Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
+1 thích
2.1k lượt xem
trong Ngữ văn lớp 6 bởi voquocdung2005 Học sinh (74 điểm)

4 Trả lời

0 phiếu
bởi Minh An cute Thần đồng (1.1k điểm)
được bầu chọn là câu hỏi hay nhất bởi voquocdung2005
 
Hay nhất

Dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay có nhiều truyền thống quí báu được gìn giữ và lưu truyền.Một trong những truyền thống đạo lí tốt đẹp nhất được thể hiện qua câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”,câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta phải biết ơn những người đã giúp đỡ ta,đây là lời dạy mà mỗi người Việt Nam phải luôn ghi nhớ.Đến ngày nay,lời dạy của người xưa càng sâu sắc hơn.
Vậy “Uống nước nhớ nguồn” là như thế nào?”Uống nước” ở đây là thừa hưởng thành quả lao động của những người đi trước,thừa hưởng những gì mà họ đã bỏ công sức để tạo ra,để có được.”Nguồn” chính là nơi xuất phát,nơi khởi đầu của dòng nước,và ở đây “nguồn”chính là những thế hệ trước,những con người mà đã tạo ra “dòng nước” hay nói cách khác là tạo ra thành quả mà chúng ta đã hưởng ngày hôm nay.Cả câu tục ngữ chính là lời răn dạy,nhắc nhở chúng ta,những lớp người đi sau,những thế hệ đang thừa hưởng thành quả phải luôn nhớ ơn công lao của thế hệ trước.
Trong vũ trụ,thiên nhiên và xã hội không có sự vật nào mà không có xuất xứ hay nguồn gốc của mình.Tương tự như thế,thành quả không phải tự nhiên có mà phải do lao động mà nên.Như để có hạt gạo mà chúng ta ăn hàng ngày là cả một quá trình lao động cực khổ của những người nông dân.Họ đã phài sáng nắng chiều mưa làm việc ở ngoài đồng,nhổ mạ cấy lúa,gặt lúa,đập lúa…để có được hạt gạo là khó thế đó.Chính vì thế mà chúng ta nên biết quí trọng,biết ơn người đã cho ta những gì ta đang có.Lòng biết ơn phải xuất phát từ tình cảm,từ ý thức ghi nhớ công ơn của những người tạo ra thành quả phục vụ cuộc sống của chúng ta,đó chính là “nhớ nguồn”,là đạo lý làm người tất yếu mà mỗi người cần có.Hằng năm cả nước ta làm lễ “Giỗ tổ Hùng Vương” để ghi nhớ công lao của các vua Hùng đã dựng nước và giữ nước,hay hằng năm,để mừng sinh nhật Bác,cả nước đã cùng ôn lại chặng đường mà Bác đã đi qua,ca ngợi sự hy sinh của Bác để giành lại độc lập tự do cho nước nhà,đó cũng là một hình thức “nhớ nguồn” của chúng ta,thể hiện một tình cảm đẹp,một đạo lý đẹp của dân tộc ta.Lòng biết ơn giúp ta gắn bó hơn với những người đi trước,sẽ trân trọng những thành quả và công sức của tiền nhân,gần gũi hơn với tập thể…và từ đó sẽ tạo nên một xã hột đoàn kết,thân ái hơn giữa mọi người.Điều đó cho ta thấy truyền thống“Uống nước nhớ nguồn” là một truyền thống vô cùng cao đẹp.Nếu con người không có lòng biết ơn thì sẽ trở nên rất ích kỉ,không hiểu biết,thờ ơ với mọi người xung quanh và có thể sẽ trở thành con người ăn bám xã hội.Ví dụ một con người không có lòng biết ơn,không nhớ đến cội nguồn ,chỉ biết hưởng thụ mà không làm,không hiểu được lao động là như thế nào về lâu dài sẽ thành kẻ ăn bám,ngồi một chỗ mà hưởng thành quả lao động.
