Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
+3 phiếu
2.2k lượt xem
trong Ngữ văn lớp 7 bởi Zzzzz Tiến sĩ (18.8k điểm)
như câu hỏi
đã đóng

4 Trả lời

+1 thích
bởi Lưu An Tiến sĩ (10.8k điểm)
được bầu chọn là câu hỏi hay nhất bởi Zzzzz
 
Hay nhất

Chúng ta là người Việt Nam, hằng ngày dùng tiếng mẹ đẻ, tiếng nói của toàn dân - tiếng Việt - để suy nghĩ, nói năng, giao tiếp. Nhưng đã mấy ai biết tiếng nói Việt Nam có những đặc điểm, những giá trị gì và sức sống của nó ra sao. Trong thơ và âm nhạc đã có vài ba người ca ngợi vẻ đẹp, nét độc đáo của tiếng Việt. Song muốn hiểu sâu để cảm nhận một cách thích thú vẻ đẹp, sự độc đáo của tiếng nói dân tộc Việt Nam, ta hãy đi tìm các nhà nghiên cứu ngôn ngữ, văn chương. Một trong những người ấy là Giáo sư Đặng Thai Mai, tác giả bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt. Bài nghị luận ấy ngắn gọn mà sâu sắc đã giải thích và chứng minh một cách thuyết phục nét đặc trưng cơ bản của tiếng nói Việt Nam chúng ta: "giàu và đẹp". Bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt (tên bài do người soạn sách đặt) là đoạn trích ờ phần đầu của bài nghiên cứu Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc, in lần đầu năm 1967, được bổ sung và đưa vào Tuyển tập Đặng Thai Mai. Tuy là đoạn trích, song văn bản mà chúng ta được đọc vẫn có cấu tạo khá trọn vẹn như một áng văn nghị luận thể văn chứng minh. Chúng ta có thể đọc văn bản ấy theo ba đoạn: Mở bài (từ "Người Việt Nam ngày nay..." đến "... các thời kì lịch sử") : Nhận định tiếng Việt là thứ tiếng nói đẹp và hay, giải thích ngắn gọn nhận định ấy. Đây là phần nêu vấn đề trong bài nghị luận. Thân bài ("Tiếng Việt, trong cấu tạo..." đến ".... kĩ thuật, vãn nghệ, V.V.") : chứng minh cái đẹp và sự giàu có (cái hay) của tiếng Việt về các mặt ngữ âm, từ vựng, cú pháp. Kết bài (câu văn còn lại): Nhấn mạnh, khẳng định cái đẹp, cái hay của tiếng Việt chính là sức sống của tiếng Việt, cũng có ý nghĩa biểu hiện sức sống của dân tộc.  Vì là bài nghị luận nghiên cứu khoa học về ngôn ngữ, nên tác giả dùng lí lẽ và dẫn chứng thuộc phạm vi ngôn ngữ và thực tiễn, chứ không đưa ra những ví dụ cụ thể về những ngữ liệu văn chương hay tiếng nói trong đời sống hằng ngày. Do đó, khi tìm hiểu áng văn này, chúng ta cần kết hợp việc suy ngẫm vẻ các lí lẽ, các dẫn chứng của tác giả với những liên tưởng vốn liếng văn chương, tiếng nói hằng ngày dể chia sẻ và thấu hiểu tư tưởng, tình cảm tác giả. Mở đầu bài viết, Đặng Thai Mai dẫn chúng ta vào ngay vấn đề bằng hai câu biểu cảm "Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình. Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó". Câu thứ nhất cấu tạo bình thường. Câu sau rút gọn, ẩn chủ ngữ theo kiêu câu "tách trạng ngữ thành câu riêng". Kiểu câu không bình thường này, kết hợp hai từ biểu cảm tự hào, tin tưởng thể hiện rõ tình yêu, thái độ trân trọng của tác giả đối với tiếng nói Việt Nam. Từ đó, tác giả lôi cuốn người đọc vào vấn đề "Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay". Câu văn thứ ba vừa toát ra tình cảm mến yêu, trân trọng, vừa bày tỏ sự suy nghĩ sâu sắc mang tính khoa học về giá trị của tiếng nói Việt Nam. Vị trí cũng như nội dung của nó đúng là câu nêu vấn đề (luận đề) trong bài nghị luận. Tác giả nhấn mạnh hai tính từ "đẹp" và "hay". Sau đó giải thích khái quát nghĩa của hai nét dẹp và hay của tiếng Việt : ... một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu (tức là nói về từ vựng), tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu (tức là nói vể cú pháp), có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam - tức là đánh giá vai trò, hiệu quả, tác dụng trong cuộc sống của tiếng Việt. Mạch văn trôi chảy, dồn dập, nếu đọc nhanh, đọc lướt, chúng ta khó nắm bắt các luận điểm, các ý tướng của người viết. Văn phong khoa học là như thế, vần ngắn gọn, ý hàm súc. Nhưng xuống phần hai, tác giả lại trình bày luận điểm và minh hoạ bằng các dẫn chứng khá rành mạch, sáng tỏ và chặt chẽ. Luận điểm thứ nhất: tác giả khẳng định và chứng minh Tiếng Việt, trong cấu tạo của nó,... của một thứ tiếng khá đẹp. Nét đẹp ấy được minh hoạ bằng các dẫn chứng về giàu chất nhạc (trong ngữ âm, tiếng Việt có hai thanh bằng, bốn thanh trắc, thanh điệu phong