Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
+1 thích
674 lượt xem
trong Địa lý lớp 10 bởi anhthh_823 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (15.4k điểm)

2 Trả lời

0 phiếu
bởi Lê Văn Hoàng Tấn Thạc sĩ (8.0k điểm)

Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn và thị trường... ở trong và ngoài nước có thể được khai thác để phục vụ cho sự phát triển kinh tế cùa một lãnh thổ nhất định.

Phân biệt các nguồn lực:

Theo nguồn gốc:

+ Vị trí địa lí: về tự nhiên, kinh tế - chính trị, giao thông.

+ Tài nguyên thiên nhiên: đất, khí hậu, nước, sinh vật, khoáng sản, biển.

+ Nguồn lực kinh tế - xã hội: dân cư và nguồn lao động, vốn, thị trường, khoa học.

Theo phạm vi lãnh thổ:

+ Nguồn lực trong nước: gồm nguồn lực tự nhiên, nhân văn, tài sản quốc gia, đường lối chính sách...

+ Nguồn lực nước ngoài: khoa học - kĩ thuật - công nghệ, vốn, kinh nghiệm....

* Ý nghĩa của từng loại nguồn lực:

- Vị trí địa lí: Tạo thuận lợi hoặc gây khó. khăn trong việc trao đổi, tiếp cận hay cùng phát triển giữa các vùng trong nước và các quốc gia với nhau.

 - Nguồn lực tự nhiên: Là cơ sở tự nhiên cùa các hoạt động sản xuất. Nó vừa phục vụ trực tiếp cho cuộc sống, vừa phục vụ phát triển kinh tế. Sự đa dạng và giàu có về tài nguyên là lợi thế quan trọng cho sự phát triển kinh tế.

- Nguồn lực kinh tế - xã hội đóng vai trò quan trọng để lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn.

Tuy nhiên, không phải mọi quốc gia đều có đầy đủ các nguồn lực nói trên. Vì vậy, trong việc hoạch định chiến lược phát triển cùa mỗi nước cần phải xác định và đánh giá đúng nguồn lực của mình, biết khai thác và phát huy những lợi thế, đồng thời khắc phục những trở ngại cùa nguồn lực.

0 phiếu
bởi Trương Hàn ● Ban Quản Trị Tiến sĩ (13.6k điểm)
Căn cứ vào nguồn gốc, có các loại nguồn lực: vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế- xã hội.

- Vị trí địa lí (vị trí về tự nhiên và kinh tế chính trị và giao thông): tạo những khả năng (thuận lợi hay khó khăn) để trao đổi, tiếp cận, giao thoa hay cùng phát triển giữa các quốc gia với nhau. Trong xu thế hội nhập của nền kinh lê thế giới và toàn cầu, vị trí địa lí là một nguồn lực để định hướng phát triển có lợi nhất trong phân công lao động toàn thế giới và xây dựng các mối quan hệ song phương hay đa phương của một quốc gia.

- Nguồn lực thiên nhiên (khoáng sản, đâu nước, hiển, sinh vật,...) và các điều kiện lự nhiên (thời tiết, khí hậu,...)  là cơ sở tự nhiên quá trình sản xuất.

+ Cung cấp các nguồn nguyên, nhiên liệu cho hoạt động khai thác và sản xuất, quy định sự có mặt các ngành sản xuất, quy mô các các ngành sản xuất.

+ Các nhân tố tự nhiên (địa hình, đất, nguồn nước, khí hậu...) tác động, ảnh hưởng đến việc xây dựng các nhà máy, xí nghiệp sản xuất; trong nông nghiệp các nhân tố tự nhiên có vai trò là yếu tố cơ sở quy định sự phát triển và phân bố sản xuất.

- Nguồn lực kinh tế -xã hội:

+ Dân cư, nguồn lao động: được coi là nguồn lực quan trọng, quyết định việc sử dụng các nguồn lực khác cho phát triển kinh tế. Dân cư và nguồn lao động vừa là yếu tố đầu vào của các hoạt động kinh tế vừa là thị trường tiêu thụ).

+ Vốn: là yếu tố đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất; sự gia tăng nhanh các nguồn vốn, phân bố và sử dụng chúng một cách có hiệu quả sẽ tác động rất lớn đến tăng trưởng, tạo việc làm, tăng tích lũy cho nền kinh tế.

+ Thị trường: Quy mô và cơ cấu tiêu dùng của dân cư góp phần thúc đẩy sản xuất, tăng trưởng kinh tế;   thị trường tiêu dùng còn tăng sức cạnh tranh, tạo nên thị hiếu tiêu dùng, nâng cao chất lượng sản phẩm.

 

+ Khoa học - kĩ thuật và công nghệ: góp phần mở rộng khả năng khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực khác; thúc đẩy quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng quy mô sản xuất các ngành có hàm lượng khoa học và công nghệ cao;tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và của nền kinh tế; thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.

+ Chính sách và xu hướng phát triển: đường lối, chính sách đúng đắn sẽ tập hợp được mọi nguồn lực (cả nội và ngoại lực) phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội; trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, chính sách kinh tế thông thoáng, mở cửa sẽ thu hút đầu tư, mở rộng thị trường và đẩy mạnh sự phát triển kinh tế.

 

Các câu hỏi liên quan

+1 thích
3 câu trả lời 2.1k lượt xem
0 phiếu
1 trả lời 746 lượt xem
Dựa vào sơ đồ, em hãy nêu các nguồn lực phát triển kinh tế?
đã hỏi 30 tháng 5, 2018 trong Địa lý lớp 10 bởi anhthh_823 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (15.4k điểm)
0 phiếu
3 câu trả lời 421 lượt xem
Trình bày hậu quả của gia tăng dân số quá nhanh đối với sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường?
đã hỏi 16 tháng 12, 2019 trong Địa lý lớp 10 bởi JinKun Thần đồng (509 điểm)
+2 phiếu
0 câu trả lời 209 lượt xem
Nêu ảnh hưởng (thuận lợi và khó khăn) của cơ cấu dân số già, cơ cấu dân số trẻ đến sự phát triển kinh tế xã hội.
đã hỏi 14 tháng 12, 2019 trong Địa lý lớp 10 bởi JinKun Thần đồng (509 điểm)
  1. monmon70023220

    560 Điểm

  2. minhquanhhqt160

    68 Điểm

  3. Darling_274

    63 Điểm

  4. 333cuchillthoi302

    37 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...