Vậy để thể hiện lòng biết ơn ta phải làm gì?Là một người Việt Nam đặt biệt là một học sinh Việt Nam luôn nhớ đến câu“Uống nước nhớ nguồn”,ghi nhớ và biết ơn thế hệ đi trước đã cho ta có ngày hôm nay ta nên trân trọng và bảo vệ những thành quả của cha ông,phát triển thành những điều tốt đẹp hơn nữa.Cụ thể ta nên tự hào về những truyền thống và nền văn hóa ngàn năm văn hiến.Ví dụ như loại hình “Nhã nhạc cung đình Huế” đã được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể,hay văn hóa cồng chiên của dân tộc Tây Nguyên,những truyền thống đẹp như “Tôn sư trọng đạo”,”Kính trên nhường dưới” và cả “Uống nước nhớ nguồn”…..đều là những truyền thống,văn hóa lâu đời rất đáng tự hào cần được giữ gìn và phát huy của dân tộc.Ta cũng nên tiếp thu một cách có chọn lọc những tinh hoa của nhân loại dể làm giàu hơn truyền thống và văn hóa của mình,quan trọng là phải giữ được bản sắc văn hóa của quê hương.Ví dụ cụ thể nhất là tiếp thu nền khoa học-kĩ thuật phát triển của nhân loại để làm giàu,xây dưng đất nước và giới trẻ ngày nay cần tránh ăn theo phong cách ăn mặc của các nước khác vì có những phong cách trái với bản sắc truyền thống của dân tộc.Hơn hết là phải ý thức hưởng thụ thành quả hợp lí,tiết kiệm vì đó không phải công sức của chính bản thân,biết hưởng thụ thì cũng phải biết lao động mới xứng đáng những gì có được.Bản thân em,một người học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường thì em sẽ học thật nghiêm túc,có kết quả thật tốt để có thể tạo ra thành quả lao động của chính mình,cho xã hội.Đó như là biểu hiện lòng biết ơn của em,sự đền đáp cho gia đình,xã hội,cho thế hệ trước vì cho em được ngày hôm nay.
“Uống nước nhớ nguồn”luôn là lời nhắc nhở quan trọng khi mà thế hệ ngày nay đã có thái độ thờ ơ với cội nguồn,với công lao của người đi trước,thích hưởng thụ hơn lao động.Từ câu tục ngữ em rút ra bài học cho chính bản thân mình là phải luôn nhớ ơn những người đã cho mình ngày hôm nay:sự dưỡng dục của ba me,dạy dỗ của thẩy cô,sự quan tâm của những người sống quanh mình,công dựng nước và giữ nước của bao thế hệđi trước nữa.Và để xứng đáng với công ơn đó,en sẽ sống thật tốt,học tập nghiêm túc,rèn luyện và sống đúng theo đạo lí truyền thống dân tộc để trở thành một công dân tốt của đất nước Việt Nam.

