Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
–1 thích
982 lượt xem
trong Vật lý lớp 7 bởi hello mọi người Tiến sĩ (11.8k điểm)
đã đóng

4 Trả lời

0 phiếu
bởi ๖ۣۜAngelica (-13,611 điểm)
được bầu chọn là câu hỏi hay nhất bởi hello mọi người
 
Hay nhất

Giải thích: 

Như chúng ta đã biết trái đất quay quanh mặt trời, mặt trăng quay quanh trái đất, hai mặt phẳng quỹ đạo này rất ít khi đồng phẳng với nhau, tuy nhiên đôi khi Trái đất - Mặt trăng và Mặt trời cùng nằm trên giao tuyến giữa hai mặt phẳng quỹ đạo này, hình thành 3 vị trí thẳng hàng từ đó tạo nên hiện tượng Nguyệt thực và Nhật thực mà chúng ta được thấy.

Mặt trời là nguồn sáng chiếu sáng xuống trái đất và mặt trăng, mặt trăng không tự phát sáng, chúng ta nhìn thấy mặt trăng chỉ là thông qua hiện tượng phản xạ ánh sáng của mặt trời.

Khi trái đất nằm ở giữa mặt trăng và mặt trời, trái đất sẽ che khuất ánh sáng từ Mặt trời chiếu vào Mặt trăng, dẫn đến hiện tượng mặt trăng bị tối dần. Khi mặt trời, trái đất, mặt trăng cùng nằm trên đường thẳng thì mặt trăng bị che khuất toàn bộ, lúc đó ở trên trái đất sẽ không nhìn thấy mặt trăng, đó là hiện tượng Nguyệt thực toàn phần.

Tại sao lại có hiện tượng nhật thực nguyệt thực,nguyệt thực
Nguyệt thực: Mặt trăng bị che khuất bởi bóng của Trái đất
 
Thời gian tối đa của nguyệt thực toàn phần: 104 phút (trường hợp thường hay tái diễn); nguyệt thực từng phần: 6 giờ.

Khi Mặt trăng nằm ở điểm giữa Mặt trời và Trái đất, Mặt trăng sẽ là vật chắn ánh sáng từ Mặt trời chiếu xuống Trái đất tạo nên hiện tượng Nhật thực. Do bán kính của Mặt trăng nhỏ hơn bán kính của Mặt trời và Trái đất nhiều lần nên vùng che khuất ánh sáng của Mặt trăng trên trái đất chỉ chiếm một phần nhỏ, hiện tượng Nhật thực và Nhật thực toàn phần chỉ xảy ra ở một số vùng Trên trái đất mà bóng tối của Mặt trăng quét qua. Thời gian bóng tối của mặt trăng đi qua tại một vị trí gây hiện tượng Nhật thực toàn phần cũng diễn ra nhanh hơn do trái đất và mặt trăng luôn luôn có sự chuyển động làm lệch dần vị trí thẳng hàng.

Tại sao lại có hiện tượng nhật thực nguyệt thực,nhật thực
Nhật thực: Mặt trời bị che khuất bởi mặt trăng

Khi xảy ra nhật thực, bóng của Mặt trăng chạy trên Trái đất với vận tốc ~1.700km/giờ (~472 m/s), Nhật thực toàn phần tại một điểm không bao giờ vượt quá 7 phút 31 giây. Nhật thực toàn phần được coi là dài nhất thế kỷ 21 diễn ra vào ngày 22/7/2009, thời gian cực đại là 6 phút 39 giây (thời điểm cực đại diễn ra trên Thái Bình Dương lúc 9 giờ 35 phút 21 giây giờ Hà Nội).

Lần nhật thực gần đây nhất kéo dài 7 phút 3 giây xảy ra ngày 30-6-1973. Để có dịp chiêm ngưỡng kỳ nhật thực toàn phần dài như thế này tiếp theo, chúng ta phải đợi đến năm 2132.

Tick me.

~ MẾN ~

bởi hello mọi người Tiến sĩ (11.8k điểm)
cảm ơn bạn nhé
bởi ๖ۣۜAngelica (-13,611 điểm)
Tick mình nha
0 phiếu
bởi thaihonglinh Thần đồng (509 điểm)

Nhật thực là hiện tượng mặt trời bị che khuất bởi mặt trăng khi nhìn từ trái đất. Nhật thực xảy ra khi Mặt Trăng đi qua giữa Trái Đất và Mặt Trời và quan sát từ Trái Đất, lúc đó Mặt Trăng che khuất hoàn toàn hay một phần Mặt Trời. Điều này chỉ có thể xảy ra tại thời điểm sóc trăng non khi nhìn từ Trái Đất, lúc Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất và bóng của Mặt Trăng phủ lên Trái Đất. Trong lúc nhật thực toàn phần, đĩa Mặt Trời bị che khuất hoàn toàn. Với nhật thực một phần hoặc hình khuyên, đĩa Mặt Trời chỉ bị che khuất một phần

