Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
878 lượt xem
trong Ngữ văn lớp 6 bởi
đã đóng

5 Trả lời

0 phiếu
bởi thuyvtsd Thạc sĩ (5.1k điểm)

Tố Hữu

 

Tố Hữu, tên thật là Nguyễn Kim Thành (4 tháng 10 năm 1920 – 9 tháng 12 năm 2002), quê gốc ở làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Ông là một nhà thơ tiêu biểu của thơ cách mạng Việt Nam, đồng thời là một chính trị gia. Ông đã từng giữ các chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị của Việt Nam như Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch thứ Nhất Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

 

Mục lục

 Nguồn gốc bút danh Tố Hữu

Theo lời Tố Hữu tự giải thích về nguồn gốc bút danh Tố Hữu của mình[1] thì năm 1938 ông sang Lào thăm một người anh. Ở đây ông gặp một cụ đồ người Quảng Bình. Cụ đồ đã đặt cho ông bút danh "Tố Hữu" (chữ Hán: 素有), lấy từ câu nói của Đỗ Thị[2] "Ngô nhi tố hữu đại chí" 吾兒素有大志. Tố Hữu 素有 có nghĩa là "sẵn có, ý chỉ khí phách tiềm ẩn trong người". Tố Hữu nhận tên gọi này nhưng hiểu theo nghĩa là "người bạn trong trắng", viết bằng chữ Hán là "素友", khác với tên do cụ đồ đặt ở chữ "hữu".

Tiểu sử

Thiếu niên

Nguyễn Kim Thành sinh ngày 4 tháng 10 năm 1920 tại Hội An tỉnh Quảng Nam. Đến năm 9 tuổi, ông cùng cha về ở tại làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Cha ông là một nhà nho nghèo, không đỗ đạt và phải kiếm sống rất chật vật nhưng lại thích thơ, thích sưu tập ca dao tục ngữ. Ông đã dạy Tố Hữu làm thơ cổ. Mẹ ông cũng là con của một nhà nho, thuộc nhiều ca dao dân ca Huế và rất thương con. Cha mẹ đã góp phần nuôi dưỡng tâm hồn thơ Tố Hữu.[2]

Mẹ ông mất vào năm ông lên 12 tuổi. Năm 13 tuổi, ông vào trường Quốc học Huế. Tại đây, được trực tiếp tiếp xúc với tư tưởng của Karl MarxFriedrich EngelsVladimir Ilyich LeninMaxim Gorky,... qua sách báo, kết hợp với sự vận động của các đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam bấy giờ (Lê DuẩnPhan Đăng Lưu, Nguyễn Chí Diểu), Nguyễn Kim Thành sớm tiếp cận với lý tưởng cộng sản. Năm 1936 ông gia nhập Đoàn thanh niên Dân chủ Đông Dương.

Hoạt động trong đảng Cộng sản[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1938 ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản. Tháng 4/1939, ông bị bắt, bị tra tấn dã man và đày đi nhà lao Thừa Phủ (Huế) rồi chuyển sang nhà tù Lao Bảo (Quảng Trị) và nhiều nhà tù khác ở Tây Nguyên. Tháng 3-1942, ông vượt ngục và bắt liên lạc với Đảng (về hoạt động bí mật ở huyện Hậu Lộc và thôn Tâm Quy xã Hà Tân huyện Hà Trung Thanh Hóa). Đến năm 1945, khi Cách mạng tháng Tám bùng nổ, ông được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Khởi nghĩa Thừa Thiên - Huế.

Năm 1946, ông là Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa. Cuối 1947, ông lên Việt Bắc làm công tác văn nghệ, tuyên huấn. Từ đó, ông được giao những chức vụ quan trọng trong công tác văn nghệ, trong bộ máy lãnh đạo Đảng và nhà nước:

  • 1948: Phó Tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam;
  • 1952: Giám đốc Nha Tuyên truyền và Văn nghệ thuộc Thủ tướng phủ;
  • 1954: Thứ trưởng Bộ Tuyên truyền;
  • 1963: Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam;
  • Tại đại hội Đảng lần II (1951): Ủy viên dự khuyết Trung ương; 1955: Ủy viên chính thức;
  • Tại đại hội Đảng lần III (1960): vào Ban Bí thư;
  • Tại đại hội Đảng lần IV (1976): Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Bí thư Ban chấp hành Trung ương, Trưởng ban Tuyên truyền Trung ương, Phó Ban Nông nghiệp Trung ương;
  • Từ 1980: Ủy viên chính thức Bộ Chính trị;
  • 1981: Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, rồi Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng cho tới 1986. Ngoài ra ông còn là Bí thư Ban chấp hành Trung ương.