0 phiếu
bởi Phạm Ngọc LAM Thần đồng (577 điểm)
Uống nước nhớ nguồn là một câu tục ngữ đã trở nên quen thuộc với người Việt Nam bao đời nay. Dưới hình thức rất đỗi giản dị, câu tục ngữ này là bài giáo dục về nhân cách làm người của cha ông ta, thể hiện sâu sắc truyền thống đạo lí của người Việt Nam: luôn luôn trân trọng, biết ơn người đi trước.

Theo nghĩa đen, “nguồn” là nơi bất đầu cùa dòng nước. Theo nghĩa bóng, “nguồn” là ẩn dụ chỉ công lao tạo lập nên những thành quả của con người đi trước dành cho các thế hệ sau. “Nước có nguồn” nên “uống nước” hiểu theo nghĩa bóng là thừa hưởng thành quả mà người đi trước, thế hệ trước để lại. Câu tục ngữ mượn mối quan hệ khăng khít giữa “nguồn” và “nước” trong tự nhiên để nói với chúng ta một cách thấm thía về triết lí sống: Khi hưởng thụ một thành quả nào đó, người ta phải nhớ ơn và đền ơn xứng đáng những người đã đem lại thành quả mà mình đang được hưởng.

Triết lí sống “uống nước nhớ nguồn” là hoàn toàn đúng đắn. Lẽ thường, khi hưởng thụ một thành quả, người ta thường quên đi sự khó nhọc của những người đã làm nên thành quả ấy.
0 phiếu
bởi duyanhfade Học sinh (106 điểm)

Uống nước nhớ nguồn là một câu tục ngữ đã trở nên quen thuộc đối với rất nhiều người Việt Nam từ xưa cho đến nay. Dưới hình thức một câu tục ngữ, câu nói đã đi sâu vào trong tâm trí của người Việt Nam bởi những triết lý sâu xa được ẩn chứa trong nội dung của câu nói về cách sống, cách làm người, cũng như đã thể hiện được truyền thông đạo lí sâu sắc của người Việt Nam: luôn luôn trân trọng và biết ơn những người đi trước, những người đã hy sinh xương máu để cho chúng ta có thể có một cuộc sống tốt đẹp như ngày hôm nay.

Câu tục ngữ nếu được hiểu theo nghĩa đen thì “nguồn” là nơi bắt đầu của một dòng sông, là nơi đem lại cho chúng ta dòng nước mát. Vậy khi chúng ta lấy được dòng nước mát đó thì chúng ta nên “nhớ nguồn” chứ không phải coi đó là điều hiển nhiên. Đó là hiểu theo nghĩa bóng, còn đối với nghĩ đen thì mỗi con người ta khi phải biết ơn những con người, những thế hệ cha anh ta đã ngã xuống để có đem lại những thành quả cho thế hệ sau. Không phải tự nhiên mà chúng ta có được một cuộc sống hòa bình, không chiến tranh, bom đạn, không phải tự nhiên mà chúng ta được  đi học, được sống trong một đất nước phát triển. Để có được tất cả những điều đó, thì đã có biết bao nhiêu người ngã xuống nơi đất khách, đã bao nhiêu gia đình phải hứng chịu nỗi mất con, mất chồng. Và chúng ta cũng phải nhớ rằng, nếu không có nguồn, có cội, có những thế hệ ông, cha ta đi trước thì sẽ chẳng bao giờ có chúng ta. Vì vậy mà câu tục ngữ đã mượn mối quan hệ khăng khít giữa “nguồn và nước” trong tự nhiên để nhắc nhở chúng ta một cách thấm thía về triết lí sống: Khi chúng ta tiếp nhận hay hưởng thụ một thành quả nào đó thì chúng ta phải nhớ đến công ơn và biết đền ơn xứng đáng những người đã đem lại thành quả cho mình được hưởng như ngày hôm nay.

Triết lí “Uống nước nhớ nguồn” là một triết lý hoàn toàn đúng đắn, để gợi nhớ và nhắc nhở con người ta không bao giờ được quên đi sự khó khăn, vất vả của những người đã cống hiến thậm chí là hy sinh để có được những thành quả như bây giờ để cho chúng ta hưởng thụ. Chính vì thế, nếu chúng ta quên đi công ơn đó, chỉ biết nhận mà không biết trả thì chúng ta quả là những con người tắc trách, vô cảm và thậm chí là chúng ta không xứng đáng để có thể hiện được những thành quả đó.

Không chỉ biết ơn những thế hệ đi trước mà chúng ta còn phải biết ơn công lao dưỡng dục của ông bà cha mẹ – những người đã sinh ra mình và cả thầy cô – những người đã dạy cho ta tri thức. Vậy nên, không một thành quả nào mà chúng ta làm đều có công lao của một ai đó tạo nên. Nếu không có ông cha ta thì chúng ta đã không có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Nếu không có bố mẹ thì đã không có chúng ta và nếu không có thầy cô thì đã không có những con người thành đạt như ngày hôm nay. Vì thế, trong kho tàng tục ngữ Việt Nam luôn có những lời thấm thía nhắc nhở ta về lòng biết ơn với người nghệ sĩ và công lao của những người đi trước:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Hay:

Không thầy đố mày làm nên.

