Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
109 lượt xem
trong Vật lý lớp 8 bởi supersmart2005 Cử nhân (2.6k điểm)

1 Câu trả lời

0 phiếu
bởi Trương Hàn ● Ban Quản Trị Tiến sĩ (13.8k điểm)
  1. 1.     Vật thể, chất.

-         Vật thể: Là toàn bộ những gì xung quanh chúng ta và trong không gian. Vật thể gồm 2 loại: Vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo

-         Chất: là nguyên liệu cấu tạo nên vật thể. Chất có ở khắp mọi nơi, ở đâu có vật thể là ở đó có chất.

-         Mỗi chất có những tính chất nhất định. Bao gồm tính chất vật lý và tính chất hoá học.

  • Tính chất vật lý: Trạng thái (R,L,K), màu sắc, mùi vị, tính tan, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, nhiệt độ sôi (t0s), nhiệt độ nóng chảy (t0nc), khối lượng riêng (d)…
  • Tính chất hoá học: Là khả năng bị biến đổi thành chất khác: Khả năng cháy, nổ, tác dụng với chất khác…
  1. 2.     Hỗn hợp và chất tinh khiết.

-         Hỗn hợp là 2 hay nhiều chất trộn lại với nhau. Mỗi chất trong hỗn hợp được gọi là 1 chất thành phần.

-         Hỗn hợp gồm có 2 loại: hỗn hợp đồng nhất và hỗn hợp không đồng nhất

-         Tính chất của hỗn hợp: Hỗn hợp có tính chất không ổn định, thay đổi phụ thuộc vào khối lượng và số lượng chất thành phần.

-         Chất tinh khiết là chất không có lẫn chất nào khác. Chất tinh khiết có tính chất nhất định, không thay đổi.

-         Khi tách riêng các chất ra khỏi hỗn hợp ta thu được các chất tinh khiết. Để tách riêng các chất ra khỏi hỗn hợp người ta có thể sử dụng các phương pháp vật lý và hoá học: tách, chiết, gạn, lọc, cho bay hơi, chưng cất, dùng các phản ứng hoá học…

  1. 3.     Nguyên tử.
  2. Định nghĩa: Là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện, cấu tạo nên các chất
  3. Cấu tạo: gồm 2 phần
  • Hạt nhân: tạo bởi 2 loại hạt: Proton và Nơtron

-         Proton: Mang điện tích +1, có khối lượng 1 đvC, ký hiệu: P

-         Nơtron: Không mang điện, có khối lượng 1 đvC, ký hiệu: N

  • Vỏ: cấu tạo từ các lớp Electron

-         Electron: Mang điện tích -1, có khối lượng không đáng kể, ký hiệu: e

Trong nguyên tử, các e chuyển động rất nhanh và sắp xếp thành từng lớp từ trong ra.

+ Lớp 1: có tối đa 2e

+ Lớp 2,3,4… tạm thời có tối đa 8e

Khối lượng nguyên tử = số P + số N + số e = số P + số N (vì e có khối lượng rất nhỏ)

  1. 4.     Nguyên tố hoá học.

Là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số P trong hạt nhân

Những nguyên tử có cùng số P nhưng số N khác nhau gọi là đồng vị của nhau

  1. 5.     Hoá trị.

Là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử hay nhóm nguyên tử

Quy tắc hoá trị:

 ta có: a.x = b.y

(với a, b lần lượt là hoá trị của nguyên tố A và B)

6/ Coâng thöùc hoùa hoïc :

    Công thức hóa học dùng để biểu diễn chất, gồm một hay nhiều KHHH và chỉ số ở chân mỗi KHHH.

      Công thức hóa học của đơn chất:

            Tổng quát:  Ax. Với A là KHHH của nguyên tố.

                                                 X là chỉ số, cho biết 1 phân tử của chất gồm mấy nguyên tử A.

            *Với kim loại x = 1 ( không ghi ) – ví dụ: Cu, Zn, Fe, Al, Mg, …

            *Với phi kim; thông thường x = 2. ( trừ C, P, S có x = 1 ) -  Ví dụ: 

      Ý nghĩa của công thức hóa học: CTHH cho biết:

                1. Nguyên tố nào tạo nên chất.

                2. Số nguyên tử mỗi nguyên tố có trong một phân tử chất.

                3. PTK của chất.

7/ Sự biến đổi chất:

 Hiện tượng vật lí: Là hiện tượng xảy ra khi chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu. 

 Hiện tượng hóa học là hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác. 