Năm 1996, ông được Nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật (đợt 1).

Ông từng đảm nhiệm nhiều chức vụ khác như Hiệu trưởng Trường Nguyễn Ái Quốc, Trưởng ban Thống nhất Trung ương, Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương, Trưởng ban Khoa giáo Trung ương. Ông còn là Đại biểu Quốc hội khoá II và VII.

Trong thời gian phụ trách mảng văn nghệ, ông là người đã phê phán quyết liệt phong trào Nhân Văn - Giai Phẩm|phong trào Nhân văn-Giai phẩm (1958). Nhiều ý kiến coi ông là tác giả chính của vụ án văn nghệ-chính trị này[3]. Sau khi Lê Duẩn mất, có sự thay đổi mạnh mẽ tiến tới đổi mới nhằm thoát khỏi khủng hoảng kinh tế toàn diện. Ông bị mất uy tín chính trị vì phải chịu trách nhiệm trong những vụ khủng hoảng tiền tệ những năm 1980 nên bị miễn nhiệm các chức vụ quản lý, chỉ còn giữ một chức danh nghiên cứu mang tính học thuật.

Ông mất lúc 9 giờ 15 phút 7 giây, ngày 9 tháng 12 năm 2002 tại Bệnh viện 108.

Quan điểm chính trị

  • Là nhà thơ đã chọn con đường Cách mạng từ thời thanh niên, trải qua những năm tháng tù đày, thơ của ông là tiêu biểu của quan niệm nghệ thuật Cách mạng. Ông quan niệm: "Muốn có thơ hay, trước hết, phải tạo lấy tình. Nhà thơ chân chính phải không ngừng phấn đấu, tu dưỡng về lập trường tư tưởng; xác định thật rõ ràng tầm nhìn, cách nhìn. Tự nguyện gắn bó chân thành là yêu cầu cao nhất đối với người nghệ sĩ trong quan hệ với đất nước, với nhân dân. Ngoài ra, các nhà thơ Cách mạng còn phải kiên quyết đấu tranh, không khoan nhượng trước những biểu hiện lệch lạc, với cái xấu cái ác. Tóm lại, viết thơ phải xứng đáng là người chiến sĩ xung kích trên mặt trận văn hóa tư tưởng."
  • Ngoài vai trò nhà thơ, ông còn là một nhà chính trị, có một số bài thơ ca ngợi các lãnh tụ phong trào cộng sản quốc tế như Stalin (Đời đời nhớ Ông), Mao Trạch Đông (Đường sang nước bạn), Hồ Chí Minh (Bác ơiCháu nhớ Bác Hồ), Fidel Castro (Từ Cuba).

Đóng góp văn học

Ở Tố Hữu có sự thống nhất đẹp đẽ giữa cuộc đời cách mạng và cuộc đời thơ. Chặng đường thơ của Tố Hữu là chặng đường lịch sử của cả một dân tộc. Ông được coi là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng và kháng chiến. 

0 phiếu
bởi tranaiminhthuy Thần đồng (1.3k điểm)
0 phiếu
bởi Dalia Mộc Ly Tiến sĩ (13.6k điểm)
0 phiếu
bởi hanlekhaho Học sinh (120 điểm)

Tố Hữu, tên thật là Nguyễn Kim Thành (4 tháng 10 năm 1920 – 9 tháng 12 năm 2002), quê gốc ở làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Ông là một nhà thơ tiêu biểu của thơ cách mạng Việt Nam, đồng thời là một chính trị gia. Ông đã từng giữ các chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị của Việt Nam như Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch thứ Nhất Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

 

Mục lục

 Nguồn gốc bút danh Tố Hữu

Theo lời Tố Hữu tự giải thích về nguồn gốc bút danh Tố Hữu của mình[1] thì năm 1938 ông sang Lào thăm một người anh. Ở đây ông gặp một cụ đồ người Quảng Bình. Cụ đồ đã đặt cho ông bút danh "Tố Hữu" (chữ Hán: 素有), lấy từ câu nói của Đỗ Thị[2] "Ngô nhi tố hữu đại chí" 吾兒素有大志. Tố Hữu 素有 có nghĩa là "sẵn có, ý chỉ khí phách tiềm ẩn trong người". Tố Hữu nhận tên gọi này nhưng hiểu theo nghĩa là "người bạn trong trắng", viết bằng chữ Hán là "素友", khác với tên do cụ đồ đặt ở chữ "hữu".