Triết lí sống “uống nước nhớ nguồn” đã hóa thân thành những lập tục đẹp đẽ của người Việt Nam. Biết ơn các vua Hùng dựng nước, dân ta có ngày giỗ Tổ Hùng Vương. Biết ơn các thương binh, liệt sĩ đã đổ xương máu để giữ hòa bình, chúng ta có ngày 27-7, biết ơn các thầy cô, chúng ta cũng có ngày 20-11,…

Câu tục ngữ uống nước nhớ nguồn đã dạy cho chúng ta biết bao nhiêu bài học quý báu. Phải có lòng biết ơn, phải dạy cho con người ta biết sống thủy chung, ân nghĩa. Khi đã nhận thức sâu sắc được vấn đề đó thì mỗi chúng ta sẽ biến lời nói thành hành động để cho cuộc sống này ngày càng phát triển hơn. Để cho ta phải biết gìn giữ bảo bảo vệ những thành quả mà những người đi trước đã tạo nên, lấy đó làm nền tảng của sự phát triển để giúp nó trở nên phong phú và đẹp đẽ hơn. Có như vậy thì chúng ta mới có thể đền đáp được công ơn dưỡng dục của cha mẹ, thầy cô. “Uống nước phải nhớ nguồn” – Có như vậy, chúng ta chẳng những tỏ lòng biết ơn mà còn xứng đáng với nhân cách, tấm lòng của thế hệ đi trước. Một điều rất quan trọng nữa là phải biết tự tạo lập cho mình những thành quả cho thế hệ sau.

Đạo lí uống nước nhớ nguồn chính là chân lý được ông cha ta đúc kết từ ngàn đời nay. Mỗi chúng ta phải biết gìn giữ và phát huy những giá trị tốt đẹp, những thành quả mà ông cha ta đã để lại cho chúng ta. Nhưng trước hết, khi vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường thì chúng ta phải tích cực phấn đấu để trở thành con ngoan, trò giỏi là cách thiết thực và cụ thể nhất để đền đáp công ơn dưỡng dục của ông bà, cha mẹ thầy cô và xã hội.yes



 

0 phiếu
bởi Dĩnh Bảo Thần đồng (1.2k điểm)
Nhân dân Việt Nam từ xưa tới nay vốn luôn đề cao đạo nghĩa, sống có nghĩa, có tình. Đặc biệt, ông cha ta luôn răn dạy con cháu sống sao luôn ghi nhớ công ơn của những người đi trước, hưởng thụ thành quả phải biết ơn những người làm ra thành quả ấy. Điều đó đã được đúc rút trong câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn”.

Người xưa đã rất tinh tế khi sử dụng hình ảnh “nước” và “nguồn” để nói lên triết lý sống cao đẹp. Như chúng ta đều biết, “nước” là một thứ vô cùng quan trọng đối với sự sống con người cũng như vạn vật trên trái đất. Nước là nguồn sống của tất cả chúng ta. Con người có thể sống thiếu điện, thiếu internet…nhưng không thể nào sống thiếu nước. Nước còn phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày, cho lao động sản xuất. Vạn vật cây cỏ mà không có nước cũng không thể nào sinh sôi, nảy nở. Tóm lại, nước vô cùng quan trọng, đó là điều không thể bàn cãi. Và để có được nước thì không thể không nhắc tới nơi khởi đầu của những dòng nước mát trong nuôi sống chúng ta, nơi khởi đầu đó chính là “nguồn”. Từ đầu “nguồn”, nước chảy đi muôn nơi, tới trung lưu rồi hạ lưu của những nhánh sông, ao, hồ. “Nước” quan trọng ra sao thì “nguồn” còn quan trong hơn thế gấp nhiều lần. Vì có “nguồn” mới có “nước”. Bởi thế cho nên ông cha ta mới nói “uống nước nhớ nguồn”. Để được uống những dòng nước trong lành như thế, con người phải nhớ tới đầu nguồn sinh ra nước, cho chúng ta cũng như muôn loài trên trái đất có sự sống.