phú. Trong cú pháp, tiếng Việt cân đối, nhịp nhàng, về từ vựng, tiếng Việt dồi dào vốn từ về cả ba mặt thơ, nhạc, hoạ). Do đó, nhà nghiên cứu khảng định: "tác dụng của đặc tính này đối với văn học là rất quan trọng". Đễ hỗ trợ cho các dẫn chứng về khoa học, tác giả bổ sung thêm dẫn chứng thực tế. Ông kể: nhiều người ngoại quốc sang thăm nước ta nhận xét rằng tiếng Việt là thứ tiếng giàu chất nhạc. Rồi ông dẫn ý kiến một giáo sư nói : ""tiếng Việt như là một thứ tiếng "đẹp" và "rất rành mạch trong lối nói, rất uyển chuyển trong câu kéo, rất ngon lành trong những câu tục ngữ"". Xen kẽ các dẫn chứng, tác giả dùng phép so sánh "tiếng Việt... giàu hình tượng ngữ âm như những âm giai trong bản nhạc trầm bổng". Những dẫn chứng phong phú, đa dạng, cách liên tưởng và viết câu nhịp nhàng, uyển chuyển như thế chứng tỏ nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai rất thích thú, say sưa và tự hào về chất nhạc của tiếng nói Việt Nam. Còn chúng ta, đọc văn của ông, cũng cảm thấy bị lôi cuốn. Chứng ta nhớ đến những bài thơ, những áng văn sống động, đa thanh, giàu chất nhạc trong kho tàng văn học Việt Nam. Ta hãy đọc đoạn thơ sau trong bài Lượm : Chú bé loắt choắt  Cái xắc xinh xinh  Cái chân thoăn thoắt  Cái đầu nghênh nghênh Ca lô đội lệch  Mồm huýt sáo vang Như con chim chích  Nhảy trên đường vàng... Nhạc tính của tiếng Việt đã tấu lên những âm sắc, những thanh điệu, cú pháp đẹp đẽ, uyển chuyển, sinh dộng biết bao trong đoạn thơ ấy của nhà thơ Tố Hữu. Và chúng ta nhớ tới bao nhiêu câu tục ngữ, bài ca dao, cả những câu nói bình thường hằng ngày ta nghe từ tiếng nói của mẹ cha, ông bà, của thầy, cô và bè bạn. Làm sao minh hoạ cho hết được tính nhạc, cái đẹp của tiếng Việt Nam chúng ta. Hãy trở lại với bài văn của Đặng Thai Mai. Sau khi chứng minh chất nhạc - vẻ đẹp - nhà nghiên cứu khẳng định tiếp: tiếng Việt là thứ tiếng hay. Rồi ông minh hoạ bằng vài nét khái quát : tiếng Việt có khả năng dồi dào về cấu tạo từ ngữ, về hình thức diễn đạt, ngữ pháp đang dần dần uyển chuyển hơn, chính xác hơn, không ngừng đặt ra những từ mới, cách nói mới, đồng thời Việt hoá những từ và cách nói của các dân tộc anh em và các dân tộc láng giềng... Dồn dập những dẫn chứng, vừa mang tính khoa học vừa đẫm chất thực tế. Điều đó giúp chúng ta vừa nâng cao hiểu biết về lí thuyết vừa thúc đẩy chúng ta liên hệ thực tế, để cảm thông, chia sẻ với tác giả niềm say mê trong khám phá khoa học và tình yêu tiếng mẹ đẻ Việt Nam. Ngoài Tố Hữu, qua các câu tục ngữ, các bài ca dao, chúng ta còn dược học biết bao tác phẩm văn chương của cha ông xưa từ Trần Quang Khải, đến Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến,... những tác phẩm của Bác Hồ, của các nhà văn Thạch Lam, Vũ Bằng, các nhà thơ Minh Huệ, Xuân Quỳnh,... trong thời đại ngày nay. Nhờ sự giàu và đẹp của tiếng Việt mà các văn nghệ sĩ sáng tạo ra biết bao áng văn chương tuyệt tác và cũng nhờ sự sáng tạo và tình yêu tiếng nói Việt Nam của các tác giả mà tiếng Việt càng ngày càng giàu, càng đẹp hơn, sức sống càng ngày càng dồi dào hơn. Xuống câu văn cuối cùng, vẻ đẹp và sức sống ấy của tiếng Việt được Đặng Thai Mai nhấn mạnh : "Cấu tạo của tiếng Việt, với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây, là một chứng cớ khá rõ về sức sống của nó". Sức sống của tiếng nói Việt Nam chính là một biểu hiện sức sống của dân tộc Việt Nam vậy. Bài văn nghị luận, đến đây vừa trọn vẹn. Về nội dung, tác giả đã có một phát hiện khoa học lí thú về vẻ dẹp tiếng nói Việt Nam. Về nghệ thuật, bài văn cũng đạt tới trình dộ đáng khâm phục, đáng học tập : kết hợp giải thích với chứng minh, bình luận nhẹ nhàng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng khá toàn diện, bao quát, viết câu linh hoạt, dùng câu rút gọn (ở phần đầu), phối hợp với câu mở rộng (ở phần hai)... Tóm lại, điều chúng ta cần ghi nhớ là : bằng những lí lẽ, chứng cứ chặt chẽ và toàn diện, bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt đà chứng minh tiếng nói Việt Nam giàu có và đẹp đẽ ở nhiều phương diện : ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Tiếng Việt, với những phẩm chất bền vững và khả nâng sáng tạo trong quá trình phát triển lâu dài của nó, là một biểu tượng hùng hồn của sức sống dân tộc...