8/ Phản ứng hóa học : là quá trình làm biến đổi chất này thành chất khác.

   * Chất ban đầu ( chất tham gia) là chất bị biến đổi trong phản ứng.

   * Chất mới được tạo ra là sản phẩm.

   * Phản ứng hóa học được biểu diễn bằng phương trình chữ như sau:

Tên các chất phản ứng àTên các sản phẩm

9/Định luật bảo toàn khối lượng :

             Trong một PỨHH, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chấ tham gia phản ứng.                  

 

10/Tính chất của oxi:

10.1/ Tính chất vật lí của Oxi:

            Khí Oxi là một chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn khôngkhí; hóa lỏng ở -1830C, Oxi lỏng có màu xanh nhạt.

10.2/ Tính chất hóa học của Oxi:

  a)Tác dụng với phi kim:

+ Với lưu huỳnh:   Lưu huỳnh cháy trong không khí hoặc trong Oxi với ngọn lửa nhỏ, có màu xanh nhạt, tạo ra khí Lưu huỳnhđioxit (SO2) & rất ít Lưu huỳnh trioxit (SO3).

+ Với Photpho:  Phôtpho cháy mạnh trong không khí với ngọn lửa sáng chói, tạo ra bột khói trắng tan được trong nước. Bột trắng đó là Điphôtphopentaoxit P2O5

b)Tác dụng với kim loại:   Sắt cháy trong không khí hoặc trong Oxi sáng chói, không có ngọn lửa, không có khói, tạo ra các hạt nhỏ nóng chảy, màu nâu là sắt(II, III) oxit Fe4O4 (sắt từ oxit)

a)      Tác dụng với hợp chất:   Khí Metan cháy trong không khí hoặc trong Oxi  tỏa nhiều nhiệt.

Các câu hỏi liên quan

+2 phiếu
1 trả lời 72 lượt xem
Có 2 thanh giống hệt nhau, 1 thanh sắt bình thường và một thanh kim loại nhiễm từ. Hãy tìm cách xác định thanh bị nhiễm từ nhanh nhất có thể?  
đã hỏi 9 tháng 7, 2018 trong Vật lý lớp 8 bởi supersmart2005 Cử nhân (2.6k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 76 lượt xem
1 thanh ống thuỷ tinh dài có 1 giọi thuỷ ngân ở chính giữa thanh, trong ống toàn là chân không. Đốt 1 đầu thanh (bên phải, giả sử thế) thì giọt thuỷ ngân dịch đi đâu?  
đã hỏi 9 tháng 7, 2018 trong Vật lý lớp 8 bởi supersmart2005 Cử nhân (2.6k điểm)
+1 thích
3 câu trả lời 213 lượt xem
+1 thích
1 trả lời 65 lượt xem
0 phiếu
0 câu trả lời 118 lượt xem
Tìm x để biểu thức là giá trị dương:(-12:5.x+1).(x-2020)
đã hỏi 2 tháng 11, 2020 trong Toán lớp 7 bởi Khách
0 phiếu
1 trả lời 629 lượt xem
đã hỏi 14 tháng 5, 2021 trong Khác bởi Zake Tiến sĩ (18.3k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 181 lượt xem
Tại sao khi trời lạnh, hà hơi vào gương thấy mờ sau một lúc lại thấy gương sáng?
đã hỏi 8 tháng 5, 2017 trong Vật lý lớp 6 bởi Chou Tzuyu Thần đồng (676 điểm)
0 phiếu
1 trả lời 74 lượt xem
sự nóng chảy của băng phiến là bao nhiêu??
đã hỏi 19 tháng 4, 2017 trong Vật lý lớp 6 bởi caokhac Thần đồng (643 điểm)
+1 thích
4 câu trả lời 255 lượt xem
đã hỏi 6 tháng 5, 2016 trong Lịch sử lớp 7 bởi Trang nguyễn
  • lich-su
0 phiếu
0 câu trả lời 163 lượt xem
Cho các số thực dương a, b, c. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức: \( P={a^3 \over a^2+ab+b^2}+{b^3\over b^2+bc+c^2}+{c^3 \over c^2+ca+a^2}-2\sqrt{a+b+c}\)
đã hỏi 1 tháng 2, 2021 trong Toán lớp 9 bởi trannhat900 ● Ban Quản Trị Phó giáo sư (52.9k điểm)
  1. PTG

    69 Điểm

  2. minhquanhhqt160

    45 Điểm

  3. lamloc

    40 Điểm

  4. tnk11022006452

    35 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...