Nguyệt thực là hiện tượng mặt trăng bị che khuất bởi bóng của trái đất trước ánh sáng của mặt trời, hay còn gọi là Mặt Trăng máu, là hiện tượng thiên văn khi Mặt Trăng đi vào hình chóp bóng của Trái Đất, đối diện với Mặt Trời.
Do mặt trăng không tự phát ra ánh sáng, chúng ta nhìn thấy mặt trăng là nhờ có ánh sáng của mặt trời chiếu vào mặt trăng, mặt trăng phản lại ánh sáng nên chúng ta nhìn thấy mặt trăng, nhưng vào thời điểm mặt trăng - trái đất - mặt trời thẳng hàng nhau, trái đất đã che khuất anh sáng của mặt trời chiếu đến mặt trăng, tức là mặt trăng đứng sau bóng của trái đất, lúc này mặt trăng tối đen dần do bị khuất sau bóng trái đất, thời điểm và hiện tượng này gọi là nguyệt thực.

bởi hello mọi người Tiến sĩ (11.8k điểm)
cảm ơn bạn nhé
0 phiếu
bởi ❤️~Minh_Thư~❤️ Thạc sĩ (6.4k điểm)
Nhật thực xảy ra khi Mặt Trăng đi qua giữa Trái Đất và Mặt Trời và che khuất hoàn toàn hay một phần Mặt Trời khi quan sát từ Trái Đất. Điều này chỉ có thể xảy ra tại thời điểm sóc trăng non được quan sát thấy từ Trái Đất, khi Mặt Trời và Mặt Trăng giao hội. Nhật thực toàn phần được nhiều người coi là một hiện tượng thiên nhiên đặc biệt nhất mà người đó có thể quan sát được. Dĩ nhiên, nhật thực chỉ có thể quan sát thấy tại các vùng trên Trái Đất đang là ban ngày.
Có bốn kiểu nhật thực:

* Nhật thực toàn phần xảy ra khi Mặt Trời bị Mặt Trăng che lấp hoàn toàn. Đĩa Mặt Trời phát sáng bị che khuất bởi vành tối của Mặt Trăng, và có thể quan sát thấy vầng hào quang nhạt bên ngoài là ánh sáng đến từ vành đai nhật hoa của Mặt Trời (xem hình trên). Trong thời gian xảy ra bất kỳ một lần nhật thực nào, nhật thực toàn phần chỉ có thể được quan sát thấy từ một dải hẹp trên bề mặt Trái Đất. Tại một điểm cố định, nhật thực toàn phần chỉ kéo dài vài phút (tối đa 7 phút). Ví dụ nhật thực toàn phần ở Việt Nam vào năm 1995 chỉ kéo dài gần 2 phút.
* Nhật thực hình khuyên xảy ra khi Mặt Trời và Mặt Trăng nằm chính xác trên một đường thẳng, nhưng kích cỡ biểu kiến của Mặt Trăng nhỏ hơn kích cỡ biểu kiến của Mặt Trời. Vì thế Mặt Trời vẫn hiện ra như một vòng đai rực rỡ bao quanh Mặt Trăng.
* Nhật thực lai là một kiểu trung gian giữa nhật thực toàn phần và nhật thực hình khuyên. Ở một số điểm trên Trái Đất, nó được quan sát thấy là nhật thực toàn phần; ở những nơi khác nó lại là nhật thực hình khuyên. Thuật ngữ chung cho nhật thực toàn phần, hình khuyên hay nhật thực lai là nhật thực trung tâm.
* Nhật thực một phần xảy ra khi Mặt Trời và Mặt Trăng không nằm chính xác trên cùng một đường thẳng, và Mặt Trăng chỉ che khuất một phần của Mặt Trời. Hiện tượng này thường được quan sát thấy ở nhiều nơi trên Trái Đất bên ngoài đường đi của nhật thực trung tâm. Tuy nhiên, một số kiểu nhật thực chỉ có thể được quan sát thấy như là nhật thực một phần, bởi vì đường trung tâm không bao giờ giao nhau với bề mặt của Trái Đất.

