Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
+1 thích
241 lượt xem
trong Vật lý lớp 6 bởi Trần Nguyễn Khả Hân Thạc sĩ (8.4k điểm)
Câu 1: Nêu tính chất sự nở vì nhiệt của chất khí.
Câu 2: So sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí.
Câu 3: Có mấy loại nhiệt kế, nêu công dụng của từng loại.
Câu 4: Tại sao khi rót nước nóng vào, cốc thủy tinh dày dễ vỡ hơn cốc thủy tinh mỏng.
Câu 5: Có 1 quả bóng bàn bị bẹp, tại sao khi nhúng vào nước nóng quả bóng bàn lại phòng lên.
Câu 6: Tại sao không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh.
đã đóng

3 Trả lời

0 phiếu
bởi Kenny Huyền Cử nhân (3.7k điểm)
được bầu chọn là câu hỏi hay nhất bởi selfomyhoidap ● Ban Quản Trị
 
Hay nhất

Câu 1: Tính chất sự nở vì nhiệt của chất khí:

- Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

- Các chất khí khác nhau nhở vì nhiệt giống nhau.

Câu 2:  So sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí:

     Giống nhau: 

- Các chất rắn, lỏng, khí đều nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

      Khác nhau: 

- Chất rắn: Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

- Chất lỏng: Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. 

- Chất khí: Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.

Câu 3:  Có 3 loại nhiệt kế thông dụng là nhiệt kế y tế, nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế rượu

- Nhiệt kế thủy ngân: đo nhiệt độ dùng trong phòng thí nghiệm

- Nhiệt kế y tế: dùng để đo nhiệt độ cơ thể con người

- Nhiệt kế rượu: đo nhiệt độ môi trường.

Câu 4: Khi đổ nước nóng vào ly thủy tinh dày sẽ bị vỡ vì trong ly nóng lên, nở ra, ngoài ly cũng nở ra nhưng vì ly dày quá nên trong ly và ngoài ly nở không đều nhau. trong ly nở nhiều, ngoài ly nở ít, khi vật nở ra mà bị ngăn cản thì sẽ dẫn đến vỡ ly.

khi đổ nước nóng vào ly thủy tinh mỏng sẽ ko vỡ vì trong ly nóng lên, nở ra, ngoài ly cũng nóng lên, nở ra (vì khoảng cách giữa trong ly và ngoài ly mỏng, tỏa nhiệt nhanh nên nở ra đồng đều).

Câu 5: Quả bóng bàn bị bẹp được nhúng vào nước nóng thì phồng lên như cũ vì :

 Không khí bên trong quả bóng nóng lên, nở ra làm bóng phồng lên.

Câu 6: Các chất đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi, khi nóng thì không khí nở ra làm trọng lượng riêng giảm, còn khi lạnh, không khí co lại làm trọng lượng riêng tăng. Vì vậy, không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh.

      Tick cho mk nha

0 phiếu
bởi Nguyễn Phương Trâm Học sinh (201 điểm)

Câu 1:

- Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

- Các chất khí khác nhau nhở vì nhiệt giống nhau.

Câu 2:

 *Giống nhau: 

- Các chất rắn, lỏng, khí đều nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

*Khác nhau: 

- Chất rắn: Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

- Chất lỏng: Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. 

- Chất khí: Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.

Câu 3: 

- Xem SGK nhé bạn

Câu 4:

Khi đổ nước sôi vào cốc, lớp trong của cốc bị nóng trước, lập tức giãn nở ra, nhưng lớp ngoài thì vẫn lạnh,

chưa kịp giãn nở. Thuỷ tinh ở bên trong ra sức ép lớp bên ngoài. Khi cốc có 1 vết rạn nhỏ, do "hiệu ứng vết

nứt" vết nứt nhanh chóng phát triển, nếu vượt qua giới hạn, cốc có thể vỡ ngay lập tức. 

Với cốc thuỷ tinh mỏng, vì lớp trong và bên ngoài bị nóng lên gần như nhau, nên cũng đồng thời trương nở ra,

do đó không bị vỡ.

Câu 5:

- Quả bóng bàn bị bẹp được nhúng vào nước nóng thì phồng lên như cũ vì :

 Không khí bên trong quả bóng nóng lên, nở ra làm bóng phồng lên.

