Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
1.1k lượt xem
trong Ngữ văn lớp 7 bởi ♬ ♪ ♥ Izanami ♥ ♪♫ Cử nhân (3.5k điểm)
đã sửa bởi selfomyhoidap ● Ban Quản Trị
Soan bai : 

Mot thu qua cua lua non : com ( lam theo trg sach Vnen nha )

Giup mink nha , cac anh em .
đã đóng

2 Trả lời

0 phiếu
bởi trangkaotb Học sinh (245 điểm)
được bầu chọn là câu hỏi hay nhất bởi ♬ ♪ ♥ Izanami ♥ ♪♫
 
Hay nhất

Câu 1:

Bài tuỳ bút này viết về một thứ quà của núi non: cốm. Để nói về đối tượng ấy, tác giả đã sử dụng các phương thức miêu tả, thuyết minh, biểu cảm và bình luận. Nhưng phương thức biểu đạt chủ yếu là biểu cảm.

Bài viết của Thạch Lam có thể chia thành ba đoạn:

  • Đoạn 1: Từ đầu đến "chiếc thuyền rồng" : Hương thơm của lúa non gợi nhớ đến cốm. Hạt cốm được hình thành từ sự tinh tuý của thiên nhiên và sự khéo léo của con người.

  • Đoạn 2: Từ "Cốm là thức quà" đến "kín đáo và nhũ nhặn": giá trị của cốm.

  • Đoạn 3: Phần còn lại: Bàn về sự thưởng thức cốm. Ý nghĩa sâu xa trong việc hưởng thụ một thứ sản phẩm của thiên nhiên, trời đất, của con người. Lời đề nghị của tác giả với người mua và thưởng thức cốm.

Câu 2:

- Tác giả đã mở đầu bài viết về Cốm bằng những hình ảnh chi tiết:

  • Hương thơm của lá sen trong cơn gió mùa hè.

  • Hương thơm mát của bông lúa trên cánh đồng xanh => Để nhắc tới hương thơm của cốm, một thứ quà thanh nhã, tinh khiết.

- Những yếu tố tạo nên tính biểu cảm của đoạn văn:

  • Hình ảnh tinh tế đầy sức gợi: hồ sen, đồng, lúa, bông lúa, giọt sữa lúa và ngào ngạt hương thơm: hương sen, hương lúa, hương sữa.

  • Liên tưởng rất đẹp, rất thơ với một tấm lòng trân trọng: "Trong vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất vị ngàn hoa cỏ…".

  • Giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng.

Câu 3:

Tác giả đã nhận xét: dùng hồng (quả hồng) và cốm làm đồ sêu tết là rất phù hợp. Cốm là thức dâng của trời đất, mang trong nó hương vị vừa thanh nhã, vừa đậm đà của đồng nội, có thể lấy làm thứ biểu trưng cho xứ sở chuyên trồng lúa nước như nước ta. Thứ lễ vật ấy lại đem sánh với quả hồng với ý nghĩa biểu trưng cho sự hoà hợp tốt đôi thì thật đúng là một thứ lễ nghi đầy ý nghĩa. Sự hoà hợp và tương xứng của hồng và cốm đã được tác giả phân tích trên phương diện màu sắc, hương vị. Màu sắc thì quý giá, hài hoà; hương vị thì hoà hợp và nâng đỡ. Đó đúng là một phong tục đẹp của nhân dân ta.

Câu 4: Đây là đoạn văn mà tác giả Thạch Lam nêu lên ý nghĩa, giá trị và hương vị của món quà cốm.

  • Giá trị: Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước.

  • Ý nghĩa: Cốm là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh.

  • Hương vị: Cốm mang trong mình hương vị tất cả cái mộc mạc giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam.

=> Đoạn văn ngắn nhưng ý nghĩa khái quát cao.

Câu 5: Sự tinh tế khi thưởng thức món quà bình dị này thể hiện ở chỗ: ăn cốm không thể nào ăn vội, vừa ăn thong thả, vừa ngẫm nghĩ thì mới cảm hết được hương thơm, vị ngon, sự tươi mát của lá non, cái dịu dàng thanh đạm của thảo mộc. Mua cốm là nâng đỡ, vuốt ve, kính trọng lộc trời, công sức của con người. Mua cốm một cách có văn hoá thì thưởng thức sẽ trang nhã, ngon hơn và đẹp hơn.

