Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
+1 thích
8.7k lượt xem
trong Lịch sử lớp 6 bởi
đã đóng

5 Trả lời

+1 thích
bởi
Theo mình thì giá trị lịch sử và văn hóa được thể hiện ở bia tiến sĩ.
+1 thích
bởi
Tất cả giá trị về mặt lịch sử và văn hóa của Văn Miếu Quốc Tử GIám được thể hiện chủ yếu ở các bia tiến sĩ.
+1 thích
bởi
Văn Miếu - Quốc Tử Giám là khu di tích lịch sử văn hóa đặc biệt quan trọng, nằm giữa Thủ đô Hà Nội, là biểu tượng muôn Không chỉ có giá trị về các thông tin riêng lẻ, cả vườn bia Tiến sĩ trong khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám Thăng Long còn là biểu tượng lưu dấu quá trình hình thành và phát triển của tầng lớp trí thức Nho học Việt Nam, những người đã tiếp thu và phát huy xuất sắc tinh hoa của các nền văn minh phương Đông để sáng tạo ra cả kho tàng văn hiến Hán Nôm giàu đậm tinh thần yêu nước và bản sắc dân tộc. Trong cuốn sách Văn bia tiến sĩ Văn Miếu - Quốc Tử Giám Thăng Long, PGS.TS. Ngô Đức Thọ, các giá trị lịch sử - văn hóa của các bia Tiến sĩ Quốc Tử Giám - Thăng Long đã được khảo cứu, tìm hiểu một cách cụ thể, rõ ràng, từ đó khẳng định được vị trí, vai trò to lớn của những tấm sử đá này.
 
Bia Tiến sĩ Văn Miếu gồm 82 tấm bia đá khắc các bài văn bia đề danh Tiến sĩ Nho học Việt Nam của các khoa thi Đình thời nhà Hậu Lê và nhà Mạc (1442 - 1779) tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội. Năm 1484, với chủ trương đề cao Nho học và tôn vinh bậc tri thức Nho học đỗ đại khoa, vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497) đã cho dựng 15 tấm bia Tiến sĩ đầu tiên tại Văn Miếu cho các khoa thi năm 1442, 1448, 1463, 1466, 1469, 1472, 1475, 1478, 1481 và 1484. Trong những năm tiếp theo, bia khoa nào thì được soạn dựng ngay trong năm ấy. Đến thời nhà Mạc, do tiến hành nội chiến với nhà Lê Trung hưng nên chỉ có 2 bia tiến sĩ được dựng cho khoa thi năm 1518 và 1529.
 
Chủ trương của Lê Thánh Tông về việc dựng bia tôn vinh các nhà trí thức Nho học bậc đại khoa là sáng kiến lớn, được triều đình nhà Lê (cả Lê sơ và Lê Trung hưng) thực hiện một cách trọng thể. Dù không đủ bia cho toàn bộ các khoa và cũng bị mất mát, thất lạc một số, cả vườn bia 82 tấm hiện còn đã trở thành một di tích văn hóa nổi tiếng của cả dân tộc, được các tầng lớp nhân dân ngưỡng mộ, trân trọng. Có thể nói, dù do nhiều người viết trong những năm tháng thuộc nhiều thế hệ khác nhau, nhưng tất cả đều tập trung vào chủ đề nêu cao vai trò của những người trí thức. Và dù mỗi người mỗi vẻ thì 39 tác giả văn bia đều nhấn mạnh ý nghĩa lưu danh đồng thời liên hệ chặt chẽ với vấn đề phẩm giá danh tiết để gửi gắm những lời khuyến khích cao đẹp: “Hãy làm mây lành sao tỏ nêu điềm tốt cho đời, làm ngọc sáng vàng ròng để làm của báu cho nước, làm giáo làm gươm để dẹp trừ tiếm loạn, làm bậc tiên giác như cây kỷ cây tử để vững chắc cột rường… Nếu không được như vậy thì hiền hay không hiền, trung hay tà, phải trái nên hư phân biệt rõ ràng, ngọc có vết không thể che đậy. Người đời sẽ chỉ vào tên mà bàn tán, công luận thật nghiêm buốt, há chẳng đáng sợ lắm sao” (Vũ Duệ, Văn bia Tiến sĩ khoa 1514)… Đó chính là ý nghĩa lưu danh đi đôi với sự khuyến khích cao đẹp, khuyên răn nghiêm nghị của cả hệ thống bia Tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
 
