Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
+1 thích
237 lượt xem
trong Lịch sử lớp 7 bởi HMH_ Cử nhân (1.9k điểm)
bởi Tí Vua Đệ Nhất Tiến sĩ (28.1k điểm)
Tick mình nha!

+1 cho bạn nà!

2 Trả lời

0 phiếu
bởi Tí Vua Đệ Nhất Tiến sĩ (28.1k điểm)
được bầu chọn là câu hỏi hay nhất bởi HMH_
 
Hay nhất
Tình hình kinh tế 

a. Nông nghiệp 
+ Chủ trương: Coi trọng nông nghiệp: Ban hành lại chính sách quân điền, khuyến khích khai hoang, sửa chữa đê điều …. 
+ Kết quả : Nông nghiệp có sự phát triển nhưng nông dân vẫn khổ cực: Không có hoặc có ít ruộng đất, bị bóc lột nặng nề.  

b.Thủ công nghiệp và thương nghiệp 
+ Chủ trương: Ưu tiên các quan xưởng, hạn chế thủ công nghiệp nhân dân và thương nghiệp 
+ Kết quả:- Xây dựng nhiều quan xưởng quy mô lớn, nhiều nghề có kỹ thuật cao …. 
Các nghề thủ công cổ truyền tiếp tục phát triển 
Xuất hiện nghề mới: In tranh dân gian 
Thương nghiệp sa sút, các đô thị lụi tàn. 

*Thủ công nghiệp: 
- Các nghề thủ công truyền thống tiếp tục được phát triển 
- Bộ phận thủ công nhà nước (Quan xưởng) được tổ chức với quy mô lớn. 
- Các phường thủ công được duy trì 
- Nghề mới ra đời: in tranh dân gian. 
* Hạn chế: chịu sự quản lý chặt chẽ của nhà nước. 

c.Thương nghiệp: 
- Nội thương: Phát triển chậm, mang tính địa phương. 
- Ngoại thương: + Nhà nước giữ độc quyền. 
+ Đô thị: Hội An, Phố Hiến, Thanh Hà đều tàn lụi. 
0 phiếu
bởi Phong6a2 Học sinh (200 điểm)

Đầu thế kỉ XIX, đất nước tạm trở lại yên bình trong thống nhất. Nền kinh tế tuy có nhiều điều kiện thuận lợi nhưng cũng gặp không ít khó khăn.
Nông nghiệp lạc hậu, không có gì đổi mới, ruộng đất hoang hoá nhiều. Ngay từ năm 1804, nhà nước đã ban hành lại chính sách quân điền nhưng ruộng đất công chỉ còn khoảng 20% tổng diện tích ruộng đất. Hơn nữa, theo chính sách, việc chia ruộng phải ưu tiên cho quan lại, quý tộc và binh lính. Nhà nước khuyến khích khai hoang bằng nhiều hình thức hoặc cho dân tự động tổ chức hoặc nhà nước góp vốn ban đầu cho dân mua sắm nông cụ, trâu bò, mở thêm nhiều đồn điền. Ruộng đất tăng thêm nhưng không nhiều.
Hằng năm, nhà nước cố gắng bỏ tiền, thóc, huy động nhân dân sửa đắp đê điều, nạo vét kênh mương, song vẫn không khắc phục được lũ lụt.
Người nông dân ra sức tăng gia sản xuất, duy trì cuộc sống ở làng quê. Hình ảnh “chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa” và “trông trời,trông đất, trông mây, trông mưa trông nắng, trông ngày trông đêm” vẫn là hình ảnh phổ biến ở nông thôn. Người nông dân không có ruộng hoặc ít ruộng, chịu bóc lột nặng nề.
Việc trồng thêm các cây lương thực khác cùng diện tích trồng rau, đậu, hoa quả được mở rộng góp phần làm giảm đi cảnh đói nghèo. 
Các nghề thủ công tiếp tục phát triển, đặc biệt là các nghề làm gốm sứ, kéo tơ, dệt vải lụa, nấu đường, khai mỏ.
Bộ phận thủ công nghiệp nhà nước được tổ chức với quy mô lớn, nhiều ngành nghề như đúc tiền, chế tạo vũ khí, đóng thuyền, làm đồ trang sức, gạch ngói v.v... Thợ quan xưởng đã chế tạo được một số máy móc đơn giản, đặc biệt là đóng được tàu thuỷ chạy bằng máy hơi nước.
Năm 1839, “vua đi chơi ở cầu sông Ngự Hà (Huế) xem thí nghiệm thuyền máy hơi nước, thấy máy móc linh động, chạy đi nhanh nhẹ".
(Đại Nam thực lục)
Do nhu cầu của nhà nước, do chế độ công tượng hà khắc, sự tiếp cận với công nghiệp cơ khí chỉ dừng lại ở đây.
Trong nhân dân, các làng, các phường thủ công được tiếp tục duy trì nhưng do nhu cầu thị trường không còn như trước nên không phát triển. Một số làng nghề thủ công lại chịu sự quản chế của nhà nước. Tuy vậy, vẫn xuất hiện một số nghề mới.