Nguon : http://hoctotnguvan.net/phan-tich-doan-trich-su-giau-dep-cua-tieng-viet-cua-dang-thai-mai-23-1712.html

0 phiếu
bởi thuyvtsd Thạc sĩ (5.1k điểm)
Trong văn bản Sự giàu đẹp của tiếng Việt, để chứng minh cho sự giàu đẹp của tiếng Việt, tác giả Đặng Thai Mai đã trình bày những ý kiến theo hai phương thức là trực tiếp và gián tiếp.Phương thức gián tiếp là trình bày các ý kiến về tiếng Việt của người nước ngoài, cả ý kiến của người biết và không biết tiếng Việt. Người không biết tiếng Việt thì căn cứ vào âm thanh mà đưa ra nhận xét rằng “tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc”. Còn những người biết và rành tiếng Việt thì đưa ra những nhận xét cụ thể hơn, rằng “có thể nói đến tiếng Việt như là một thứ tiếng “đẹp” và “rất rành mạch trong lối nói, rất uyểnchuyển trong câu kéo, rất ngon lành trong những câu tục ngữ”. Những nhận xét, đánh giá về tiếng Việt trên đây là hết sức khách quan chứ không phải là nhữnglời khen xã giao của người ngoại quốc, tuy nhiên nó chưa thật sự cho thấy sự giàu đẹp của tiếng Việt.Để làm rõ hơn, tác giả đã trực tiếp phân tích, miêu tả và đánh giá các yếu tố ngôn ngữ của tiếng Việt trên các phương diện như ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng...Về ngữ âm, tiếng Việt có hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú và rất giàu thanh điệu, ngoài hai thanh bằng (âm bình và dương bình) còn có bốn thanh trắc. “Do đó, tiếng Việt có thể kể vào những thứ tiếng giàu hình tượng ngữ âm như những âm giai trong bản nhạc trầm bổng”.

