Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
trong Toán lớp 6 bởi babyalexdc Học sinh (146 điểm)
Nêu quá trình thành lập nhà nước Văn Lang . Theo em , sự ra đời của nhà nước Văn Lang có ý nghĩa gì với người Việt ta ?
đã đóng

1 Câu trả lời

0 phiếu
bởi duckv3zz Học sinh (421 điểm)
được bầu chọn là câu hỏi hay nhất bởi babyalexdc
 
Hay nhất
nhỏ|658x658px|Nước Văn Lang Theo bộ sử ký Đại Việt sử ký toàn thư (ĐVSKTT) - phần ngoại kỷ do sử gia Ngô Sĩ Liên viết ở thế kỷ 15 chép rằng: Đế Minh, thuộc dòng dõi Thần Nông, sinh ra Lộc Tục, tức Kinh Dương Vương, Lộc Tục lấy con gái Long Vương hồ Động Đình, sinh ra Lạc Long Quân (theo truyền thuyết Lạc Long Quân là cháu 5 đời của Thần Nông). Kế tiếp Lạc Long Quân và vợ là Âu Cơ (con gái Đế Lai) sinh được 100 người con trai, 50 người theo Lạc Long Quân theo cha về bờ biển Đông, 50 người theo mẹ về núi và suy tôn người con cả lên làm vua, hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, đóng đô ở Bạch Hạc - Phú Thọ.

Nước Văn Lang được hình thành vào khoảng năm 2879 TCN và kết thúc vào năm 258 TCN bởi An Dương Vương Thục Phán. Từ đây hình thành quan niệm dân gian coi nước Văn Lang đời Hùng Vương ra đời cách ngày nay khoảng hơn 4000 năm và thường được sách báo nói tới 4000 năm văn hiến.

Tuy nhiên theo bộ sử ký xuất hiện còn sớm hơn bộ ĐVSKTT là bộ Đại Việt sử lược vào thế kỷ 13 thì chép nước Văn Lang được thành lập bởi thủ lĩnh bộ tộc Văn Lang thu phục các bộ tộc Việt (15 bộ) khác vào khoảng thế kỷ 7 TCN cùng thời với vua Chu Trang Vương của nhà Chu - Trung Quốc. Ông lên ngôi xưng hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, đóng đô tại Văn Lang.[1] Về sau các sử gia nước ta bị ảnh hưởng của các sử gia Trung Quốc nên gọi kinh đô thời Văn Lang là Phong Châu.[2] Trong bộ Việt sử lược có dành những dòng sau cho các vua Hùng
"Đến đời Trang Vương nhà Chu (696-682 trước Công nguyên), ở bộ Gia Ninh có người lạ, dùng ảo thuật áp phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang, hiệu là nước Văn Lang, phong tục thuần hậu, chất phác, chính sự dùng lối kết nút."[3]

Cương vực[sửa | sửa mã nguồn]
Theo "Lĩnh Nam chích quái" (嶺南摭怪), quyển 1, Hồng Bàng thị truyện (鴻龐氏傳) thì nước Văn Lang:

đông giáp Nam Hải (南海), tức biển Đông
tây tới Ba Thục (巴蜀)
bắc tới hồ Động Đình (洞庭)
nam tới nước Hồ Tôn Tinh (狐猻精), còn gọi là nước Hồ Tôn (胡孫). Hồ Tôn Tinh về sau trở thành nước Chiêm Thành (占城).
Nước được chia thành 15 bộ (部), còn gọi là quận (郡), bao gồm:

Việt Thường (越裳)
Giao Chỉ (交趾)
Chu Diên (朱鳶)
Vũ Ninh (武寧)
Phúc Lộc (福祿)
Ninh Hải (寧海)
Dương Tuyền (陽泉)
Lục Hải (陸海)
Hoài Hoan (懷驩)
Cửu Chân (九真)
Nhật Nam (日南)
Chân Định (真定)
Văn Lang (文郎)
Quế Lâm (桂林)
Tượng Quận (象郡)
Theo "Việt sử lược" (越史略), quyển thượng, Quốc sơ duyên cách (國初沿革) thì nước Văn Lang gồm 15 bộ lạc (部落) là:

