Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
+1 thích
3.7k lượt xem
trong Ngữ văn lớp 6 bởi anhthupv Học sinh (6 điểm)
viết đoạn văn ngắn nói về nhiệm vụ học tập của bản thân mình

3 Trả lời

+1 thích
bởi _Nguyễn Thu Hương_ Thạc sĩ (6.1k điểm)
đã sửa bởi _Nguyễn Thu Hương_
 Trong học kỳ I, em đã nỗ lực được học sinh giỏi nhưng em lại đứng thứ 2 (vì em mới chuyển trường). Bản thân em đã cố gắng trong học kì II và được đứng thứ nhất. Em rất vui vì thành quả của nỗ lực trong suốt học kỳ II đã được đền đáp.
bởi _Nguyễn Ngọc Ánh_ Thần đồng (1.2k điểm)
bà á....bà trường cũ đã giỏi rùi nói chi là trường mới
bởi _Nguyễn Thu Hương_ Thạc sĩ (6.1k điểm)
hihi...thanks vì lời khen ngợi
0 phiếu
bởi ngoquangthe123 Học sinh (15 điểm)
Công việc học tập đang từng ngày được xã hội hoá, nhà nhà học tập, người người học tập. Nhưng đến với công việc này, mỗi người có một cách thức học tập, một mục đích học tập khác nhau. Vậy cần nhìn nhận vấn đề học tập ngày nay như thế nào?

Học tập là một quá trình dài, là một cách để con người tiếp cận tri thức, nâng cao trình độ, mở mang trí óc để khám phá những điều hay lẽ phải. Học là việc cần thiết suốt đời bởi tri thức nhân loại là một kho tàng vô cùng phong phú, nó như biển cả mênh mông mà sự hiểu biết của con người lại có hạn. Đâu phải chỉ cần thời gian mà con người có thể hiểu biết được mọi điều trong cuộc sống. Con người ta khi sinh ra, chưa có hiểu biết về cuộc sống, chưa biết làm gì cả, vì vậy phải học từ việc nhỏ nhất, đơn giản nhất trở đi. Lớn lên đến trường phải học đọc, học viết, học những kiến thức tự nhiên và xã hội để trang bị cho mình những trí thức cần thiết trong cuộc sống nhằm giúp mình sau này có thể làm việc tốt bởi trẻ mà không học thì sẽ rất khó để chúng ta có thể vào đời một cách vững vàng. Khi trưởng thành lại cần phải học. Những kiến thức ta được học trong trường không chỉ là nền tảng cơ bản trong cuộc sống, khi bắt tay vào công việc thường nảy sinh ra nhiều vấn đề. Để giải quyết được ta phải tự học, tự nâng cao kiến thức. Hiện nay trình độ khoa học kỹ thuật, văn hoá tri thức ngày càng phát triển, càng có nhu cầu đòi hỏi cao đối với con người. Nếu chúng ta ngừng học tập thì sẽ bị lạc hậu, tụt lùi, không đảm đương được các công việc được giao, không hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. Không ngừng học tập thì mới trở thành người có ích cho gia đình và cho xã hội.

Ngày nay, mỗi con người đều có cách học riêng của mình. Nhiều bạn rất chăm chỉ, cần cù và giành được những thành công lớn. Đã có biết bao những bạn học sinh đạt thành tích cao trong học tập. Họ luôn lấy gương các vị danh nhân, các bậc cha anh đi trước để noi gương theo. Như Lênin với câu nói "Học, học nữa, học mãi" hay nhà bác học Đácuyn lừng danh cũng nói rằng: "Bác học không có nghĩa là ngừng học". Học tập là một yếu tố quan trọng, không những giúp cho chính bản thân mỗi học sinh chúng ta có một tương lai tốt đẹp mà còn giúp cho đất nước ngày một giàu mạnh. Có câu danh ngôn: "Đường đời là một chiếc thang không có nấc chốt và việc học là một quyển sách không có trang cuối cùng". Vì thế học sẽ không bao giờ là đủ và học tập là một việc vô cùng cần thiết đối với cuộc sống ngày càng phát triển như hiện nay.