Ngày 1 tháng 8 năm 2008, vào lúc 16 giờ đến 18 giờ 30 tại Việt Nam có thể quan sát thấy nhật thực một phần[1]

Lý do để một số lần nhật thực là nhật thực toàn phần hay kiểu hình khuyên phụ thuộc vào quỹ đạo hình elíp của Mặt Trăng quanh Trái Đất. Một trong những sự trùng hợp đáng lưu tâm nhất trong tự nhiên là (i) Mặt Trời nằm cách xa khoảng 400 lần so với khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng, và (ii) Mặt Trời cũng có đường kính lớp gấp khoảng 400 lần so với Mặt Trăng. Vì thế, khi quan sát từ Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng có vẻ có cùng kích thước trên bầu trời - khoảng 1/2 độ nếu đo góc. Bởi vì quỹ đạo của Mặt Trăng quanh Trái Đất là hình elíp chứ không phải là hình tròn, vì vậy, ở một số khoảng thời gian Mặt Trăng ở xa hơn và lúc khác nó lại ở gần Trái Đất hơn so với khoảng cách trung bình.

Nhật thực xảy ra khi Mặt Trăng ở gần Trái Đất nhất (gần điểm cận địa), thì nó đủ lớn để che khuất hoàn toàn cả đĩa sáng của Mặt Trời, và là nhật thực toàn phần. Khi nó ở xa Trái Đất nhất, (gần điểm viễn địa), nó xuất hiện nhỏ hơn và không thể che khuất hoàn toàn Mặt Trời. Trong trường hợp đó vẫn còn lại một annulus (hay vòng nhẫn) nhỏ của đĩa sáng Mặt Trời vẫn không bị che khuất. Vì vậy sinh ra thuật ngữ "nhật thực hình khuyên". Nhật thực hình khuyên thường xảy ra hơn so với nhật thực toàn phần bởi vì nói chung Mặt Trăng nằm xa Trái Đất ở khoảng cách ít khi che khuất hoàn toàn được Mặt Trời. Tỷ lệ giữa kích thước biểu kiến của Mặt Trăng và của Mặt Trời được gọi là độ lớn của nhật thực.

Ta biết rằng Mặt trăng chuyển động quanh Trái đất, Trái đất chuyển động quanh Mặt trời. Mặt trời là một ngôi sao sáng trong muôn ngàn vì sao sáng trong vũ trụ mênh mông. Mặt trời là " ngôi sao của chúng ta" trong " thái dương hệ của chúng ta". Đó là nguồn tỏa sáng cho cả Trái đất và Mặt trăng. Ánh trăng mát dịu chỉ là phản xạ ánh sáng Mặt trời. Mặt trăng chuyển động trong mặt phẳng Bạch đạo; Mặt trời chuyển động trong mặt phẳng Hoàng đạo. Bạch đạo nghiêng với hoàng đạo một góc từ 5 độ đến 5 độ 18' , trung bình là 5 độ 9'. Giao tuyến của chúng là tiếp tuyến. Nghĩa là lúc đó cả ba thiên thể gần như thẳng hàng. Khi ấy sẽ có vật nọ che lấp vật kia. Nếu Trăng in hình lên Mặt trời thì xảy ra nhật thực. Nếu Đất ở giữa, in bóng lên Mặt trăng thì có nguyệt thực. Nguyệt thực chỉ xảy ra vào ngày vọng, khi trăng tròn. Nhật thực chỉ xảy ra vào ngày sóc, kì không trăng. Theo lịch cổ người Việt, ngày 30 là ngày không trăng. Theo lịch Tàu thì ngày không trăng là mùng 1 âm lịch. Vì thế, dùng chu kì nhật nguyệt thực có thể kiểm tra chuỗi ngày tháng ghi trong lịch sử và tính niên đại học. Chu kì đó là 18 năm 11 ngày 7 giờ 43 phút, hay sau 223 tuần trăng thì nhật nguyệt thực trở lại.
Thực tế, Trái đất đã to, nhưng Mặt trời còn lớn gấp 109 lần và do các thiên thể chuyển động không đều trên quỹ đạo elip, nên tùy nơi, tùy điều kiện người ta trông thấy nhật thực khác nhau.
bởi hello mọi người Tiến sĩ (11.8k điểm)
cảm ơn bạn nhé
0 phiếu
bởi ღ A little love ღ Thạc sĩ (7.6k điểm)

Nhật thực là hiện tượng mặt trời bị che khuất bởi mặt trăng khi nhìn từ trái đất. Nhật thực xảy ra khi Mặt Trăng đi qua giữa Trái Đất và Mặt Trời và quan sát từ Trái Đất, lúc đó Mặt Trăng che khuất hoàn toàn hay một phần Mặt Trời. Điều này chỉ có thể xảy ra tại thời điểm sóc trăng non khi nhìn từ Trái Đất, lúc Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất và bóng của Mặt Trăng phủ lên Trái Đất. Trong lúc nhật thực toàn phần, đĩa Mặt Trời bị che khuất hoàn toàn. Với nhật thực một phần hoặc hình khuyên, đĩa Mặt Trời chỉ bị che khuất một phần