Giao Chỉ (交趾)
Việt Thường Thị (越裳氏)
Vũ Ninh (武寧)
Quân Ninh (軍寧)
Gia Ninh (嘉寧)
Ninh Hải (寧海)
Lục Hải (陸海)
Thang Tuyền (湯泉)
Tân Xương (新昌)
Bình Văn (平文)
Văn Lang (文郎)
Cửu Chân (九真)
Nhật Nam (日南)
Hoài Hoan (懷驩)
Cửu Đức (九德)
Kinh đô đặt tại bộ Văn Lang.

Trong "Đại Việt sử ký toàn thư" (大越史記全書), Ngoại kỉ (外紀), quyển 1, Hồng Bàng thị kỉ (鴻厖氏紀), cương vực và tên gọi 15 bộ của nước Văn Lang được chép gần như tương tự với "Lĩnh Nam chích quái" chỉ khác là không có bốn bộ Nhật Nam, Chân Định, Quế Lâm và Tượng Quận mà thay vào đó là bốn bộ Vũ Định (武定), Bình Văn (平文), Tân Hưng (新興) và Cửu Đức (九德). Bộ Văn Lang là nơi vua đóng đô. 15 bộ của nước Văn Lang theo "Đại Việt sử ký toàn thư" bao gồm:

Giao Chỉ (交趾)
Chu Diên (朱鳶)
Vũ Ninh (武寧)
Phúc Lộc (福祿)
Việt Thường (越裳)
Ninh Hải (寧海)
Dương Tuyền (陽泉)
Lục Hải (陸海)
Vũ Định (武定)
Hoài Hoan (懷驩)
Cửu Chân (九真)
Bình Văn (平文)
Tân Hưng (新興)
Cửu Đức (九德)
Văn Lang (文郎)
Các tài liệu nghiên cứu sau này cho rằng lãnh thổ nước Văn Lang bao gồm khu vực Bắc Bộ và ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh ngày nay, thậm chí kéo dài tới Quảng Trị, dựa trên các di tích văn hóa đồ đồng đã được phát hiện, thời kỳ Văn Lang của các vua Hùng tương ứng với thời kỳ văn hoá Đông Sơn (từ năm 696 TCN - 682 TCN)

Tổ chức nhà nước[sửa | sửa mã nguồn]
Đứng đầu nhà nước là Hùng Vương, trong triều đình có các quan giúp việc là Lạc Hầu, quan Lạc Tướng cai quản các bộ địa phương, dưới Lạc Tướng là các quan Bồ Chính cai quản từng khu vực nhỏ (làng). Theo các tư liệu cổ, các vị vua cai trị nước Văn Lang có tất cả 18 đời (hoặc dòng) vua.

Xã hội có giai cấp có lẽ chưa xuất hiện, nhưng chắc chắn đã xuất hiện sự phân tầng. Theo Lĩnh Nam chích quái, tôi tớ được gọi là xao nếu là nữ, và xung nếu là nam, kẻ bề dưới là hôn. Xao có thể được gắn với sao trong tiếng Thái: con gái, hôn của tiếng Chăm và ho hun của tiếng Jarai và côn huon trong tiếng Thái là những từ dùng để gọi các nô lệ lo việc nhà.