Về ngữ pháp, tiếng Việt cũng “dần dần trở nên uyển chuyển hơn, chính xác hơn”.

Về từ vựng, “tiếng Việt qua các thời kì diễn biến của nó tăng lên mỗi ngày một nhiều”, đồng thời tiếng Việt rất gợi hình và giàu nhạc điệu. Tiếng Việt có khả năng lớn trong việc cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt. Tiếng Việt có sự phát triển qua các thời kì lịch sử về cả từ vựng lẫn ngữ pháp.

Từ sự chứng minh đó, tác giả Đặng Thai Mai đưa ra kết luận: “Chúng ta có thể khẳng định rằng: cấu tạo của tiếng Việt với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây, là một chứng cớ khá rõ về sức sống của nó”.

Bài 2

Văn bản Sự giàu đẹp của tiếng Việt là một phần nhỏ lược trích trong bài “Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc” của giáo sư Đặng Thai Mai viết năm 1967.Trước tiên, tác giả nói rõ niềm tự hào về tiếng Việt, tin tưởng hơn nữa vào tương lai của tiếng Việt của mỗi con người Việt Nam chúng ta ngày nay.Đoạn văn (3 câu) tiếp theo, giáo sư giải thích về những đặc sắc của tiếng Việt, một thứ tiếng đẹp và hay. Về mặt âm hưởng, thanh điệu thì “hài hòa”; cách đặt câu thì “rất tế nhị và uyển chuyển”. Tiếng Việt lại giàu có, phong phú “có đầy đủ khả năng diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử”. Nhận xét ấy rất sâu sắc...Đoạn thứ ba có 22 câu, tác giả dùng 21 câu để chứng minh tiếng Việt đẹp và hay, dùng một câu để tiểu kết.Tác giả chỉ ra rằng, về mặt cấu tạo, tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng khá đẹp. Đẹp như thế nào? Nhiều người ngoại quốc sangthăm nước ta, tiếp xúc với nhân dân ta đã nhận xét: “tiếng Việt giàu chất nhạc”. Một giáo sĩ phương Tây (rất thạo tiếng Việt) đã ca ngợi tiếng Việt là một thứ tiếng “đẹp” và “rất rành mạch trong lối nói, rất uyển chuyển trong câu kéo, rất ngon lành trong những câu tục ngữ”. Tác giả đã sử dụng trích dẫn, một lối viết nghiêm túc “nói có sách, mách có chứng".Tiếng Việt rất đẹp, “có một hệ thống nguyên âm và phụ âm khá phong phú”, lại “giàu về thanh điệu” (có hai thanh bằng và bốn thanh trắc). Do đó tiếng Việt “giàu hình tượng ngữ âm như những âm giai trong bản nhạc trầm bổng”.Tiếng Việt rất đẹp, “cân đối, nhịp nhàng” về mặt cú pháp; từ vựng dồi dào về cả ba mặt thơ, nhạc, họa. Và giáo sư đã nói thêm rằng: “Tác dụng của đặc tính này đối với văn học là rất quan trọng".Tiếng Việt rất hay, nó thỏa mãn được nhu cầu của xã hội, vì nó là một phương tiện, một công cụ “trao đổi tình cảm, ý nghĩa giữa người với người”. Tiếng Việt hay như thế nào?

-     Về từ vựng, tiếng Việt “tăng lên mỗi ngày một nhiều” (giàu có).

-     Về ngữ pháp, tiếng Việt “dần dần trở nên uyển chuyển hơn, chính xác hơn” (trong sáng).

