Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
286 lượt xem
trong Ngữ văn lớp 10 bởi
Phân tích nét trữ tình trong đoạn thơ đầu bài Đây thôn Vĩ Dạ.

1 Câu trả lời

0 phiếu
bởi nhthuyvy16 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (16.5k điểm)
 
Hay nhất

“Ai mua trăng tôi bán trăng cho
Trăng nằm yên trên cành liễu đợi chờ
Ai mua trăng tôi bán trăng cho
Chẳng bán tình duyên ước hẹn thề”.

Mấy ai đã từng say trăng như Hàn Mặc Tử? - một tên tuổi mãi in đậm trong lòng độc giả với cả một trời trăng ảo mộng, huyền diệu. Ông là “một hồn thơ mãnh liệt nhưng luôn quằn quại, đau đớn, dường như có một cuộc vật lộn và giằng xé dữ dội giữa linh hồn và xác thịt”. Ông “đã tạo ra cho thơ mình một thế giới nghệ thuật điên loạn, ma quái và xa lạ với cuộc đời thực”. Tuy vậy, bên những dòng thơ điên loạn ấy, vẫn có những vần thơ trong trẻo đến lạ thường như trong tác phẩm “Đây thôn Vĩ Dạ” trích tập “Thơ Điên”. Đây chính là sản phẩm được kết tinh từ nguồn thơ lạ lùng kia – không những là một lời tỏ tình của một tình yêu tuyệt vọng, yêu đơn phương, ẩn bên dưới mỗi hàng chữ tươi sáng là cả một khối u hoài của tác giả mà còn là tình yêu thiên nhiên, yêu con người Vĩ Dạ một cách nồng cháy – nơi chất chứa biết bao kỉ niệm và luôn sống mãi trong hồi tưởng của ông:

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền”

Đã có tài liệu cho rằng bài thơ được gợi hứng từ bức ảnh phong cảnh Huế cùng mấy lời thăm hỏi của Hoàng Thị Kim Cúc – người con gái của thôn Vĩ xứ Huế mà tác giả thầm yêu trộm nhớ từ ngày xưa. Đó là vẻ đẹp của một dáng Huế yêu kiều – nơi khắc chạm dấu ấn khó quên về một người con gái và cũng là nơi để lại mối tình đơn phương trong lòng tác giả.

Hàn Mặc Tử trở về với thôn Vĩ Dạ trong mộng tưởng với một lời mời như lời trách cứ nhẹ nhàng dịu ngọt:

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ

Một câu hỏi tu từ nhiều sắc thái được buông ra nhưng không lời đáp: vừa hỏi, vừa nhắc nhớ, vừa trách, vừa mời mọc. Thực ra, đó chỉ là hình thức bày tỏ mà không đợi trả lời để thành đối thoại. Nó cứ thế buông ra để thành dòng độc thoại bộc bạch tâm tình. Câu thơ có bảy chữ nhưng chứa tới sáu thanh bằng đi liền nhau làm cho âm điệu trách móc cứ dịu nhẹ đi. Trách đấy mà sao tha thiết và bâng khuâng thế! Nhưng ai trách, ai hỏi? Không phải của Kim Cúc mà của chủ thể trữ tình Hàn Mặc Tử với “cái tôi” li hợp, bất định tự phân thân để hỏi mà như nhắc đến một việc cần làm, đáng phải làm, mà chẳng biết có còn cơ hội để thực hiện nữa không.

Qua lời trách cứ nhẹ nhàng dịu ngọt như một lời mời đó đã gợi lên hình tượng mảnh vườn thôn Vĩ trong mộng tưởng:

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền

Nhắc đến Vĩ Dạ thôn, hình ảnh đầu tiên hiện lên trong tâm trí nhà thơ chính là cảnh bình minh xứ Huế huyền ảo qua thủ pháp điệp từ “nắng”, tỏa ra sự sống đang trải dài trên những tán cau còn ướt đẫm sương đêm.. Song, trọng tâm của hình tượng vườn dường như thuộc về những nét vẽ ở hai câu sau.. Vì nó có sắc "mướt" chăng? Vì được so sánh với "ngọc" chăng? Quả là hai chữ ấy đã va phải vào trực cảm người đọc khi "mướt" ánh lên vẻ óng ả đầy xuân sắc, còn "ngọc" là tinh thể trong suốt vừa có màu vừa có ánh. Nhờ đó, vườn thôn Vĩ như một viên ngọc không chỉ rời rợi sắc xanh, mà còn đang tỏa vào ban mai cả những ánh xanh nữa.. Tuy nhiên, ta mới chỉ thấy tầng lộ thiên của chữ "ngọc" khi mà ẩn bên dưới vẫn còn cả tầng trầm tích. Đó là mong muốn của thi sĩ về sự tuyệt đối hoá, tột cùng hoá vẻ đẹp đẽ, quí giá của đối tượng. Nhu cầu tuyệt đối hoá này thường xuất hiện khi niềm thiết tha với cuộc đời trần thế dâng trào đến mức đau đớn, càng đẹp lại càng đau. Cho nên, trong so sánh với "ngọc" luôn thấy chất chồng một cách oái oăm cả hai tâm thái: cảm giác càng tinh tế, cảm xúc càng đau thương vì vườn ai lộng lẫy đến thế, ngay trước mắt thế, mà đang vuột ra ngoài tầm tay của mình, thì làm sao tránh khỏi đau thương!