Quan điểm về đặc tính của nhà nước Văn Lang rất đa dạng. Có nhiều quan điểm khác nhau trong đó có quan điểm của GS. Hà Văn Tấn cho rằng nhà nước Văn Lang chỉ là một cái làng lớn (Hà Văn Tấn, Làng, liên làng và siêu làng (Mấy vấn đề về phương pháp), Tạp chí Khoa học, Đại học Tổng hợp Hà Nội, số 1, 1987, in lại trong Một số vấn đề Lý luận Sử học, Nhà xuất bản ĐHQGHN, 2007); quan điểm của tác giả Nguyễn Minh Tuấn cho rằng: Nhà nước Văn Lang thực chất là một "nhà nước siêu làng", thể hiện cả ở sự liên kết giữa làng và nước, chứ không chỉ là sự liên kết giữa các làng với nhau. Theo tác giả, tính chất "siêu làng" thể hiện ít nhất ở ba khía cạnh: Thứ nhất, về nội dung, nhà nước mang dáng dấp của một cái làng lớn có tính liên kết mạnh, tính đại diện cao và tính giai cấp yếu. Thứ hai, về phạm vi và tính chất liên kết, quan hệ làng nước mang tính hoà đồng, lưỡng hợp, chưa có sự phân định rạch ròi về chức năng, thẩm quyền giữa làng và nước. Thứ ba, về thời gian, nhà nước Văn Lang dần được hình thành trong một quá trình rất lâu dài (Nguyễn Minh Tuấn, Nhà nước Văn Lang - nhà nước siêu làng, Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà nội, chuyên san Kinh tế - Luật, Tập 23, Số 3, năm 2007).

Kết thúc[sửa | sửa mã nguồn]
Cuối thời Hồng Bàng, theo ĐVSKTT cũng như theo Đại Việt sử lược, do nhiều lần bị vua Thục sang đánh nhưng nhờ binh cường tướng giỏi nên đều thắng nên vua Hùng sinh ra kiêu ngạo, chểnh mảng võ bị, ngày chỉ uống rượu ăn tiệc làm vui. Năm 258 TCN, cháu vua Thục là Thục Phán sang đánh, vua còn mải mê uống rượu, khi quân Thục đến gần vua nhảy xuống giếng chết, quân lính đầu hàng. Thục Vương chiếm lấy nước, sát nhập và thành lập nước Âu Lạc.