Câu 6:

Các chất đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi, khi nóng thì không khí nở ra làm trọng lượng riêng giảm,

còn khi lạnh, không khí co lại làm trọng lượng riêng tăng. Vì vậy, không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh.

 

 

 

 

0 phiếu
bởi trucanhnguyen Tiến sĩ (26.1k điểm)

Giống nhau: 

- Các chất rắn, lỏng, khí đều nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

Khác nhau: 

- Chất rắn: Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

- Chất lỏng: Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. 

- Chất khí: Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.

 

Cái này mk ;làm 15' rùi

Các câu hỏi liên quan

+1 thích
8 câu trả lời 241 lượt xem
Trọng lực, trọng lượng của một vật là gì? Nêu công thức liên hệ giữa khối lượng và trọng lượng của một vật?
đã hỏi 5 tháng 2, 2017 trong Vật lý lớp 6 bởi Cô nàng tinh nghịch Học sinh (467 điểm)
0 phiếu
4 câu trả lời 245 lượt xem
Cho tia tới SI hợp với tia phản xạ IR một góc 40 độ. a) tính góc phản xạ và góc tới b) vẽ tia tới và tia phản xạ
đã hỏi 1 tháng 11, 2017 trong Vật lý lớp 6 bởi huyle123
0 phiếu
5 câu trả lời 41.7k lượt xem
Tại sao không nên đổ nước thật đầy ấm?
đã hỏi 14 tháng 4, 2016 trong Vật lý lớp 6 bởi Hoàng Trần Vân Anh
0 phiếu
3 câu trả lời 240 lượt xem
ĐỔI ĐƠN VỊ NHA!  1: 200mA=              A 2: 120mA=              A 3: 0,15A=                 mA 4: 0,27A=                  mA 5: 0,7 kV=                    V 6: 0.5 kV=                    V 7: 200mV=                   V 8: 800mV=                    V 9: 1V=                           mV 10: 1kV=                         V 11:1A=                           mA
đã hỏi 10 tháng 5, 2017 trong Vật lý lớp 7 bởi Thương Dương Cử nhân (4.1k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 94 lượt xem
Tại sao lại có Nhật thực, Nguyệt thực?
đã hỏi 25 tháng 4, 2020 trong Vật lý lớp 6 bởi dat14tuoi123 Học sinh (15 điểm)
0 phiếu
1 trả lời 157 lượt xem
Đặt 3 ví dụ về + Lực ma sát có thể có lợi: + Lực ma sát có thể có hại:
đã hỏi 12 tháng 4, 2017 trong Vật lý lớp 6 bởi thaonhi0109 Học sinh (341 điểm)
0 phiếu
1 trả lời 137 lượt xem
Soạn giúp mk Hoạt động khởi động vs Hình thành kiến thức nhe
đã hỏi 10 tháng 4, 2017 trong Vật lý lớp 6 bởi thaonhi0109 Học sinh (341 điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 156 lượt xem
1) Biểu diễn lực khi vẩy nước      Giải thích quán tính của lực khi vẩy nước 2) Biểu diễn lực khi vẩy nước trong rau    Giải thích quán tính của lực khi vẩy nước trong rau  
đã hỏi 26 tháng 3, 2017 trong Vật lý lớp 6 bởi thaonhi0109 Học sinh (341 điểm)
+1 thích
5 câu trả lời 176 lượt xem
Nêu ví dụ minh họa về  các quá trình chuyển thế của các chất: Sự nóng chảy: Sự đông đặc: Sự bay hơi: Sự ngưng tụ: Sự sôi:
đã hỏi 15 tháng 2, 2017 trong Vật lý lớp 6 bởi thaonhi0109 Học sinh (341 điểm)
+1 thích
3 câu trả lời 771 lượt xem
Nêu tên và các quá trình chuyển thể đã được học??? (bài 25: Sự chuyển thể của các chất V-nen nha) Nêu ví dụ minh họa  
đã hỏi 15 tháng 2, 2017 trong Vật lý lớp 6 bởi thaonhi0109 Học sinh (341 điểm)
  1. phamngoctienpy1987844

    50628 Điểm

  2. vxh2k9850

    35940 Điểm

  3. Khang1000

    29693 Điểm

  4. Tí Vua Đệ Nhất

    28073 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...