Không chỉ mang ý nghĩa lưu danh khuyến khích hiền tài giúp nước, văn bia Văn Miếu - Quốc Tử Giám còn đóng vai trò là sử đá của nền giáo dục khoa cử Việt Nam. Trước hết, đó là bức tranh lớn về quy mô nền giáo dục. Mỗi tấm bia đều mang theo những thông tin về các khoa thi Hội như tên các quan trông coi thi, chấm thi (Đề điệu, Tri cống cử, Giám thí v.v…), ngày thi Đình, ngày yết bảng xướng danh v.v… Tuy số người dự thi không được kể đến đầy đủ trong tất cả các khoa thi, cách ghi cũng không thật tỷ mỷ (chỉ lấy tròn số), tuy nhiên đây là những con số hết sức ý nghĩa bởi qua đó ta có một nhận thức rõ nét hơn về tình hình phát triển giáo dục ở các triều đại. Như ở triều Lê: khoa thi Tiến sĩ chính thức đầu tiên có 450 người dự thi, khoa sau (1448) tăng lên 750. Số người thi Hội cao nhất đời Lê Thánh Tông là khoa 1475 đạt 3.000 người. Đời Lê Hiến Tông, khoa Cảnh Thống 5 (1502) tăng vọt 5.000 người. Đó là khoa thi có số người dự thi đông thứ hai sau khoa Hồng Thuận 6 (1614) đời Lê Chiêu Tông: 5.700 người, chiếm kỷ lục số người dự thi đông nhất trong các khoa thi Tiến sĩ đời Lê sơ… Căn cứ vào số liệu số người dự thi Hội ghi trên các bia Tiến sĩ, chúng ta đã có thể hình dung khá rõ nét một bức tranh về sự phát triển giáo dục thời Lê, đồng thời đó là minh chứng sáng rõ cho tinh thần, truyền thống hiếu học của dân tộc. Thêm vào đó, do tính chất quan trọng và đòi hỏi sự chính xác nên việc dựng bia được thực hiện rất công phu, bài bản (việc này thường được vua giao đích danh cho Thượng thư Bộ Lễ đảm trách) do vậy đây cũng là sử liệu tin cậy nhất về các nhà khoa bảng. Tuy nhiên qua thực trạng của các bia Tiến sĩ hiện còn cũng nổi lên một số vấn đề tương đối phức tạp về mặt văn bản như một số bia bị đục bỏ tước hiệu chúa Trịnh (vua Minh Mệnh sai truyền dụ các địa phương từ Hà Tĩnh trở ra Bắc mài đục, cạo sửa các dòng chữ nói về các chúa Trịnh); thay đổi họ tên trước và sau khi thi đỗ; thay đổi địa danh trước và sau thời Lê Trung hưng.
 
Không chỉ là văn bản mang tính chất lưu trữ thông tin, các bài văn ký bia Tiến sĩ ở Văn Miếu còn là những áng văn chữ Hán viết theo thể biền ngẫu, mỗi bài đều có những đóng góp đặc sắc cho di sản văn học nước nhà với tấm lòng chân thành của tác giả văn bia muốn truyền đến cho lớp lớp mai sau những lời khích lệ rất thiết tha và đây thực sự là những tác phẩm văn học truyền đời. Cùng với đó, các tấm bia ở Văn Miếu nói chung được khắc dựng rất công phu, có giá trị về điêu khắc và thư pháp cao, trở thành những tác phẩm nghệ thuật thực sự.
 
Từ những giá trị lịch sử, văn hóa đó mà các bia đề danh Tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám suốt nhiều thế kỷ nay đã truyền được tinh thần của người xưa gửi gắm trên những phiến đá, từ đó khích lệ lớp hậu sinh vươn lên mà học tập, xứng đáng với người xưa, góp phần dựng xây đất nước. Đó cũng chính là một trong những nguyên nhân để UNESCO quyết định công nhận 82 bia đá các khoa thi triều Lê - Mạc tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám là Di sản Tư liệu thế giới.
bởi
Hay!!!cam ơn bai viet.
Thanks >3.......
bởi
Xin hỏi bài 3 lag giới thiệu về bia tiens sĩ hay j đấy ạ???????
0 phiếu
bởi yangyangisthemost Cử nhân (4.6k điểm)
Theo mk, gt lịch sử, văn hóa của khu di tích Văn Miếu- Quốc Tử Giám là :

+ Nó là trường đại học đầu tiên tại nước ta.