Nguồn gốc tên gọi Văn Lang[sửa | sửa mã nguồn]
Tên nước Văn Lang, cũng là tên bộ tộc mạnh nhất đã thống nhất 15 bộ tộc, chắc hản có nguồn gốc từ tiếng Việt cổ Blang hay Klang, mà nhiều dân tộc miền núi ở cao nguyên Trung Bộ chỉ một loại chim họ tôn kính như vật tổ. Trong truyền thống của người Mường, tổ tiên của họ là hai con chim Ay và Ua (hay Klang và Klao). Một cách tương tự, Mê Linh, có nguồn gốc là Mling, cũng chỉ một loài chim. Cách giải thích này phù hợp với tên gọi của vùng đất: Bạch Hạc, "con hạc trắng", - Mê Linh năm trong vùng đất này, - đồng thời cũng phù hợp với bức họa trình bày chim cao cẳng và người nhảy múa mặc bộ đồ bằng lông chim, trên các trống đồng[4]. Một điểm khác chữ "Hồng" trong từ Hồng Bàng, thời kỳ thượng cổ của Kinh Dương Vương, chỉ một con chim nước thuộc họ diệc.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
Đại Việt sử kí toàn thư, Ngô Sĩ Liên
Đại Việt sử lược, khuyết danh - Trần Quốc Vượng dịch
Chú thích
^ Từ Văn Lang đến Thăng Long - Quá trình tìm chọn kinh đô muôn đời của đất nước[1]
^ [2]
^ “Việt Sử lược”.
^ Trần Quốc Vượng,"Từ truyện ngụ ngôn đến lịch sử", sđd, trang 148-155
Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]
Hùng Vương
Hồng Bàng
Phong Châu (kinh đô)
Vũ Ninh (bộ)
Việt Thường
Thánh Gióng
Sơn Tinh
Thủy Tinh (nhân vật)
Mai An Tiêm
Chử Đồng Tử
Mỵ Nương
Lang Liêu
Văn hóa Đông Sơn
Trống đồng Đông Sơn
Lạc Việt
Âu Việt
An Dương Vương
Âu Lạc
Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
0 câu trả lời
Em hãy cân đối thu chi như sau Tống thu nhập trong gia đình trong 1 tháng là 4 000 000 tiền lãi bán hàng là 1 400 000 em hãy tính bình quân thu nhập của gia đình đó.Biết gia đình đó có 4 người
đã hỏi 24 tháng 6, 2020 trong Công nghệ lớp 6 bởi Khách
0 phiếu
2 câu trả lời
Câu 1 :Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của những cuộc kháng chiến thời Lý-Trần? Câu 2: Trình bày vài nét về khoa học-kĩ thuật thời Trần? Câu 3: Những sự kiện nào cho thấy giáo dục thời Lý phát triển?
đã hỏi 8 tháng 12, 2016 trong Lịch sử lớp 7 bởi lananh0609 Học sinh (213 điểm)
  • lịch-sử-7
0 phiếu
2 câu trả lời
đã hỏi 8 tháng 12, 2016 trong Toán lớp 7 bởi lananh0609 Học sinh (213 điểm)
+1 thích
0 câu trả lời
1. Trình bày quá tình phân chia tế bào. 2. Các tế bào ở bộ phận nào mới có khả năng phân chia? 3. Chức năng các miền của rễ. 4. Cấu tạo ngoài của thân gồm những bộ phận nào ? 5. Nêu đặc điểm của thân gỗ, cột, cỏ, bò. 6. Thân dài ra do đâu ? 7. Lấy 3 ví dụ lá đơn, 3 ví dụ lá kép. 8. Các cách xếp lá trên thân và cành. 9. Thân, thân non, cành có tham gia quang hợp không ? Vì sao ?
đã hỏi 16 tháng 12, 2019 trong Sinh học lớp 6 bởi N3M5T7 Cử nhân (4.6k điểm)
+2 phiếu
0 câu trả lời
Câu 1 : Thực vật được chia thành mấy nhóm và cho biết dựa vào đặc điểm nào để nhận biết thực vật có hoa và thực vật không có hoa? Câu 2 :Chiết cành khác với giâm cành ở điểm nào? Người ta thường chiết cành với những loại cây nào? Câu 3 : Ý nghĩa của sự thoát hơi nước qua lá ? Câu 4 : Vì sao củ khoai lang là rễ, củ khoai tay là thân ? Câu 5 : Cách đọc vòng gỗ.
đã hỏi 15 tháng 12, 2019 trong Sinh học lớp 6 bởi N3M5T7 Cử nhân (4.6k điểm)
+2 phiếu
2 câu trả lời
Câu 1 : Định luật truyền thẳng ánh sáng ?  Câu 2 : Nhận biết ánh sáng ? Nguồn sáng và vật sáng ? Câu 3 : Tia sáng và chùm sáng ? Câu 4 : Khái niệm vùng bóng tối, bóng nửa tối ? Câu 5 : Hiện tượng nhật thực, nguyệt thực ? Câu 6 : Định luật phản xạ ánh sáng ? Câu 7 ... vật tạo bởi gương cầu lồi ? Câu 9 : Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm ? Câu 10 : Đặc điểm phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm ?
đã hỏi 15 tháng 12, 2019 trong Vật lý lớp 7 bởi N3M5T7 Cử nhân (4.6k điểm)
0 phiếu
0 câu trả lời
Câu hỏi ôn tập Trong các câu so sánh nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc của băng phiến dưới đây, ... ;c​​ D.Nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt độ đông đặc
đã hỏi 27 tháng 4, 2021 trong Vật lý lớp 6 bởi Tiên ou Tuấn
0 phiếu
1 trả lời
1.Quy ước vẽ ren ngoài, ren trong. 2.Em hãy kể tên các hình chiếu và cho biết các hình chiếu mối quan hệ như thế nào? giúp me!!
đã hỏi 6 tháng 1, 2021 trong Công nghệ lớp 8 bởi phongnguyendz Học sinh (253 điểm)
0 phiếu
3 câu trả lời
Nếu một hình chữ nhật có chiều dài tăng lên 20%, chiều rộng giảm đi 20% thì diện tích của hình chữ nhật tăng hoặc giảm bao nhiêu phần trăm? Cho vd.
đã hỏi 24 tháng 4, 2019 trong Toán tiểu học bởi NamikazeMinato Thần đồng (1.4k điểm)

HOT 1 giờ qua

  1. monmon70023220

    455 Điểm

  2. Darling_274

    43 Điểm

  3. 333cuchillthoi302

    28 Điểm

  4. minhquanhhqt160

    20 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...