Câu 6: Có thể thấy sự tinh tế của ngòi bút Thạch Lam thông qua đoạn miêu tả và bộc lộ cảm xúc khi sữa lúa hình thành làm nên hạt lúa non. Từ đó mà làm nên hạt cốm. Sự tinh tế còn thể hiện rõ khi tác giả bộc lộ cảm xúc về sự hài hoà giữa hồng và cốm, trong đoạn bàn về cách thưởng thức cốm. Phải là người tinh tế lắm, am hiểu và nhạy cảm lắm mới có thể thể hiện giá trị của một thứ quà bình dị mà thanh khiết, độc đáo như vậy.

bởi ♬ ♪ ♥ Izanami ♥ ♪♫ Cử nhân (3.5k điểm)
thank ban nha !!!!!!!!!!!!!!!
0 phiếu
bởi ❣✿ღHaibara_Aiღ✿❣ Tiến sĩ (11.0k điểm)
đã sửa bởi ❣✿ღHaibara_Aiღ✿❣
1.Bài tuỳ bút được tác giả Thạch Lam viết về cốm - một thứ quà của lúa non và là một đặc sản của Hà Nội. Để giúp người đọc cảm nhận được phong vị đặc sắc, nét đẹp vãn hoá trong một thứ quà độc đáo và giản dị của dân tộc, tác giả đã dùng phương thức biểu đạt: miêu tả, tự sự, bình luận. Nhưng nổi bật nhất là phương thức biểu cảm (bộc lộ cảm xúc trực tiếp của tác giả). 

Bài văn có thể phân ra thành ba đoạn: Đoạn 1: Từ đầu đến... chỉ có thuyền rồng Từ hương thơm của lúa non, gợi nhớ đến cốm và sự hình thành hạt cốm kết hợp từ sự tinh tuý của thiên nhiên và khéo léo của con người. 

Đoạn 2: Từ “cốm là thứ quà” ... đến “ kín đáo và nhũn nhặn”. Tác giả phát hiện và ca ngợi giá trị của cốm. 

Đoạn 3: Phần còn lại Tác giả bàn về sự thưởng thức cốm.

2. Đọc đoạn đầu của văn bản ta thấy Thạch Lam đã mở đầu bài viết bằng những hình ảnh và chi tiết: Hương thơm của lá sen trong làn gió mùa hạ lướt qua vừng sen của mặt hồ, hương thơm ấy gợi nhắc đến hương vị của cốm - một thứ quà đặc biệt của lúa non. Từ đó, tác giả tiếp tục đưa người đọc đến với hình ảnh cua những cánh đồng xanh, hương thơm mát của lúa non và những hạt thóc nếp mang trong hương vị của ngàn hoa. 

Như vậy với sự cảm nhận vô cùng tinh tế, bằng các giác quan của mình, đặc biệt là bằng khứu giác, tác giả đả cảm nhận hương thơm thanh khiết của cánh đồng lúa, của lá sen và lúa non. Từ đó giúp người đọc cảm nhận được những giá trị vãn hoá ầm thực mang đậm bản sắc dân tộc. Không những thế, tác giả còn sử dụng nhiều từ ngữ miêu tả gợi cảm: thanh nhà, tinh khiết, thơm mát, trắng thơm với những câu văn giàu nhạc điệu. Tất cả những nghệ thuật đó đã giúp cho đoạn văn đầu tiên hiện lên êm ái và tràn đầy châ't thơ.

3. Như chúng ta đã biết, tục lệ dùng hồng, cốm làm đồ sêu tết của nhân dân ta là một trong những phương diện văn hoá đặc sắc của cốm về phương diện này Thạch Lam đã miêu tả và bình luận khá sâu sắc, tinh tế, gợi cảm: 

- Cốm là thức dâng của trời đất, thứ quà đặc biệt của đất nước, mang trong mình tâ't cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê Việt Nam.

 - Việc dùng cốm làm đồ sêu tết rất phù hợp với nghi lề của một xứ sở nông nghiệp lúa nước như Việt Nam. Thứ lễ ây lại sánh cùng với quả hồng 

- biểu trưng cho sự gắn bó, hài hoà trong tình duyên đôi lứa. Sự hoà hợp tương xứng ấy được tác giả phân tích trên những phương diện: 

- Về màu sắc: tác giả đã so sánh màu ngọc thạch và màu ngọc lựu già, làm cho hai sản vật trở nên cao quí. 

- Về hương vị: cốm là một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị giác nâng đỡ nhau.

4.Trong văn ban Một thứ quà của lúa non: Cốm, bên cạnh việc cảm nhận hương vị của côm băng các giác quan vô cùng tình tế, tác giả Thạch Lam còn có nhừng nhận xét rất đặc sắc về cốm: “Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dáng của cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tạt cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam”. 

Như vậy, đây là câu văn được xem là chủ chổt của bài, được tác giả viết rất cô đúc, sâu sắc, bao quát đầy đủ các giá trị của cốm.

5. Thạch Lam không chỉ dừng lại ớ việc nêu lên những giá trị đặc sắc về cốm mà băng sự tinh tế và thái độ trân trọng, tác gia còn bàn về sự thương thức món quà bình dị này. Điều đó được thế hiện rõ: “Cốm phải ăn từng chút ít thong thả và suy ngẫm. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc”.