+Có nhiều điểm dặc biệt  như bia tiến sĩ, Khuê Văn Các, Thiên Quang Tỉnh.
0 phiếu
bởi
Văn Miếu - Quốc Tử Giám là khu di tích lịch sử văn hóa đặc biệt quan trọng, nằm giữa Thủ đô Hà Nội, là biểu tượng muôn Không chỉ có giá trị về các thông tin riêng lẻ, cả vườn bia Tiến sĩ trong khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám Thăng Long còn là biểu tượng lưu dấu quá trình hình thành và phát triển của tầng lớp trí thức Nho học Việt Nam, những người đã tiếp thu và phát huy xuất sắc tinh hoa của các nền văn minh phương Đông để sáng tạo ra cả kho tàng văn hiến Hán Nôm giàu đậm tinh thần yêu nước và bản sắc dân tộc. Trong cuốn sách Văn bia tiến sĩ Văn Miếu - Quốc Tử Giám Thăng Long, PGS.TS. Ngô Đức Thọ, các giá trị lịch sử - văn hóa của các bia Tiến sĩ Quốc Tử Giám - Thăng Long đã được khảo cứu, tìm hiểu một cách cụ thể, rõ ràng, từ đó khẳng định được vị trí, vai trò to lớn của những tấm sử đá này.

 

Bia Tiến sĩ Văn Miếu gồm 82 tấm bia đá khắc các bài văn bia đề danh Tiến sĩ Nho học Việt Nam của các khoa thi Đình thời nhà Hậu Lê và nhà Mạc (1442 - 1779) tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội. Năm 1484, với chủ trương đề cao Nho học và tôn vinh bậc tri thức Nho học đỗ đại khoa, vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497) đã cho dựng 15 tấm bia Tiến sĩ đầu tiên tại Văn Miếu cho các khoa thi năm 1442, 1448, 1463, 1466, 1469, 1472, 1475, 1478, 1481 và 1484. Trong những năm tiếp theo, bia khoa nào thì được soạn dựng ngay trong năm ấy. Đến thời nhà Mạc, do tiến hành nội chiến với nhà Lê Trung hưng nên chỉ có 2 bia tiến sĩ được dựng cho khoa thi năm 1518 và 1529.

 

Chủ trương của Lê Thánh Tông về việc dựng bia tôn vinh các nhà trí thức Nho học bậc đại khoa là sáng kiến lớn, được triều đình nhà Lê (cả Lê sơ và Lê Trung hưng) thực hiện một cách trọng thể. Dù không đủ bia cho toàn bộ các khoa và cũng bị mất mát, thất lạc một số, cả vườn bia 82 tấm hiện còn đã trở thành một di tích văn hóa nổi tiếng của cả dân tộc, được các tầng lớp nhân dân ngưỡng mộ, trân trọng. Có thể nói, dù do nhiều người viết trong những năm tháng thuộc nhiều thế hệ khác nhau, nhưng tất cả đều tập trung vào chủ đề nêu cao vai trò của những người trí thức. Và dù mỗi người mỗi vẻ thì 39 tác giả văn bia đều nhấn mạnh ý nghĩa lưu danh đồng thời liên hệ chặt chẽ với vấn đề phẩm giá danh tiết để gửi gắm những lời khuyến khích cao đẹp: “Hãy làm mây lành sao tỏ nêu điềm tốt cho đời, làm ngọc sáng vàng ròng để làm của báu cho nước, làm giáo làm gươm để dẹp trừ tiếm loạn, làm bậc tiên giác như cây kỷ cây tử để vững chắc cột rường… Nếu không được như vậy thì hiền hay không hiền, trung hay tà, phải trái nên hư phân biệt rõ ràng, ngọc có vết không thể che đậy. Người đời sẽ chỉ vào tên mà bàn tán, công luận thật nghiêm buốt, há chẳng đáng sợ lắm sao” (Vũ Duệ, Văn bia Tiến sĩ khoa 1514)… Đó chính là ý nghĩa lưu danh đi đôi với sự khuyến khích cao đẹp, khuyên răn nghiêm nghị của cả hệ thống bia Tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

 