Tuy nhiên vẫn có không ít những bạn học sinh mải chơi quên học, hoặc nếu có cũng chỉ là học vẹt, học đối phó. Đó quả thực là những hành động hết sức sai lầm. Các bạn hãy đến với những em nhỏ lang thang, hãy nhìn những khuôn mặt nhỏ bé, những đôi mắt thơ ngây luôn ao ước được một lần cắp sách tới trường như bao bạn nhỏ khác. Lúc đó các bạn sẽ nghĩ sao? Chúng ta được may mắn hơn các bạn bé nhỏ ấy, chúng ta được cha mẹ yêu thương, được thầy cô tận tình dạy dỗ, vậy mà chúng ta lại không học, lại coi thường việc học. Như vậy chảng phải thật đáng trách sao? Lúc ấu thơ, ngoài bản năng tự nhiên là khóc và ăn thì mọi thao tác còn lại đều phải trải qua một quá trình học tập. Những người cha, người mẹ là những người thầy đầu tiên của trẻ, dạy cho trẻ biết lẫy, biết bò. Vậy đấy, ngay từ khi còn nhỏ, khi chưa phải đến trường thì bất kỳ một đứa trẻ nào cũng phải học, phải trải qua một sự khổ công. Để rồi đến khi lớn lên, cắp sách tới trường, thầy cô dạy ta biết đọc biết viết, học những thao tác ngồi, cầm bút viết. Lớn hơn nữa, thầy cô lại dạy cho tà kiến thức theo từng cấp học phù hợp với khả năng nhận thức, để sau này có thể vận dụng vào cuộc sống, công việc. Tất cả những điều đó đều giúp chúng ta trở thành những con ngoan trò giỏi. Học là để trưởng thành, để hoà nhập với cuộc sống văn minh, có khả năng thích ứng với những tiến bộ khoa học.

 

Quả thật, tương lai là ở trong tay chúng ta, nó sáng sủa hay mờ mịt là phụ thuộc vào sự nỗ lực học tập của mỗi con người. Vì thế chúng ta đừng để phí hoài những gì đã học được ở ghế nhà trường, bởi "một bước lỡ, nghìn thu ân hận". Nếu mải chơi chúng ta sẽ làm lỡ mất một chuyến tàu đi đến tương lai. Chuyến tàu đó không hề đi đến một cái đích nào nhất định. Chuyến tàu đó rất đặc biệt bởi người lái tàu là chúng ta và hành khách cũng chính là chúng ta. Nó được chèo lái bởi chính đôi bàn tay của chúng ta. Kiến thức trong trường ta học là nền tảng cơ bản để ta làm việc. Nhưng nhiều khi chính những kiến thức ấy cũng không đáp ứng đủ được những yêu cầu của sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật. Nếu không tiếp tục học chúng ta sẽ không có đủ khả năng để đảm đương công việc.

Việc học tập không phân biệt tuổi tác, trình độ, địa vị hay hoàn cảnh xã hội mà tuỳ theo ham muốn hiểu biết của mỗi con người. Khi còn nhỏ đang ở lứa tuổi cắp sách đến trường, thầy cô dạy cho ta rất nhiều kiến thức về tự nhiên, xã hội... vì vậy mà chúng ta phải không ngừng nâng cao hiểu biết, trau dồi tri thức, tận dụng mọi cơ hội để học tập. Và đến tuổi trưởng thành chuẩn bị bước chân vào đời, để tự lập bằng vốn kiến thức của mình được trang bị trong nhà trường, chúng ta vẫn phải tìm tòi nghiên cứu không ngừng trong công việc, sách báo... để nâng cao tay nghề, trình độ. Thông thường một người trong nhà trường học giỏi thì ra trường cũng sẽ làm việc tốt, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Vì vậy, chúng ta phải học ở mọi lúc mọi nơi, học ở những người đi trước mình, lớn tuổi hơn mình, những đồng nghiệp xung quanh mình để làm sao lấp đầy những khoảng trống mà mình thiếu sót trong quá trình học tập và làm việc...

Mỗi học sinh chúng ta cần phải nhận rõ bổn phận và trách nhiệm của mình, trong thời kỳ đang sống nhờ vào gia đình và xã hội. Nhưng học bằng cách nào để đạt kết quả tốt. Phương pháp học tập có rất nhiều ta có thể học qua sách vở. Ở trường, ta được sự dạy dỗ của thầy cô và bạn bè nhưng cũng cần đọc thêm báo chí, để có thể hiểu một cách sâu sắc hơn về xã hội ngày nay. Mỗi lúc vấp ngã ta đều phải tự biết rút cho mình những kinh nghiệm vì đó là những kiến thức thực tế quý báu, trang bị cho ta hành trang vào đời. Ở các thành phố hiện đại, việc học của học sinh, sinh viên được chăm lo đầy đủ nhưng ở các vùng quê nghèo thì việc học chưa được chú trọng. Người dân chưa nắm rõ được ý nghĩa lớn lao khi cho con em mình đến trường. Rất nhiều em học sinh phải bỏ dở việc học hành để sống cuộc sống "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" như cha ông họ. Thật là đáng tiếc thay khi có những học sinh được sự quan tâm của gia đình, xã hội được lo lắng đầy đủ vật chất lại không biết quý trọng. Đây là hiện tượng khá phổ biến của các học sinh "lười học". Đó không phải là những tấm gương "sáng". Chúng ta hãy học tập theo các thế hệ cha ông như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Lê Quý Đôn... những Lê Bá Khánh Trình, Tôn Thất Tùng, Đặng Thái Sơn... để trở thành con người có ích.