-     Tiếng Việt “đã không ngừng đặt ra những từ mới, những cách nói mới hoặc Việt hóa những từ và những cách nói của các dân tộc anh em và các dân tộc láng giềng để thỏa mãn yêu cầu của đời sống văn hóa ngày một phức tạp về mọi mặt kinh tế, chính trị, khoa học, kĩ thuật, văn nghệ..”.Câu cuối đoạn, giáo sư khẳng định rằng, tiếng Việt, về mặt cấu tạo, về khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử đã chứng tỏ “sức sống của nó”. Đó là câu kết đoạn.Văn bản trên đây là một bài nghị luận chứng minh đã khẳng định và ca ngợi sự giàu đẹp của tiếng Việt. Trước khi chứng minh, tác giả đã giải thích ngắn. Phần chứng minh, cách lập luận rất chặt chẽ, được thể hiện qua một hệ thống lí lẽ và dẫn chứng làm sáng tỏ hai luận điểm: tiếng Việt đẹp, tiếng Việt hay (giàu có, trong sáng). Cách mở đoạn, cách trình bày lí lẽ và dẫn chứng, cách chuyển ý chuyển đoạn, cách kết luận của tác giả vừa khoa học, chặt chẽ, vừa tinh tế.Đọc văn bản này, ta càng thêm yêu quý và tự hào tiếng Việt rất giàu đẹp. Đồng thời, chúng ta học tập cách viết của giáo sư Đặng Thai Mai: cách dùng từ, đặt câu, cách chứng minh. ..
0 phiếu
bởi Đức lượng♥ NGTT Tiến sĩ (11.1k điểm)
Chúng ta là người Việt Nam, hằng ngày dùng tiếng mẹ **, tiếng nói của toàn dân - tiếng Việt - để suy nghĩ, nói năng, giao tiếp. Nhưng đã mấy ai biết tiếng nói Việt Nam có những đặc điểm, những giá trị gì và sức sống của nó ra sao. Trong thơ và âm nhạc đã có vài ba người ca ngợi vẻ đẹp, nét độc đáo của tiếng Việt. Song muốn hiểu sâu để cảm nhận một cách thích thú vẻ đẹp, sự độc đáo của tiếng nói dân tộc Việt Nam, ta hãy đi tìm các nhà nghiên cứu ngôn ngữ, văn chương. Một trong những người ấy là Giáo sư Đặng Thai Mai, tác giả bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt. Bài nghị luận ấy ngắn gọn mà sâu sắc đã giải thích và chứng minh một cách thuyết phục nét đặc trưng cơ bản của tiếng nói Việt Nam chúng ta: "giàu và đẹp". Bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt (tên bài do người soạn sách đặt) là đoạn trích ờ phần đầu của bài nghiên cứu Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc, in lần đầu năm 1967, được bổ sung và đưa vào Tuyển tập Đặng Thai Mai. Tuy là đoạn trích, song văn bản mà chúng ta được đọc vẫn có cấu tạo khá trọn vẹn như một áng văn nghị luận thể văn chứng minh. Chúng ta có thể đọc văn bản ấy theo ba đoạn: Mở bài (từ "Người Việt Nam ngày nay..." đến "... các thời kì lịch sử") : Nhận định tiếng Việt là thứ tiếng nói đẹp và hay, giải thích ngắn gọn nhận định ấy. Đây là phần nêu vấn đề trong bài nghị luận. Thân bài ("Tiếng Việt, trong cấu tạo..." đến ".... kĩ thuật, vãn nghệ, V.V.") : chứng minh cái đẹp và sự giàu có (cái hay) của tiếng Việt về các mặt ngữ âm, từ vựng, cú pháp. Kết bài (câu văn còn lại): Nhấn mạnh, khẳng định cái đẹp, cái hay của tiếng Việt chính là sức sống của tiếng Việt, cũng có ý nghĩa biểu hiện sức sống của dân tộc.  Vì là bài nghị luận nghiên cứu khoa học về ngôn ngữ, nên tác giả dùng lí lẽ và dẫn chứng thuộc phạm vi ngôn ngữ và thực tiễn, chứ không đưa ra những ví dụ cụ thể về những ngữ liệu văn chương hay tiếng nói trong đời sống hằng ngày. Do đó, khi tìm hiểu áng văn này, chúng ta cần kết hợp việc suy ngẫm vẻ các lí lẽ, các dẫn chứng của tác giả với những liên tưởng vốn liếng văn chương, tiếng nói hằng ngày dể chia sẻ và thấu hiểu tư tưởng, tình cảm tác giả. Mở đầu bài viết, Đặng Thai Mai dẫn chúng ta vào ngay vấn đề bằng hai câu biểu cảm "Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình. Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó". Câu thứ nhất cấu tạo bình thường. Câu sau rút gọn, ẩn chủ ngữ theo kiêu câu "tách trạng ngữ thành câu riêng". Kiểu câu không bình thường này, kết hợp hai từ biểu cảm tự hào, tin tưởng thể hiện rõ tình yêu, thái độ trân trọng của tác giả đối với tiếng nói Việt Nam. Từ đó, tác giả lôi cuốn người đọc vào vấn đề "Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay". Câu văn thứ ba vừa toát ra tình cảm mến yêu, trân trọng, vừa bày tỏ sự suy nghĩ sâu sắc mang tính khoa học về giá trị của tiếng nói Việt Nam. Vị trí cũng như nội dung của nó đúng là câu nêu vấn đề (luận đề) trong bài nghị luận. Tác giả nhấn mạnh hai tính từ "đẹp" và "hay". Sau đó giải thích khái quát nghĩa của hai nét dẹp và hay của tiếng Việt : ... một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu (tức là nói về từ vựng), tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu (tức là nói vể cú pháp), có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam - tức là đánh giá vai trò, hiệu quả, tác dụng trong cuộc sống của tiếng Việt. Mạch văn trôi chảy, dồn dập, nếu đọc nhanh, đọc lướt, chúng ta khó nắm bắt các luận điểm, các ý