Tiểu sử

Thiếu niên

Nguyễn Kim Thành sinh ngày 4 tháng 10 năm 1920 tại Hội An tỉnh Quảng Nam. Đến năm 9 tuổi, ông cùng cha về ở tại làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Cha ông là một nhà nho nghèo, không đỗ đạt và phải kiếm sống rất chật vật nhưng lại thích thơ, thích sưu tập ca dao tục ngữ. Ông đã dạy Tố Hữu làm thơ cổ. Mẹ ông cũng là con của một nhà nho, thuộc nhiều ca dao dân ca Huế và rất thương con. Cha mẹ đã góp phần nuôi dưỡng tâm hồn thơ Tố Hữu.[2]

Mẹ ông mất vào năm ông lên 12 tuổi. Năm 13 tuổi, ông vào trường Quốc học Huế. Tại đây, được trực tiếp tiếp xúc với tư tưởng của Karl MarxFriedrich EngelsVladimir Ilyich LeninMaxim Gorky,... qua sách báo, kết hợp với sự vận động của các đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam bấy giờ (Lê DuẩnPhan Đăng Lưu, Nguyễn Chí Diểu), Nguyễn Kim Thành sớm tiếp cận với lý tưởng cộng sản. Năm 1936 ông gia nhập Đoàn thanh niên Dân chủ Đông Dương.

Hoạt động trong đảng Cộng sản[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1938 ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản. Tháng 4/1939, ông bị bắt, bị tra tấn dã man và đày đi nhà lao Thừa Phủ (Huế) rồi chuyển sang nhà tù Lao Bảo (Quảng Trị) và nhiều nhà tù khác ở Tây Nguyên. Tháng 3-1942, ông vượt ngục và bắt liên lạc với Đảng (về hoạt động bí mật ở huyện Hậu Lộc và thôn Tâm Quy xã Hà Tân huyện Hà Trung Thanh Hóa). Đến năm 1945, khi Cách mạng tháng Tám bùng nổ, ông được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Khởi nghĩa Thừa Thiên - Huế.

Năm 1946, ông là Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa. Cuối 1947, ông lên Việt Bắc làm công tác văn nghệ, tuyên huấn. Từ đó, ông được giao những chức vụ quan trọng trong công tác văn nghệ, trong bộ máy lãnh đạo Đảng và nhà nước:

  • 1948: Phó Tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam;
  • 1952: Giám đốc Nha Tuyên truyền và Văn nghệ thuộc Thủ tướng phủ;
  • 1954: Thứ trưởng Bộ Tuyên truyền;
  • 1963: Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam;
  • Tại đại hội Đảng lần II (1951): Ủy viên dự khuyết Trung ương; 1955: Ủy viên chính thức;
  • Tại đại hội Đảng lần III (1960): vào Ban Bí thư;
  • Tại đại hội Đảng lần IV (1976): Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Bí thư Ban chấp hành Trung ương, Trưởng ban Tuyên truyền Trung ương, Phó Ban Nông nghiệp Trung ương;
  • Từ 1980: Ủy viên chính thức Bộ Chính trị;
  • 1981: Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, rồi Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng cho tới 1986. Ngoài ra ông còn là Bí thư Ban chấp hành Trung ương.

Năm 1996, ông được Nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật (đợt 1).

Ông từng đảm nhiệm nhiều chức vụ khác như Hiệu trưởng Trường Nguyễn Ái Quốc, Trưởng ban Thống nhất Trung ương, Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương, Trưởng ban Khoa giáo Trung ương. Ông còn là Đại biểu Quốc hội khoá II và VII.

Trong thời gian phụ trách mảng văn nghệ, ông là người đã phê phán quyết liệt phong trào Nhân Văn - Giai Phẩm|phong trào Nhân văn-Giai phẩm (1958). Nhiều ý kiến coi ông là tác giả chính của vụ án văn nghệ-chính trị này[3]. Sau khi Lê Duẩn mất, có sự thay đổi mạnh mẽ tiến tới đổi mới nhằm thoát khỏi khủng hoảng kinh tế toàn diện. Ông bị mất uy tín chính trị vì phải chịu trách nhiệm trong những vụ khủng hoảng tiền tệ những năm 1980 nên bị miễn nhiệm các chức vụ quản lý, chỉ còn giữ một chức danh nghiên cứu mang tính học thuật.

Ông mất lúc 9 giờ 15 phút 7 giây, ngày 9 tháng 12 năm 2002 tại Bệnh viện 108.