Không chỉ mang ý nghĩa lưu danh khuyến khích hiền tài giúp nước, văn bia Văn Miếu - Quốc Tử Giám còn đóng vai trò là sử đá của nền giáo dục khoa cử Việt Nam. Trước hết, đó là bức tranh lớn về quy mô nền giáo dục. Mỗi tấm bia đều mang theo những thông tin về các khoa thi Hội như tên các quan trông coi thi, chấm thi (Đề điệu, Tri cống cử, Giám thí v.v…), ngày thi Đình, ngày yết bảng xướng danh v.v… Tuy số người dự thi không được kể đến đầy đủ trong tất cả các khoa thi, cách ghi cũng không thật tỷ mỷ (chỉ lấy tròn số), tuy nhiên đây là những con số hết sức ý nghĩa bởi qua đó ta có một nhận thức rõ nét hơn về tình hình phát triển giáo dục ở các triều đại. Như ở triều Lê: khoa thi Tiến sĩ chính thức đầu tiên có 450 người dự thi, khoa sau (1448) tăng lên 750. Số người thi Hội cao nhất đời Lê Thánh Tông là khoa 1475 đạt 3.000 người. Đời Lê Hiến Tông, khoa Cảnh Thống 5 (1502) tăng vọt 5.000 người. Đó là khoa thi có số người dự thi đông thứ hai sau khoa Hồng Thuận 6 (1614) đời Lê Chiêu Tông: 5.700 người, chiếm kỷ lục số người dự thi đông nhất trong các khoa thi Tiến sĩ đời Lê sơ… Căn cứ vào số liệu số người dự thi Hội ghi trên các bia Tiến sĩ, chúng ta đã có thể hình dung khá rõ nét một bức tranh về sự phát triển giáo dục thời Lê, đồng thời đó là minh chứng sáng rõ cho tinh thần, truyền thống hiếu học của dân tộc. Thêm vào đó, do tính chất quan trọng và đòi hỏi sự chính xác nên việc dựng bia được thực hiện rất công phu, bài bản (việc này thường được vua giao đích danh cho Thượng thư Bộ Lễ đảm trách) do vậy đây cũng là sử liệu tin cậy nhất về các nhà khoa bảng. Tuy nhiên qua thực trạng của các bia Tiến sĩ hiện còn cũng nổi lên một số vấn đề tương đối phức tạp về mặt văn bản như một số bia bị đục bỏ tước hiệu chúa Trịnh (vua Minh Mệnh sai truyền dụ các địa phương từ Hà Tĩnh trở ra Bắc mài đục, cạo sửa các dòng chữ nói về các chúa Trịnh); thay đổi họ tên trước và sau khi thi đỗ; thay đổi địa danh trước và sau thời Lê Trung hưng.

 

Không chỉ là văn bản mang tính chất lưu trữ thông tin, các bài văn ký bia Tiến sĩ ở Văn Miếu còn là những áng văn chữ Hán viết theo thể biền ngẫu, mỗi bài đều có những đóng góp đặc sắc cho di sản văn học nước nhà với tấm lòng chân thành của tác giả văn bia muốn truyền đến cho lớp lớp mai sau những lời khích lệ rất thiết tha và đây thực sự là những tác phẩm văn học truyền đời. Cùng với đó, các tấm bia ở Văn Miếu nói chung được khắc dựng rất công phu, có giá trị về điêu khắc và thư pháp cao, trở thành những tác phẩm nghệ thuật thực sự.

 

Từ những giá trị lịch sử, văn hóa đó mà các bia đề danh Tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám suốt nhiều thế kỷ nay đã truyền được tinh thần của người xưa gửi gắm trên những phiến đá, từ đó khích lệ lớp hậu sinh vươn lên mà học tập, xứng đáng với người xưa, góp phần dựng xây đất nước. Đó cũng chính là một trong những nguyên nhân để UNESCO quyết định công nhận 82 bia đá các khoa thi triều Lê - Mạc tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám là Di sản Tư liệu thế giới.

SƯU TẦM

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
0 câu trả lời 730 lượt xem
+1 thích
7 câu trả lời 1.7k lượt xem
đã hỏi 23 tháng 9, 2015 trong Lịch sử lớp 6 bởi Khách
+1 thích
4 câu trả lời 2.6k lượt xem
Giá trị lịch sử - văn hóa của khu di tích quốc gia đặc biệt ở Tân Trào được thể hiện ở những đặc điểm nào ?
đã hỏi 12 tháng 10, 2016 trong Lịch sử lớp 7 bởi Hà Anh Dũng
+1 thích
7 câu trả lời 879 lượt xem
đã hỏi 1 tháng 10, 2015 trong Lịch sử lớp 6 bởi Khách
  • lich-su
+1 thích
15 câu trả lời 2.3k lượt xem
đã hỏi 28 tháng 9, 2015 trong Lịch sử lớp 6 bởi Khách
0 phiếu
1 trả lời 202 lượt xem
0 phiếu
1 trả lời 122 lượt xem
0 phiếu
2 câu trả lời 88 lượt xem
đã hỏi 12 tháng 12, 2021 trong Khác bởi phamngoctienpy1987844 Phó giáo sư (50.6k điểm)
+1 thích
1 trả lời 374 lượt xem
đã hỏi 10 tháng 11, 2021 trong Lịch sử lớp 7 bởi umenihon713 Thạc sĩ (6.8k điểm)

HOT 1 giờ qua

  1. nguyenmanh04102009212

    166 Điểm

  2. tnk11022006452

    120 Điểm

  3. hoconghung031007464

    80 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4-10: 20.000 đồng
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...