Đặc biệt có nhiều tranh luận ở “mặt chữ điền” vì gương mặt kia là phụ nữ hay đàn ông? Là mặt người thôn Vĩ hay người trở về thôn Vĩ? Phải chăng đó là hình bóng tự họa của Hàn Mặc Tử khi ông đang thả hồn mình về xứ Huế, không dám lại gần chỉ có thể đứng khuất sau lá trúc vì mặc cảm bản thân? Hiểu thế mới thấy câu thơ kia, hoá ra không chỉ là sản phẩm nhất quán của một tình yêu mãnh liệt mà cũng là sản phẩm của một tâm hồn đầy mặc cảm về thân phận mình.

bởi nhthuyvy16 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (16.5k điểm)
Tiếp cận với thế giới nghệ thuật trong “ĐTVD” là cảm nhận được tính hàm súc, mới lạ của mạch thơ đứt nối không theo tính liên tục của thời gian và duy nhất của không gian nhưng lại diễn tả mạch vận động nhất quán của dòng tâm tư. Qua những hình ảnh thơ đa âm sắc, đầy cá tính sáng tạo, mang tính truyền thống về đề tài nhưng cách tân, hiện đại trong câu chữ, cùng loạt câu hỏi tu từ trải dài suốt bài thơ đã gợi "cái tình" trong thơ và tâm trạng của nhân vật trữ tình trước thiên nhiên, trước khát vọng sống mãnh liệt đầy uẩn khúc trong cảm xúc của thi sĩ
Dù “ĐTVD” là "thơ điên" hay thơ gì chăng nữa, một khi đã là thi phẩm tuyệt bút giành được chỗ đứng trang trọng trong kí ức của người đọc nhiều thế hệ, thì dứt khoát phải nhờ vào vẻ đẹp tư tưởng của nó chứ không chỉ là bức tranh đẹp về xứ Huế mộng mơ. Cho nên mỗi lời thơ của Hàn Mặc Tử thực là một lời bày tỏ da diết đến đau đớn của một tình yêu tuyệt vọng. Từ đó tuyệt vọng đã trở thành một cảm quan, một cách yêu đời đặc biệt của Hàn Mặc Tử. Và bài thơ đã truyền một niềm cảm hứng sâu sắc đến thế hệ trẻ ngày nay về cách sống lạc quan, vượt lên trên số phận nghiệt ngã.

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
1 trả lời 163 lượt xem
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: "Sao anh không về chơi thôn Vĩ? Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên. Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền. Gió theo lối gió, mây đường mây, Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay... Thuyền ai đậu bến sông trăng đó, Có chở trăng về kịp tối nay?"
đã hỏi 28 tháng 5, 2022 trong Ngữ văn lớp 11 bởi Babyshort Tiến sĩ (10.1k điểm)
  • babyshort
  • trung-bình
+2 phiếu
2 câu trả lời 209 lượt xem
Phân tích và cảm nhận thơ "Đây thôn Vĩ dạ" của Hàn Mặc Tử
đã hỏi 17 tháng 6, 2019 trong Ngữ văn lớp 11 bởi Xuhoa13 ● Cộng Tác Viên Thạc sĩ (7.4k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 67 lượt xem
Cảm nhận của anh/ chị về nỗi niềm của Hàn Mặc Tử trong "Đây thôn Vĩ Dạ"
đã hỏi 21 tháng 12, 2022 trong Ngữ văn lớp 11 bởi Khách
+1 thích
1 trả lời 183 lượt xem
Bằng 1 đoạn văn diễn dịch, hãy nêu cảm nhận của em về nhân vật trữ tình trong bài thơ:Tức cảnh Pác Bó.Trong bài có sử dụng 1 câu nghi vấn
đã hỏi 14 tháng 4, 2020 trong Ngữ văn lớp 8 bởi phatnguyen25 Thần đồng (1.4k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 1.3k lượt xem
mn giúp mik zới viết đoạn văn khoản (5-10dòng ) phân tích biện pháp tu từ nhân hoá có trong đoạn thơ : mùa xuân trở dạ dịu ... ;c cựa nách cây dịu dàng vươn dài tím máy , ngang chiều .
đã hỏi 28 tháng 9, 2021 trong Ngữ văn lớp 6 bởi Việt anh
0 phiếu
1 trả lời 161 lượt xem
Phân tích đoạn mở đầu bài "Bình ngô đại cáo" để cho thấy Nguyễn Trãi đã nêu lên nguyên lí chính nghĩa làm chỗ dựa, làm căn cứ xác đáng để triển khai toàn bộ nội dung bài cáo.
đã hỏi 2 tháng 5, 2022 trong Ngữ văn lớp 10 bởi Khách
0 phiếu
1 trả lời 71 lượt xem
Nêu những nét chính về nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ?
đã hỏi 27 tháng 11, 2021 trong Ngữ văn lớp 6 bởi minhquangphung19012010612 Cử nhân (4.9k điểm)
+1 thích
0 câu trả lời 128 lượt xem
Hãy nhận xét về ý nghĩa của nhân vật trữ tình trong bài thơ Ánh Trăng .
đã hỏi 30 tháng 5, 2023 trong Ngữ văn lớp 9 bởi tngnhatganh117 Cử nhân (3.3k điểm)
+5 phiếu
1 trả lời 834 lượt xem
Phân tích lời nhờ cậy, thuyết phục của Thúy Kiều khi trao duyên trong 12 câu đầu trong đoạn trích ” Trao duyên” (Phân tích 12 câu thơ đầu bài "Trao duyên" (Truyện Kiều) của Nguyễn Du) (Trích ” Truyện Kiều” của Nguyễn Du).
đã hỏi 17 tháng 3, 2020 trong Ngữ văn lớp 10 bởi NicT_NaRi ● Quản Trị Viên Thạc sĩ (5.8k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 274 lượt xem

HOT 1 giờ qua

  1. nguyenmanh04102009212

    166 Điểm

  2. tnk11022006452

    120 Điểm

  3. hoconghung031007464

    80 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4-10: 20.000 đồng
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...