tướng của người viết. Văn phong khoa học là như thế, vần ngắn gọn, ý hàm súc. Nhưng xuống phần hai, tác giả lại trình bày luận điểm và minh hoạ bằng các dẫn chứng khá rành mạch, sáng tỏ và chặt chẽ. Luận điểm thứ nhất: tác giả khẳng định và chứng minh Tiếng Việt, trong cấu tạo của nó,... của một thứ tiếng khá đẹp. Nét đẹp ấy được minh hoạ bằng các dẫn chứng về giàu chất nhạc (trong ngữ âm, tiếng Việt có hai thanh bằng, bốn thanh trắc, thanh điệu phong phú. Trong cú pháp, tiếng Việt cân đối, nhịp nhàng, về từ vựng, tiếng Việt dồi dào vốn từ về cả ba mặt thơ, nhạc, hoạ). Do đó, nhà nghiên cứu khảng định: "tác dụng của đặc tính này đối với văn học là rất quan trọng". Đễ hỗ trợ cho các dẫn chứng về khoa học, tác giả bổ sung thêm dẫn chứng thực tế. Ông kể: nhiều người ngoại quốc sang thăm nước ta nhận xét rằng tiếng Việt là thứ tiếng giàu chất nhạc. Rồi ông dẫn ý kiến một giáo sư nói : ""tiếng Việt như là một thứ tiếng "đẹp" và "rất rành mạch trong lối nói, rất uyển chuyển trong câu kéo, rất ngon lành trong những câu tục ngữ"". Xen kẽ các dẫn chứng, tác giả dùng phép so sánh "tiếng Việt... giàu hình tượng ngữ âm như những âm giai trong bản nhạc trầm bổng". Những dẫn chứng phong phú, đa dạng, cách liên tưởng và viết câu nhịp nhàng, uyển chuyển như thế chứng tỏ nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai rất thích thú, say sưa và tự hào về chất nhạc của tiếng nói Việt Nam. Còn chúng ta, đọc văn của ông, cũng cảm thấy bị lôi cuốn. Chứng ta nhớ đến những bài thơ, những áng văn sống động, đa thanh, giàu chất nhạc trong kho tàng văn học Việt Nam. Ta hãy đọc đoạn thơ sau trong bài Lượm : Chú bé loắt choắt  Cái xắc xinh xinh  Cái chân thoăn thoắt  Cái đầu nghênh nghênh Ca lô đội lệch  Mồm huýt sáo vang Như con chim chích  Nhảy trên đường vàng... Nhạc tính của tiếng Việt đã tấu lên những âm sắc, những thanh điệu, cú pháp đẹp đẽ, uyển chuyển, sinh dộng biết bao trong đoạn thơ ấy của nhà thơ Tố Hữu. Và chúng ta nhớ tới bao nhiêu câu tục ngữ, bài ca dao, cả những câu nói bình thường hằng ngày ta nghe từ tiếng nói của mẹ cha, ông bà, của thầy, cô và bè bạn. Làm sao minh hoạ cho hết được tính nhạc, cái đẹp của tiếng Việt Nam chúng ta. Hãy trở lại với bài văn của Đặng Thai Mai. Sau khi chứng minh chất nhạc - vẻ đẹp - nhà nghiên cứu khẳng định tiếp: tiếng Việt là thứ tiếng hay. Rồi ông minh hoạ bằng vài nét khái quát : tiếng Việt có khả năng dồi dào về cấu tạo từ ngữ, về hình thức diễn đạt, ngữ pháp đang dần dần uyển chuyển hơn, chính xác hơn, không ngừng đặt ra những từ mới, cách nói mới, đồng thời Việt hoá những từ và cách nói của các dân tộc anh em và các dân tộc láng giềng... Dồn dập những dẫn chứng, vừa mang tính khoa học vừa đẫm chất thực tế. Điều đó giúp chúng ta vừa nâng cao hiểu biết về lí thuyết vừa thúc đẩy chúng ta liên hệ thực tế, để cảm thông, chia sẻ với tác giả niềm say mê trong khám phá khoa học và tình yêu tiếng mẹ ** Việt Nam. Ngoài Tố Hữu, qua các câu tục ngữ, các bài ca dao, chúng ta còn dược học biết bao tác phẩm văn chương của cha ông xưa từ Trần Quang Khải, đến Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến,... những tác phẩm của Bác Hồ, của các nhà văn Thạch Lam, Vũ Bằng, các nhà thơ Minh Huệ, Xuân Quỳnh,... trong thời đại ngày nay. Nhờ sự giàu và đẹp của tiếng Việt mà các văn nghệ sĩ sáng tạo ra biết bao áng văn chương tuyệt tác và cũng nhờ sự sáng tạo và tình yêu tiếng nói Việt Nam của các tác giả mà tiếng Việt càng ngày càng giàu, càng đẹp hơn, sức sống càng ngày càng dồi dào hơn. Xuống câu văn cuối cùng, vẻ đẹp và sức sống ấy của tiếng Việt được Đặng Thai Mai nhấn mạnh : "Cấu tạo của tiếng Việt, với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây, là một chứng cớ khá rõ về sức sống của nó". Sức sống của tiếng nói Việt Nam chính là một biểu hiện sức sống của dân tộc Việt Nam vậy. Bài văn nghị luận, đến đây vừa trọn vẹn. Về nội dung, tác giả đã có một phát hiện khoa học lí thú về vẻ dẹp tiếng nói Việt Nam. Về nghệ thuật, bài văn cũng đạt tới trình dộ đáng khâm phục, đáng học tập : kết hợp giải thích với chứng minh, bình luận nhẹ nhàng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng khá toàn diện, bao quát, viết câu linh hoạt, dùng câu rút gọn (ở phần đầu), phối hợp với câu mở rộng (ở phần hai)... Tóm lại, điều chúng ta cần ghi nhớ là : bằng những lí lẽ, chứng cứ chặt chẽ và toàn diện, bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt đà chứng minh tiếng nói Việt Nam giàu có và đẹp đẽ ở nhiều phương diện : ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Tiếng Việt, với những phẩm chất bền vững và khả nâng sáng tạo trong quá trình phát triển lâu dài của nó, là một biểu tượng hùng hồn của sức sống dân tộc... 

