Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
871 lượt xem
trong Khác bởi Trương Hàn ● Ban Quản Trị Tiến sĩ (13.6k điểm)
bởi Tí Vua Đệ Nhất Tiến sĩ (28.1k điểm)
Tick mình nhá

+1 cho bạn nà!

1 Câu trả lời

0 phiếu
bởi Tí Vua Đệ Nhất Tiến sĩ (28.1k điểm)
được bầu chọn là câu hỏi hay nhất bởi Trương Hàn ● Ban Quản Trị
 
Hay nhất

Phép liên tưởng là cách sử dụng những từ ngữ chỉ những sự vật có thể nghĩ đến theo một định hướng nào đó, xuất phát từ những từ ngữ ban đầu, nhằm tạo ra mối liên kết giữa các phần chứa chúng trong văn bản.

Phép liên tưởng khác phép thế ở chỗ trong phép thế thì dùng những từ khác nhau để chỉ cùng một sự vật; trong phép liên tưởng, đó là những từ ngữ chỉ những sự vật khác nhau có liên quan đến nhau theo lối từ cái này mà nghĩ đến cái kia (liên tưởng).

Sự liên tưởng có thể diễn ra giữa những sự vật cùng chất cũng như giữa những sự vật khác chất.

 

3.1  Liên tưởng cùng chất

 

Ví dụ 1 (liên tưởng theo quan hệ bao hàm):

Chim chóc cũng đua nhau đến bên hồ làm tổ. Những con sít lông tím, mỏ hồng kêu vang như tiếng kèn đồng. Những con bói cá mỏ dài lông sặc sỡ. Những con cuốc đen trùi trũi len lủi giữa các bụi ven bờ.

Quan hệ bao hàm còn thể hiện rõ trong quan hệ chỉnh thể - bộ phận (cây: lá, cành, quả, rễ...) hoặc trong quan hệ tập hợp - thành viên của tập hợp (quân đội: sĩ quan, binh lính......)

Ví dụ 2 (liên tưởng đồng loại):

Cóc chết bỏ nhái mồ côi,

Chẫu ngồi chẫu khóc: Chàng ôi là chàng!

Ễnh ương đánh lệnh đã vang!

Tiền đâu mà trả nợ làng ngóe ơi!

            Ví dụ 3 (liên tưởng về số lượng):

            Năm hôm, mười hôm... Rồi nửa tháng, lại một tháng.  (Nguyễn Công Hoan)

 

            3.2  Liên tưởng khác chất:

           

Ví dụ 1 (liên tưởng theo quan hệ định vị giữa các sự vật):

            Nhân dân là bể

            Văn nghệ là thuyền

...                     (Tố Hữu)

Ví dụ 2 (liên tưởng theo công dụng - chức năng của vật):

Hà Nội có Hồ Gươm

Nước xanh như pha mực

Bên hồ ngọn Tháp Bút

Viết thơ lên trời cao

(Trần Ðăng Khoa)

Ví dụ 3 (liên tưởng theo đặc trưng sự vật):

            Mặt trời lên bằng hai con sào thì ông về đến con đường nhỏ rẽ về làng. Không cần phải hỏi thăm nữa cũng nhận ra rặng tre ở trước mặt kia là làng mình rồi. Cái chấm xanh sẫm nhô lên đó là cây đa đầu làng. Càng về đến gần càng trông rõ những quán chợ khẳng khiu nấp dưới bóng đa.                                         (Nguyễn Ðịch Dũng)

            Làng được đặc trưng bằng rặng tre, cây đa, quán chợ

           

Ví dụ 4 (liên tưởng theo quan hệ nhân - quả, hoặc nói rộng ra: theo phép kéo theo như tuy... nhưng (nghịch nhân quả), nếu... thì (điều kiện/giả thiết - hệ quả).

            Ðồn địch dưới thấp còn cách xa gần bốn trăm thước đang cháy thật, tre nứa nổ lốp bốp như cả cái thung lũng đang nổ cháy. Khói lửa dày đặc không động đậy bên dưới, mà bốc ngọn mỗi lúc một cao, ngùn ngụt, gió tạt về phía đồi chỉ huy vàng rực, chói lòe trong nắng, hơi nóng bốc lên tận những đỉnh núi bố trí.                                      (Trần Ðăng)

            Có khói lửa, hơi nóng là do nổ cháy.

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
2 câu trả lời 636 lượt xem
đã hỏi 11 tháng 7, 2018 trong Khác bởi Trương Hàn ● Ban Quản Trị Tiến sĩ (13.6k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 10.3k lượt xem
Phép thế là gì? có mấy phép thế? nêu ra.
đã hỏi 11 tháng 7, 2018 trong Khác bởi Trương Hàn ● Ban Quản Trị Tiến sĩ (13.6k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 690 lượt xem
Phép lặp là gì? có mấy phép lặp? nêu ra.
đã hỏi 11 tháng 7, 2018 trong Khác bởi Trương Hàn ● Ban Quản Trị Tiến sĩ (13.6k điểm)
+2 phiếu
1 trả lời 345 lượt xem
0 phiếu
2 câu trả lời 4.1k lượt xem
đã hỏi 11 tháng 7, 2018 trong Khác bởi Trương Hàn ● Ban Quản Trị Tiến sĩ (13.6k điểm)
+1 thích
0 câu trả lời 234 lượt xem
Lên hệ thực tế trong đời sống, trong các biện pháp học được Nguyễn Thiếp được đề ra em thấy biện pháp nào là tốt nhất? Vì sao?
đã hỏi 25 tháng 3, 2019 trong Ngữ văn lớp 8 bởi Trương Hàn ● Ban Quản Trị Tiến sĩ (13.6k điểm)
+1 thích
2 câu trả lời 317 lượt xem
Hiệu ứng nhà kính là gì? Hiệu ứng nhà kính xảy ra khi nào? Nêu những trường hợp hiệu ứng nhà kính.
đã hỏi 7 tháng 11, 2019 trong Khác bởi Trương Hàn ● Ban Quản Trị Tiến sĩ (13.6k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 126 lượt xem
0 phiếu
1 trả lời 1.8k lượt xem
Em hãy chỉ ra yếu tố biện chứng trong câu nói nổi tiếng dưới đây của Hê-ra-clít (nhà Triết học cổ đại Hi Lạp): "Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông".
đã hỏi 15 tháng 9, 2020 trong GD Công dân lớp 10 bởi Trương Hàn ● Ban Quản Trị Tiến sĩ (13.6k điểm)
  1. monmon70023220

    560 Điểm

  2. Darling_274

    74 Điểm

  3. minhquanhhqt160

    73 Điểm

  4. 333cuchillthoi302

    37 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...