Nguyệt thực là hiện tượng mặt trăng bị che khuất bởi bóng của trái đất trước ánh sáng của mặt trời, hay còn gọi là Mặt Trăng máu, là hiện tượng thiên văn khi Mặt Trăng đi vào hình chóp bóng của Trái Đất, đối diện với Mặt Trời. 
Do mặt trăng không tự phát ra ánh sáng, chúng ta nhìn thấy mặt trăng là nhờ có ánh sáng của mặt trời chiếu vào mặt trăng, mặt trăng phản lại ánh sáng nên chúng ta nhìn thấy mặt trăng, nhưng vào thời điểm mặt trăng - trái đất - mặt trời thẳng hàng nhau, trái đất đã che khuất anh sáng của mặt trời chiếu đến mặt trăng, tức là mặt trăng đứng sau bóng của trái đất, lúc này mặt trăng tối đen dần do bị khuất sau bóng trái đất, thời điểm và hiện tượng này gọi là nguyệt thực

nguồn wikipedia

bởi hello mọi người Tiến sĩ (11.8k điểm)
cảm ơn bạn nhé

Các câu hỏi liên quan

+1 thích
1 trả lời 101 lượt xem
Tại sao lại có nhật thực và nguyệt thực?
đã hỏi 14 tháng 4, 2020 trong Vật lý lớp 7 bởi duongluc369215 Cử nhân (2.4k điểm)
0 phiếu
4 câu trả lời 189 lượt xem
Tại sao khi nhổ cỏ dại không nên dứt quá đột ngột, kể cả khi rễ cỏ bám trong đất không được chắc ?
đã hỏi 21 tháng 12, 2019 trong Vật lý lớp 7 bởi N3M5T7 Cử nhân (4.6k điểm)
0 phiếu
4 câu trả lời 2.4k lượt xem
0 phiếu
3 câu trả lời 721 lượt xem
0 phiếu
3 câu trả lời 911 lượt xem
Mấy bạn cho tớ hỏi là Thợ lặn có thể nói chuyện với nhau trong nước được không? Vì sao ạ? Giúp tớ vs ~~ Pls >
đã hỏi 25 tháng 1, 2017 trong Vật lý lớp 7 bởi Không Có Tên
+1 thích
1 trả lời 270 lượt xem
Để việc ghi âm trên băng, đĩa đạt chất lượng cao, các ca sĩ thường phải đến phòng thu âm chuyên dụng chứ không đến nhà hát. GIẢI THÍCH vì sao? P/s: Câu này là mk hỏi nghiêm túc. Phiền các bạn trả lời nghiêm túc nốt. P/s lần 2: Cái này là đề cương ôn thi HKI vật lý của mk á! P/s lần 3: Cái này có liên quan đến "Bài 14: Phản xạ âm - tiếng vang".
đã hỏi 10 tháng 12, 2016 trong Vật lý lớp 7 bởi hacdiep0201 Học sinh (159 điểm)
0 phiếu
3 câu trả lời 776 lượt xem
Vì sao khi đặt cây nến trước mặt gương cầu lồi lại cho ta 2 hình ảnh khác nhau, so sánh 2 kết quả? Hãy so sánh gương cầu lồi & gương phẳng?
đã hỏi 22 tháng 10, 2016 trong Vật lý lớp 7 bởi noogirl992004 Học sinh (483 điểm)
0 phiếu
1 trả lời 242 lượt xem
USB và Đĩa CD có phải hoạt động dựa trên nam châm điện không ?
đã hỏi 18 tháng 6, 2020 trong Vật lý lớp 7 bởi Khách
+1 thích
1 trả lời 204 lượt xem
Biết rằng nguồn điện có hiệu điện thế U = 12V. Hỏi số chỉ của vôn kế khi khóa K mở, khóa K đóng là bao nhiêu? Giải thích?
đã hỏi 14 tháng 6, 2020 trong Vật lý lớp 7 bởi thyanhnguyen180401 Học sinh (16 điểm)
0 phiếu
1 trả lời 104 lượt xem
  1. phamngoctienpy1987844

    50628 Điểm

  2. vxh2k9850

    35940 Điểm

  3. Khang1000

    29693 Điểm

  4. Tí Vua Đệ Nhất

    28073 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...