chúc bạn học tốt
–1 thích
bởi Phamthunhien Tiến sĩ (20.5k điểm)
Tiếng Việt ra đời từ rất sớm, hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn lịch sử. Tiếng Việt có nhiều thể loại và nhiều cách thể hiện khác nhau, từ hội họa, ca nhạc, điêu khắc, đến thơ, văn chương truyền khẩu, lời ăn tiếng nói hằng ngày. Văn học cũng là một khía cạnh của Tiếng Việt. Cũng như Tiếng Việt, văn học Việt Nam ra đời từ thời viễn cổ ((chỗ này hơi lũng cũng)), phát triển qua các giai đoạn lịch sử và phân hóa thành hai thể loại: Văn chương truyền khẩu và văn học viết ((bao gồm chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc Ngữ)). Dù ở giai đoạn nào ((vh vn phát triển qua 4 giai đoạn)), thể loại ((văn xuôi, hồi kí, tùy bút, tác phẩm tự sự,ca dao, tục ngữ...)) hay hình thức thể hiện ((văn xuôi hoặc thơ)) nào thì văn học Việt Nam vẫn mang đậm truyền thống yêu nước ((Nguyễn Trãi, HCM,Huy Cận, Tố Hữu,...)) và tinh thần tự hào dân tộc ((HCM, Tế Hanh,...)), tình nhân ái, tấm lòng nhân đạo ((Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan,...)), yêu thương con người và bản sắc dân tộc, yêu cảnh sắc non sông đất nước....((nên kể thêm các tp và tg: Tản Đà, Trần Huy Khải, Chế Lan Viên, Xuân Quỳnh, Xuân Diệu, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Tú Xương, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Tuân,...)). Văn chương thể hiện số phận của con người, cuộc sống của người dân qua các giai đoạn lịch sử, con người trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước. Văn học giúp con người xích lại gần nhau hơn, hiểu nhau hơn. Văn chương thể hiện tình cảm của tác giả, nhà văn, nhà thơ trước thực tế cuộc sống. Vì vậy, có thể nói văn học Việt Nam cũng thể hiện sự giàu đẹp của Tiếng Việt.