Từ hình ảnh “nước” và “nguồn”, câu tục ngữ răn dạy con cháu đời sau được hưởng thành quả phải luôn ghi nhớ công lao những người đi trước. Từ những điều đơn giản nhất, để có những ngôi nhà cao tầng, những trường học khang trang, thì chúng ta cần ghi nhớ công lao của những người kỹ sư, những công nhân xây dựng ngày đêm miệt mài trên công trường. Để có những sản phẩm thơm ngon, quần áo mặc hàng ngày, giày dép chúng ta đi, là sự vất vả của những cô công nhân trong nhà máy. Để có những con đường sạch sẽ mọi góc phố, là nhờ những bác công nhân môi trường, những cô công nhân quét rác mỗi đêm khi ánh đèn đã lên. Để có được bát cơm thơm ngon mỗi ngày là nhờ sự lao động không ngừng nghỉ sớm hôm của các bác nông dân. Xa hơn nữa, những bài giảng hay, những kiến thức bổ ích là nhờ những đêm miệt mài soạn từng trang giáo án của thầy cô. Rồi đất nước ta giành được độc lập như ngày hôm nay, là xương máu của biết bao người chiến sĩ đã ngã xuống theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc, bao nhiêu em bé liên lạc, bao bà mẹ ngày đêm giã gạo gửi về tiền tuyến thân yêu…Còn rất nhiều, rất nhiều ví dụ không sao kể hết.

 

Từ đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, đất nước ta có biết bao ngày để tỏ lòng biết ơn tới công lao to lớn của những người cao quý. Đó là ngày 27/7, ngày đất nước tri ân, tỏ lòng thành kính với những liệt sĩ đã mãi mãi nằm lại giữ đất mẹ thiêng liêng, những bà mẹ Việt Nam anh hùng, những người thương bệnh binh trở về sau độc lập vẫn bị tổn thương một phần thể xác. Ngày 20/11, ngày nhà giáo Việt Nam, cả nước lại hân hoan tôn vinh “nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý” trong sự nghiệp trồng người. Hay ngày 27/2 chúng ta hướng về những người làm ngành y, chữa bệnh cứu người…Đó đều là những hành động thiết thực ngày nay, tỏ lòng biết ơn tới những người tao ra thành quả lớn lao.

Đạo lý “uống nước nhớ nguồn” là một đạo lý mang tính nhân văn sâu sắc. Luôn biết ơn những thành quả lao động, những cống hiến của người đi trước là một triết lý sống vô cùng cao đẹp. Điều đó được cha ông ta răn dạy từ ngàn đời, sẽ còn được lưu giữ và phát huy mãi cho hôm nay và mai sau.

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
5 câu trả lời 930 lượt xem
hãy giải thích câu tục ngữ uống nước nhớ nguồn
đã hỏi 17 tháng 5, 2017 trong Ngữ văn lớp 6 bởi NGUYỄN HOÀNG KIM THY Học sinh (207 điểm)
  • ngữ_văn_6
0 phiếu
3 câu trả lời 5.7k lượt xem
Hãy chứng minh câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn"
đã hỏi 12 tháng 4, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi SONGOKU LIGHT Cử nhân (1.9k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 388 lượt xem
đã hỏi 21 tháng 5, 2022 trong Ngữ văn lớp 7 bởi idog480430 Thần đồng (1.0k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 429 lượt xem
chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ :"Uông nước nhớ nguồn '    
đã hỏi 1 tháng 5, 2020 trong Ngữ văn lớp 7 bởi GENOS Thạc sĩ (5.8k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 4.0k lượt xem
Giúp mình nha. Bài nào độc, lạ, hay mình tick cho nhé. Thanks all.
đã hỏi 2 tháng 5, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi ๖ۣۜAngelica (-13,611 điểm)
0 phiếu
1 trả lời 334 lượt xem
đã hỏi 14 tháng 9, 2021 trong Tiếng Việt tiểu học bởi umenihon713 Thạc sĩ (6.8k điểm)
0 phiếu
4 câu trả lời 7.4k lượt xem
  1. Darling_274

    20 Điểm

  2. minhquanhhqt160

    15 Điểm

  3. lueyuri009730

    15 Điểm

  4. lenguyenducminh05102011227

    5 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...