 


Hình 50 - Đánh vật (tranh Đông Hồ)


Việc buôn bán trong nước phát triển chậm chạp và mang tính địa phương. Thuyền buôn đi xa bị đánh thuế nhiều lần, hơn nữa, nhà nước hằng năm còn trưng dụng một số thuyền của tư nhân để chuyên chở.
Nhà nước giữ độc quyền ngoại thương. Thuyền bè các nước láng giềng phía Nam chủ yếu chỉ được vào một số cảng ở Gia Định. Thuyền buôn các nước Anh, Pháp chỉ được vào cảng Đà Nẵng, bị khám xét nghiêm ngặt. Tuy nhiên, nhà nước cũng bắt đầu cho một số thuyền của mình sang các nước láng giềng mua bán những mặt hàng cần thiết.
Các đô thị như Hội An, Phố Hiến, Thanh Hà đều tàn lụi. Thăng Long vẫn còn giữ các phố phường, nhưng buôn bán sút kém. 


 

Các câu hỏi liên quan

+1 thích
1 trả lời 200 lượt xem
Trình bày chính sách kinh tế của kinh tế của nhà Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX
đã hỏi 1 tháng 5, 2019 trong Lịch sử lớp 7 bởi dthanhcoder Cử nhân (4.6k điểm)
0 phiếu
3 câu trả lời 2.2k lượt xem
Tình hình chính trị, xã hội, kinh tế đàng trong và đàng ngoài ở thế kỉ 18
đã hỏi 15 tháng 4, 2018 trong Lịch sử lớp 7 bởi thaovypcttb Học sinh (5 điểm)
0 phiếu
1 trả lời 728 lượt xem
0 phiếu
1 trả lời 1.5k lượt xem
hãy trình bày nét chính về tình hình chính trị nước ta đầu thế kỉ XIX
đã hỏi 3 tháng 4, 2017 trong Lịch sử lớp 7 bởi NGỌC QUỲNH RUBY Học sinh (115 điểm)
0 phiếu
1 trả lời 1.3k lượt xem
Em hãy nhận xét về thủ công nghiệp nước ta ở nửa đầu thế kỉ XIX
đã hỏi 13 tháng 4, 2017 trong Lịch sử lớp 7 bởi vtnquyen Thần đồng (922 điểm)
+1 thích
1 trả lời 3.5k lượt xem
+1 thích
2 câu trả lời 1.2k lượt xem
Nghệ thuật nước ta ở cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX có những nét gì đặc sắc so với các thế kỉ trước
đã hỏi 15 tháng 4, 2017 trong Lịch sử lớp 7 bởi vtnquyen Thần đồng (922 điểm)
0 phiếu
1 trả lời 256 lượt xem
Nêu những chính sách về kinh tế nông nghiệp của nhà Nguyễn? Chỉ ra mặt tích cực và hạn chế. Nhận xét gì về nông nghiệp nhà Nguyễn
đã hỏi 14 tháng 4, 2021 trong Lịch sử lớp 7 bởi SkyBlue Cử nhân (1.5k điểm)
0 phiếu
3 câu trả lời 693 lượt xem
+1 thích
2 câu trả lời 96 lượt xem
- Ngô Quyền dựng nền đọc lập như thế nào? 
đã hỏi 28 tháng 10, 2019 trong Lịch sử lớp 7 bởi nguyendavit123 ● Ban Quản Trị Tiến sĩ (12.5k điểm)

HOT 1 giờ qua

  1. phamngoctienpy1987844

    50628 Điểm

  2. vxh2k9850

    35940 Điểm

  3. Khang1000

    29693 Điểm

  4. Tí Vua Đệ Nhất

    28073 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...