Các câu hỏi liên quan

+1 thích
1 trả lời 5.9k lượt xem
Viết đoạn văn 5-7 câu phân tích tác dụng của phép tu từ trong : a) Khổ thơ đầu bài Tiếng gà trưa b) Khổ thơ cuối bài Tiếng gà trưa Giúp mk với mk dốt Văn lắm
đã hỏi 14 tháng 12, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi Khách
0 phiếu
0 câu trả lời 166 lượt xem
noi dung va nghe thuat cua bai tho trua he xuan quynh
đã hỏi 15 tháng 12, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi Khách
0 phiếu
0 câu trả lời 323 lượt xem
lập dàn ý và bài làm hoàn chỉnh đề bài: chứng minh rằng bảo vệ môi trường là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta.
đã hỏi 27 tháng 2, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi hoanglinh2814 Tiến sĩ (12.8k điểm)
0 phiếu
3 câu trả lời 749 lượt xem
viết 1 đoạn văn ngắn nói về lòng say mê văn học của em hoặc về ảnh hưởng của tác phẩm văn học đối với em. Trong đó có dùng ít nhất 1 câu bị động. hãy chỉ ra.
đã hỏi 31 tháng 1, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi hoanglinh2814 Tiến sĩ (12.8k điểm)
0 phiếu
0 câu trả lời 419 lượt xem
* làm 1 trong 5 đề sau: ĐỀ 1: ít lâu nay, một số bạn trong lớp có phần lơ là học tập. Em hãy viết một bài văn để thuyết phục bạn: Nếu khi còn trẻ ta ko chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích! ĐỀ 2: hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng ... lớn nếu mọi người ko có ý thức bảo vệ môi trường sống. ĐỀ 5: hãy trình bày nổi bật lối sống vô cùng giản dị, thanh bạch của Bác Hồ.  
đã hỏi 23 tháng 1, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi hoanglinh2814 Tiến sĩ (12.8k điểm)
+1 thích
2 câu trả lời 138 lượt xem
đề bài: viết 1 đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 câu) tả cảnh quê hương em, trong đó có 1 vài câu đặc biệt. chỉ ra câu đặc biệt đó. 
đã hỏi 4 tháng 1, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi hoanglinh2814 Tiến sĩ (12.8k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 323 lượt xem
cảm nghĩ về tiết học mà em yêu thích
đã hỏi 4 tháng 1, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi hoanglinh2814 Tiến sĩ (12.8k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 1.5k lượt xem
lap dan y bai tieng ga trua giup tui voi 
đã hỏi 10 tháng 4, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi trang
0 phiếu
1 trả lời 266 lượt xem
viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 8-10 câu nêu cảm nghĩ của em về tình bà cháu qua văn bản " Tiếng gà trưa". gạch chân dưới 1 điệp ngữ.
đã hỏi 8 tháng 12, 2016 trong Ngữ văn lớp 7 bởi hoanglinh2814 Tiến sĩ (12.8k điểm)
+2 phiếu
1 trả lời 265 lượt xem
Viet tu 3-4cau ve tinh ba chau trong bai tho "tieng ga trua"
đã hỏi 6 tháng 4, 2017 trong Toán tiểu học bởi giup minh nha

HOT 1 giờ qua

  1. minhquanhhqt160

    40 Điểm

  2. tnk11022006452

    35 Điểm

  3. monmon70023220

    30 Điểm

  4. k50cnguenbaolinh252

    5 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...