 

Ngày nay đất nước đã phát triển, việc học đã được chú trọng, tuy nhiên, việc học của học sinh vẫn còn nhiều hiện tượng gây bức xúc. Không chỉ có chuyện học lực kém của nhiều học sinh, mà còn nhiều vấn đề nữa rất đáng phải xem xét lại. Đó là tình trạng cận thị ở học đường. Do học quá nhiều, lại thêm chơi các trò chơi điện tử nên số lượng cận thị tăng lên rất nhanh. Một số học sinh có ý thức học tập rất kém, thường xuyên trốn tiết để đi chơi. Lười biếng và ham quậy phá, sẽ rất khó để họ trở thành những người có ích cho xã hội sau này. Đây là những "con sâu làm rầu nồi canh” cần được chinh đốn cách thức và mục đích học tập.

Việc học của học sinh thời nay là vô cùng cần thiết. Với xu thế hội nhập, học sinh ngày càng phải trau dồi vốn kiến thức hiểu biết của mình. Hành trang để vào đời chính là những kiến thức mà chúng ta tích luỹ được từ thuở ấu thơ, nó sẽ là vô giá nếu chúng ta tranh thủ học nhưng củng sẽ là vô nghĩa nếu chúng ta mải chơi, lười học.

 

 
0 phiếu
bởi tien7749 Thạc sĩ (7.3k điểm)

Chắc ai cũng biết, chúng ta là chủ nhân tương lai của đất nước. Vậy chúng ta cần làm gì để đất nước thêm vững mạnh? Chúng ta phải cần học! Học không chỉ giúp chúng ta làm chuyện đó không đâu, mà còn giúp chúng ta làm việc trong tương lai, vận dụng các kiến thức đã học để giúp ích cho đời. Vậy nên chúng ta cần phải học để đưa nước ta lên sánh vai với cường quốc năm châu!

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
1 trả lời 41 lượt xem
+1 thích
1 trả lời 437 lượt xem
Nhiệm vụ học sinh hiện nay
đã hỏi 27 tháng 3, 2021 trong Ngữ văn lớp 8 bởi Võ Anh Thư
  • tập-
  • làm-văn-
  • lớp-
  • ngữ-văn-lớp-8
+1 thích
0 câu trả lời 646 lượt xem
Viết 1 đoạn văn ngắn nói về chủ đề học tập với các từ mượn tri thức, chuyên cần, giáo dục, thư viện                        
đã hỏi 10 tháng 11, 2017 trong Ngữ văn lớp 6 bởi Khách
0 phiếu
3 câu trả lời 434 lượt xem
Suy nghĩ của em về nhiệm vụ học tập của học sinh
đã hỏi 8 tháng 5, 2022 trong Ngữ văn lớp 9 bởi thuythanh1905207625 Thần đồng (924 điểm)
+1 thích
1 trả lời 1.7k lượt xem
 Viết một đoạn văn từ 8-10 câu trình bày suy nghĩ của em về ý thức trách nhiệm của bản thân trong việc phòng chống dịch Covid. Đoạn văn có sử dụng ít nhất một câu rút gọn. Chỉ ra câu rút gọn đó. -Ở câu mở đoạn cần nêu rõ vấn đề nghị luận  - Nêu thực trạng và hậu quả của dịch Covid-19 -Liên hệ những việc làm, hành động của bản thân trong việc phòng dịch Covid-19
đã hỏi 24 tháng 4, 2020 trong Ngữ văn lớp 7 bởi lamanhpc1 Học sinh (300 điểm)
+1 thích
7 câu trả lời 38.4k lượt xem
Viet mot doan van tu 5-7 cau noi ve hoc tap cua lop ban trong do co su dung it nhat la hai cap quan he tu
đã hỏi 10 tháng 11, 2016 trong Ngữ văn lớp 7 bởi Khách
+1 thích
1 trả lời 2.3k lượt xem
0 phiếu
1 trả lời 605 lượt xem
Tại sao nói: Cuộc tấn công vào đất Tống năm 1075 của nhà Lý để phòng vệ chứ không phải hành động xâm lược. Hãy giải thích và liên hệ với nhiệm vụ của người học sinh trong việc bảo vệ Tổ quốc hiện nay? Help me! Nhanh nhé! 
đã hỏi 31 tháng 10, 2016 trong Lịch sử lớp 7 bởi hangminhlc0712 Học sinh (110 điểm)
+1 thích
0 câu trả lời 105 lượt xem
0 phiếu
1 trả lời 49 lượt xem
A. Phản ánh chân thực và cổ vũ công cuộc xây dựng đất nước B. Nêu bật được những thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước C. Tập trung phục vụ chính trị tuyên truyền, cổ vũ chiến đấu D. Đưa tin nhanh chóng về những chiến thắng trên các chiến trường
đã hỏi 2 tháng 10, 2021 trong Khác bởi Zake Tiến sĩ (18.3k điểm)

HOT 1 giờ qua

  1. luckyyhappyy07687

    310 Điểm

  2. PTG

    294 Điểm

  3. tnk11022006452

    169 Điểm

  4. minhquanhhqt160

    128 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...