Quan điểm chính trị

  • Là nhà thơ đã chọn con đường Cách mạng từ thời thanh niên, trải qua những năm tháng tù đày, thơ của ông là tiêu biểu của quan niệm nghệ thuật Cách mạng. Ông quan niệm: "Muốn có thơ hay, trước hết, phải tạo lấy tình. Nhà thơ chân chính phải không ngừng phấn đấu, tu dưỡng về lập trường tư tưởng; xác định thật rõ ràng tầm nhìn, cách nhìn. Tự nguyện gắn bó chân thành là yêu cầu cao nhất đối với người nghệ sĩ trong quan hệ với đất nước, với nhân dân. Ngoài ra, các nhà thơ Cách mạng còn phải kiên quyết đấu tranh, không khoan nhượng trước những biểu hiện lệch lạc, với cái xấu cái ác. Tóm lại, viết thơ phải xứng đáng là người chiến sĩ xung kích trên mặt trận văn hóa tư tưởng."
  • Ngoài vai trò nhà thơ, ông còn là một nhà chính trị, có một số bài thơ ca ngợi các lãnh tụ phong trào cộng sản quốc tế như Stalin (Đời đời nhớ Ông), Mao Trạch Đông (Đường sang nước bạn), Hồ Chí Minh (Bác ơiCháu nhớ Bác Hồ), Fidel Castro (Từ Cuba).

Đóng góp văn học

Ở Tố Hữu có sự thống nhất đẹp đẽ giữa cuộc đời cách mạng và cuộc đời thơ. Chặng đường thơ của Tố Hữu là chặng đường lịch sử của cả một dân tộc. Ông được coi là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng và kháng chiến. 

0 phiếu
bởi Fairy tail Thạc sĩ (6.6k điểm)

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
1 trả lời 72 lượt xem
đã hỏi 10 tháng 5, 2020 trong Khác bởi YasuoVN Thạc sĩ (7.1k điểm)
0 phiếu
0 câu trả lời 263 lượt xem
+2 phiếu
8 câu trả lời 1.0k lượt xem
Ở Hàn Quốc, tượng đá Harubang được coi là biểu tượng của đảo nào ?
đã hỏi 5 tháng 7, 2017 trong Khác bởi Bwi Nochu Tiến sĩ (11.8k điểm)
  • uyennhi
0 phiếu
1 trả lời 722 lượt xem
Em hãy viết thư cho một người bạn nước ngoài để bạn hiểu thêm về đất nước mình. (Không sao chép trên mạng, các trang web khác) Gợi ý: Có thể giới thiệu về con người, truyền thống lịch sử, danh lam thắng cảnh, văn hoá, phong tục,....
đã hỏi 22 tháng 9, 2019 trong Ngữ văn lớp 7 bởi Wannable170707 Học sinh (13 điểm)
0 phiếu
1 trả lời 64 lượt xem
Tìm hiểu tâm trạng của Tố Hữu trong giây phút bắt gặp lí tưởng cộng sản. Qua hình ảnh "Mặt trời chân lí chói qua tim", có thể hiểu quan niệm của nhà thơ về lí tưởng cộng sản như thế nào?
đã hỏi 23 tháng 6, 2020 trong Ngữ văn lớp 11 bởi linhchi2002 Thần đồng (1.3k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 90 lượt xem
đã hỏi 10 tháng 5, 2020 trong Khác bởi YasuoVN Thạc sĩ (7.1k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 116 lượt xem
Một số kết bài hay nhất cho bài văn phân tích tác phẩm Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu?
đã hỏi 12 tháng 5, 2021 trong Ngữ văn lớp 12 bởi linhchi2002 Thần đồng (1.3k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 935 lượt xem
Nhà thơ Tố Hữu đã từng gọi ai là Thạch Sanh của thế kỉ XX?
đã hỏi 8 tháng 6, 2020 trong Ngữ văn lớp 10 bởi pikotaro Học sinh (156 điểm)
0 phiếu
3 câu trả lời 300 lượt xem
Qua bài thơ ngắm trăng em hiểu thêm gì về Bác ?
đã hỏi 23 tháng 6, 2022 trong Ngữ văn lớp 7 bởi ngaon2226485 Học sinh (8 điểm)
0 phiếu
4 câu trả lời 797 lượt xem
Cho biết thêm về ông Vũ Hữu ( nhà toán học thời Lê Sơ ) và ông Lương Thế Vinh. Làm xong trước mnh2 tick cho @@@@@@@@
đã hỏi 12 tháng 2, 2017 trong Lịch sử lớp 7 bởi ღƸ̴⊰ ๖ۣۜTooru ⊱Ʒღ Thạc sĩ (7.2k điểm)
  1. Darling_274

    20 Điểm

  2. minhquanhhqt160

    15 Điểm

  3. lueyuri009730

    15 Điểm

  4. lenguyenducminh05102011227

    5 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...