Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
691 lượt xem
trong Khác bởi Trương Hàn ● Ban Quản Trị Tiến sĩ (13.6k điểm)
Phép lặp là gì? có mấy phép lặp? nêu ra.
bởi Tí Vua Đệ Nhất Tiến sĩ (28.1k điểm)
Tick mình nhá

+1 cho bạn nà!

1 Câu trả lời

0 phiếu
bởi Tí Vua Đệ Nhất Tiến sĩ (28.1k điểm)
được bầu chọn là câu hỏi hay nhất bởi Trương Hàn ● Ban Quản Trị
 
Hay nhất

Phép lặp là cách dùng đi dùng lại một yếu tố ngôn ngữ, ở những bộ phận khác nhau (trước hết ở đây là những câu khác nhau) của văn bản nhằm liên kết chúng lại với nhau.

Phép lặp, ngoài khả năng kết nối các bộ phận hữu quan của văn bản lại với nhau, còn có thể đem lại những ý nghĩa tu từ như nhấn mạnh gây cảm xúc, gây ấn tượng v. v...

Các phương tiện dùng trong phép lặp là:

-          Các yếu tố ngữ âm (vần, nhịp), gọi là lặp ngữ âm

-          Các từ ngữ, gọi là lặp từ ngữ

-          Các cấu tạo cú pháp, gọi là lặp cú pháp 

 

1.1 Lặp ngữ âm

 

Lặp ngữ âm là hiện tượng hiệp vần và cắt nhịp đều đặn các câu trong văn bản. Vai trò của lặp ngữ âm rất hiển nhiên trong thơ. Có trường hợp văn bản tồn tại chủ yếu bằng liên kết vần nhịp, không có liên kết ở mặt ý nghĩa. (vần được in thẳng)

Ví dụ:

Ðòn gánh / có mấu

Củ ấu / có sừng

Bánh chưng / có lá

Con cá / có vây        

Ông thầy / có sách

Ðào ngạch / có dao

Thợ rào / có búa...

(Ngoài lặp vần nhịp, ở đây cũng còn có hiện tượng lặp cú pháp "a có b". Sự liên kết giữa những câu cụ thể với nhau thường được thực hiện cùng một lúc bằng nhiều phương tiện liên kết, và những phương tiện liên kết này có thể thuộc về những phép liên kết khác nhau. Khi chúng ta xem xét một phương tiện liên kết nào đó, hoặc một phép liên kết nào đó, là chúng ta tạm thời bỏ qua những  phương tiện liên kết khác có thể đang có mặt).

 

1.2  Lặp từ ngữ

 

Lặp từ ngữ nhắc lại những từ ngữ nhất định ở những phần không quá xa nhau trong văn bản nhằm tạo ra tính liên kết giữa những phần ấy với nhau.

Ví dụ (các từ ngữ lặp được in thẳng):

Buổi sáng, Bé dậy sớm ngồi học bài. Dậy sớm học bài là một thói quen tốt. Nhưng phải cố gắng lắm mới có được thói quen ấy. Rét ghê. Thế mà Bé vùng dậy, chui ra được khỏi cái chăn ấm. Bé ngồi học bài.

 

1.3 Lặp cú pháp

 

Lặp cú pháp là dùng nhiều lần một kiểu cấu tạo cú pháp nào đó (có thể nguyên vẹn hoặc biến đổi chút ít) nhằm tạo ra tính liên kết ở những phần văn bản chứa chúng. Lặp những cấu tạo cú pháp đơn giản và ngắn gọn để gây hiệu quả và nhịp điệu, nhờ đó gia tăng được tính liên kết (X. ví dụ về bài đồng dao trên kia)

Ví dụ 1:

Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!

Cấu tạo ngữ pháp ở 2 câu này là:

"Ðề ngữ - dạng câu đặc biệt " (tạo sắc thái cảm thán)

Ví dụ 2:

Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.

[4 đoạn văn tiếp theo minh họa ý này]

Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy, khiến cho nhân dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều.

[4 đoạn văn tiếp theo minh họa ý này]

                                                                                    (Hồ Chí Minh)

Trong ví dụ 2, cách lặp cú pháp không chỉ 2 câu (đề ngữ|chủ ngữ - vị ngữ), mà còn cả cách tổ chức văn bản gồm 4 đoạn văn kèm theo ở mỗi câu để giải thích ý đưa ra trong mỗi câu ấy.

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
2 câu trả lời 640 lượt xem
đã hỏi 11 tháng 7, 2018 trong Khác bởi Trương Hàn ● Ban Quản Trị Tiến sĩ (13.6k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 871 lượt xem
0 phiếu
1 trả lời 10.3k lượt xem
Phép thế là gì? có mấy phép thế? nêu ra.
đã hỏi 11 tháng 7, 2018 trong Khác bởi Trương Hàn ● Ban Quản Trị Tiến sĩ (13.6k điểm)
+2 phiếu
1 trả lời 346 lượt xem
0 phiếu
2 câu trả lời 4.1k lượt xem
đã hỏi 11 tháng 7, 2018 trong Khác bởi Trương Hàn ● Ban Quản Trị Tiến sĩ (13.6k điểm)
+1 thích
0 câu trả lời 235 lượt xem
Lên hệ thực tế trong đời sống, trong các biện pháp học được Nguyễn Thiếp được đề ra em thấy biện pháp nào là tốt nhất? Vì sao?
đã hỏi 25 tháng 3, 2019 trong Ngữ văn lớp 8 bởi Trương Hàn ● Ban Quản Trị Tiến sĩ (13.6k điểm)
+1 thích
2 câu trả lời 318 lượt xem
Hiệu ứng nhà kính là gì? Hiệu ứng nhà kính xảy ra khi nào? Nêu những trường hợp hiệu ứng nhà kính.
đã hỏi 8 tháng 11, 2019 trong Khác bởi Trương Hàn ● Ban Quản Trị Tiến sĩ (13.6k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 126 lượt xem
0 phiếu
1 trả lời 1.8k lượt xem
Em hãy chỉ ra yếu tố biện chứng trong câu nói nổi tiếng dưới đây của Hê-ra-clít (nhà Triết học cổ đại Hi Lạp): "Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông".
đã hỏi 16 tháng 9, 2020 trong GD Công dân lớp 10 bởi Trương Hàn ● Ban Quản Trị Tiến sĩ (13.6k điểm)
  1. monmon70023220

    455 Điểm

  2. Darling_274

    63 Điểm

  3. minhquanhhqt160

    58 Điểm

  4. 333cuchillthoi302

    37 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...