Như vậy, đó là đoạn văn bàn về sự thưởng thức cốm (vốn là một thứ quà bình dị). Tưởng như chẳng có gì phải bàn luận đến việc ăn cốm ấy thế mà Thạch Lam đã có một cái nhìn thấu đáo với một thái độ văn hoá khi nói về sự thưởng thức côm. Đó là cái nhìn mang đậm chát văn hoá trong ẩm thực. Tư đó nhà văn đã đưa ra lời đề nghị với những ai thưởng thức cốm phải nhẹ nhàng, trân trọng như một thứ quà quý: “sự thưởng thức cốm của các bà sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn, và cái vui cũng sẽ tươi sáng hơn nhiều lắm”.

6. Bài văn đã đề lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc, đó chính là nhờ cách thế hiện đặc sắc của Thạch Lam: thiên về cảm giác tinh tế, nhẹ nhàng và sâu lắng. 

Đúng như vậy, đến với bài văn điều đầu tiên mà người đọc bắt gặp đó là tác giả sử dụng hàng loạt các từ ngữ: lướt qua, nhuần thâm, thanh nhã, tinh khiết, thơm mát, trắng thơm, phảng phất, trong sạch... Tác giả đã đem đến cho người đọc những cảm giác tinh tế về cơn gió mùa hạ lướt qua mặt hồ, chở hương sen man mát. 

Không những thế, tác giả còn có nhừng câu văn rất nhẹ nhàng mà sâu sắc: “một thứ quà thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đở nhau để hạnh phúc được bền lâu (thật đáng tiếc khi chúng ta thấy những tục lệ tốt đẹp ây mất dần và những thức quý của đất nước mình thay dần bằng những thức bóng bẩy hào nhoáng và thô kệch bắt trước người ngoài: những kẻ mới giàu vô học, có biết đâu mà thưởng thức được những vẻ cao quý kín đáo và nhũn nhặn?)”. 

Quả đúng là người có chiều sâu văn hoá ẩm thực, tác giả bằng giọng văn nhẹ nhàng nhưng sâu sắc đă bộc lộ rõ thái độ chê trách, phê phán sự hào nhoáng thô kệch bắt chước người ngoài mà bỏ qua một đặc sản tinh tế của Thăng Long Hà Nội.

 

Các câu hỏi liên quan

+2 phiếu
2 câu trả lời 169 lượt xem
" Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dân của những cách đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị, thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam" Em cảm nhận như thế nào về nhận xét ấy của tác giả Thạch Lam ? giúp mình vs tuần sau đi học rồi
đã hỏi 22 tháng 8, 2018 trong Ngữ văn lớp 7 bởi Rachel Học sinh (115 điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 1.5k lượt xem
Giải thích ý nghĩa nhan đề của văn bản: "Một thứ quà của lúa non: Cốm"
đã hỏi 3 tháng 4, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi Hà Vũ
  • -cau-hoi-ngu-van-7
0 phiếu
3 câu trả lời 278 lượt xem
đã hỏi 2 tháng 5, 2020 trong Ngữ văn lớp 6 bởi GENOS Thạc sĩ (5.8k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 233 lượt xem
Câu 1: Văn bản Một thứ quà của lúa non: Cốm được viết theo thể tuỳ bút, là của tác giả nào? A. Nguyễn Tuân B. Xuân Diệu C. Thạch Lam D. Nguyễn Tường Tam
đã hỏi 3 tháng 5, 2021 trong Ngữ văn lớp 7 bởi tngnhatganh117 Cử nhân (3.3k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 178 lượt xem
0 phiếu
1 trả lời 1.4k lượt xem
0 phiếu
1 trả lời 113 lượt xem
Hàng năm qua trong các trường học ở Việt Nam vẫn noi theo phương châm:"Tiên học lễ-Hậu hộc văn" ngày nay đã có sự thay đổi theo xu hướng"Học để biết,học để làm,học để khẳng điịnh mình,học để cùng chung sống". Em hiểu phương châm đó như thế nào KHÔNG SAO CHÉP TRÊN MẠNG,SÁCH THAM KHÁO NHA CÁC BẠN!
đã hỏi 12 tháng 3, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi thienbinh_2004 Thần đồng (576 điểm)
0 phiếu
1 trả lời 428 lượt xem
Tha thứ là món quà ta dành cho người khác nhưng tha thứ là món quà ta dành cho chính mình nghĩa là gì
đã hỏi 25 tháng 12, 2016 trong Ngữ văn lớp 7 bởi hoanglong7122004 Học sinh (453 điểm)
0 phiếu
11 câu trả lời 17.2k lượt xem
HELP ME!!!!!!!!!!
đã hỏi 28 tháng 11, 2016 trong Ngữ văn lớp 7 bởi thích là nhích! Thần đồng (1.1k điểm)
0 phiếu
0 câu trả lời 419 lượt xem
tại sao giun đũa phải đi qua nội tạng con người rồi về ruột non lần thứ hai mới chính thức ký sinh ?
đã hỏi 14 tháng 10, 2016 trong Sinh học lớp 7 bởi Khách

HOT 1 giờ qua

  1. luckyyhappyy07687

    310 Điểm

  2. PTG

    294 Điểm

  3. tnk11022006452

    169 Điểm

  4. minhquanhhqt160

    128 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...