văn Nguyễn Tuân mang vẻ đẹp của sự tổng hòa văn hóa, quảng giao đón du khách từ bốn phương trời kiến thức: lịch sử, địa lí, điện ảnh, hội họa, âm nhạc… đã tạo nên bề dày uyên bác trong vốn tri thức của nhà văn, nâng cho đôi cánh tài hoa bay bổng. Với một ý thức ngôn từ giàu sức tạo hình, vốn từ ngữ phong phú, biến hóa, được tung ra đúng lúc, đúng chỗ, Nguyễn Tuân đã không chỉ dừng lại ở việc tạc khắc vào tâm trí người đọc tính cách thơ mộng, trữ tình đến mức tuyệt mĩ của con sông Tây Bắc ; mà người còn thành công trong việc truyền hồn cho chữ, từ đó chữ truyền hồn cho dòng sông, và dòng sông truyền xúc cảm vào người đọc, để rồi trở thành một công trình thẩm mĩ, một kì công nghệ thuật mà thiên nhiên ban tặng con người
Trong lịch sử nhân loại, mỗi dòng sông lớn đều bồi đắp một nền văn minh. Trong địa hạt văn học Việt Nam, mỗi dòng sông đều gắn với một phong cách nghệ thuật. Dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân, linh hồn của dòng sông “độc bắc lưu” hiện lên như bức họa nên thơ đậm chất phong tình, lãng mạn. Bởi lẽ khi đã yêu mảnh đất này, Nguyễn Tuân có thể cảm nhận nó ở mọi khía cạnh đều toát lên vẻ đẹp khiến người đọc phải công nhận rằng văn ông không chỉ là tòa lâu đài chữ nghĩa hay là bể thẳm tâm hồn không những đẹp về mặt ngôn từ, mà còn có giá trị nghệ thuật rất đặc sắc mà hậu thế phải công nhận.

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
1 trả lời 288 lượt xem
Em hãy phân tích hình tượng con sông Đà hung bạo hiện lên như thế nào qua tùy bút "Người lái đò sông Đà" của Nguyễn Tuân.
đã hỏi 13 tháng 5, 2022 trong Ngữ văn lớp 12 bởi Khách
0 phiếu
1 trả lời 154 lượt xem
đã hỏi 28 tháng 12, 2021 trong Ngữ văn lớp 12 bởi Khách
0 phiếu
0 câu trả lời 124 lượt xem
Kết bài hay nhất cho bài văn phân tích hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu?
đã hỏi 12 tháng 5, 2021 trong Ngữ văn lớp 12 bởi linhchi2002 Thần đồng (1.3k điểm)
  • văn-mẫu
  • dàn-ý
  • hay-nhất
  • chi-tiết
0 phiếu
1 trả lời 191 lượt xem
Mở bài hay nhất cho bài văn phân tích hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu?
đã hỏi 12 tháng 5, 2021 trong Ngữ văn lớp 12 bởi linhchi2002 Thần đồng (1.3k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 147 lượt xem
Viết dàn ý chi tiết nhất phân tích hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc qua bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu?
đã hỏi 12 tháng 5, 2021 trong Ngữ văn lớp 12 bởi linhchi2002 Thần đồng (1.3k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 295 lượt xem
Em có nhận xét gì về nhân vật người lái đò trong tác phẩm Người lái đò sông Đà? Viết bài văn nghị luận về nhân vật ông lái đò.
đã hỏi 21 tháng 12, 2021 trong Ngữ văn lớp 12 bởi daudaihocueh Học sinh (103 điểm)
0 phiếu
1 trả lời 315 lượt xem
"Tây tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu, anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành''. (Tây Tiến, Quang ... văn 11, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017) để thấy rõ sự kế thừa và đổi mới của nội dung yêu nước trong văn học Việt Nam.
đã hỏi 1 tháng 5, 2022 trong Ngữ văn lớp 12 bởi trangngo2k4ngu614 Học sinh (354 điểm)
0 phiếu
1 trả lời 76 lượt xem
Viết dàn ý chi tiết phân tích hình tượng nhân vật Lorca thể hiện qua bài thơ Đàn ghi ta của Lorca của Thanh Thảo?
đã hỏi 12 tháng 5, 2021 trong Ngữ văn lớp 12 bởi linhchi2002 Thần đồng (1.3k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 97 lượt xem
Viết dàn ý chi tiết phân tích hình tượng Sóng và em thể hiện qua bài thơ Sóng của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh?
đã hỏi 12 tháng 5, 2021 trong Ngữ văn lớp 12 bởi linhchi2002 Thần đồng (1.3k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 177 lượt xem
Viết dàn ý chi tiết phân tích hình tượng Sóng thể hiện qua bài thơ Sóng của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh?
đã hỏi 12 tháng 5, 2021 trong Ngữ văn lớp 12 bởi linhchi2002 Thần đồng (1.3k điểm)

HOT 1 giờ qua

  1. nguyenmanh04102009212

    166 Điểm

  2. tnk11022006452

    120 Điểm

  3. hoconghung031007464

    80 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4-10: 20.000 đồng
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...