Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
trong Lịch sử lớp 10 bởi Xuhoa13 ● Cộng Tác Viên Thạc sĩ (7.4k điểm)

Nguyên nhân của các cuộc chiến tranh phong kiến: Nam – Bắc triều, Trịnh – Nguyễn và hậu quả


2 Trả lời

0 phiếu
bởi Xuhoa13 ● Cộng Tác Viên Thạc sĩ (7.4k điểm)
 
Hay nhất

Nguyên nhân sâu xa: do sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền

Nguyên nhân của chiến tranh Nam – Bắc triều

        + Cựu thần nhà Lê, đứng đầu là Nguyễn Kim đã không chấp nhận nền thống trị của nhà Mạc mà thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh "phù Lê diệt Mạc"

        + Nổi dậy ở vùng Thanh Hóa gọi là Nam triều để đối lập với họ Mạc ở Thăng Long – Bắc triều.

        + Nhà Lê khao khát về việc trung hưng 

        + Chiến tranh Nam – Bắc triều bùng nổ, kéo dài cho đến cuối thế kỉ XVI.

Nguyên nhân chiến tranh Trịnh – Nguyễn

        + Họ Trịnh vì muốn thao túng quyền lực mà đã tìm cách loại trừ phe cánh họ Nguyễn.

⇒ Lo sợ trước tình hình đó Nguyễn Hoàng xin vào trấn thủ đất Thuận Hóa

        + Cơ nghiệp họ Nguyễn ở vùng đất phía Nam dần được xây dựng và lập cơ sở ở Thuận Hóa, Quảng Nam đối địch với họ Trịnh

        + Năm 1627, họ Trịnh đem quân đánh họ Nguyễn, chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ.

Hậu quả:

Không phân thắng bại, lấy sông Gianh làm giới tuyến chia cắt đất nước

Đàng Ngoài: Từ sông Gianh ra Bắc thuộc Họ Trịnh, biến vua Lê thành bù nhìn.

 

Đàng Trong: Từ Sông Gianh vào Nam thuộc Họ Nguyễn là Đàng Trong

0 phiếu
bởi Trần Nhật Dương Cử nhân (3.7k điểm)

– Chiến tranh Nam – Bắc triều : Không chấp nhận chính quyền của họ Mạc, một số quan lại cũ của nhà Lê, đứng đầu là Nguyễn Kim, đã họp quân, nêu danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc”, nổi dậy ở vùng Thanh Hoá. Một nhà nước mới được thành lập ở đây, sử cũ gọi là Nam triều để phân biệt với Bắc triều của nhà Mạc. Chiến tranh Nam – Bắc triều bùng nổ, kéo dài cho đến cuối thế kỉ XVI.

– Chiến tranh Trịnh Nguyễn: Năm 1545, Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm được cử lên thay, nắm toàn bộ binh quyền. Người con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng xin được vào trấn thủ đất Thuận Hoá. Đất Thuận Hoá trở thành nơi dấy nghiệp của họ Nguyễn. Năm 1627, cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn bùng nổ, kéo dài đến cuối năm 1672

– Hậu quả:  không phân thắng bại, lấy sông Gianh làm giới tuyến phân chia đất nước:

+   Từ sông Gianh ra Bắc thuộc Họ Trịnh (Trịnh Tùng nắm quyền) là Đàng Ngoài (Bắc Hà), biến vua Lê thành bù nhìn.

+    Từ Sông Gianh vào Nam thuộc Họ Nguyễn là Đàng  Trong (Nam Hà)

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
3 câu trả lời
Tổ chức chính quyền Đàng Trong của chúa Nguyễn có gì khác so với chính quyền Đàng Ngoài của vua Lê, chúa Trịnh?
đã hỏi 4 tháng 8, 2019 trong Lịch sử lớp 10 bởi Xuhoa13 ● Cộng Tác Viên Thạc sĩ (7.4k điểm)
+1 thích
2 câu trả lời
Nhận xét về bộ máy nhà nước thời Lê – Trịnh?
đã hỏi 4 tháng 8, 2019 trong Lịch sử lớp 10 bởi Xuhoa13 ● Cộng Tác Viên Thạc sĩ (7.4k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời
Đánh giá vai trò của vương triều Mạc trong lịch sử dân tộc
đã hỏi 4 tháng 8, 2019 trong Lịch sử lớp 10 bởi Xuhoa13 ● Cộng Tác Viên Thạc sĩ (7.4k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời
Đánh giá vai trò của Vương triều Mạc?
đã hỏi 4 tháng 8, 2019 trong Lịch sử lớp 10 bởi Xuhoa13 ● Cộng Tác Viên Thạc sĩ (7.4k điểm)
0 phiếu
1 trả lời
Nêu hậu quả của chiến tranh Nam-Bắc triều và chiến tranh Trịnh-Nguyễn?
đã hỏi 30 tháng 3, 2020 trong Lịch sử lớp 7 bởi Walkers Thần đồng (618 điểm)
+1 thích
2 câu trả lời
0 phiếu
2 câu trả lời
Vẽ sơ đồ tổ chức chính quyền phong kiến ở Đàng Trong, Đàng Ngoài và so sánh, nhận xét.
đã hỏi 4 tháng 8, 2019 trong Lịch sử lớp 10 bởi Xuhoa13 ● Cộng Tác Viên Thạc sĩ (7.4k điểm)

HOT 1 giờ qua

  1. monmon70023220

    696 Điểm

  2. Darling_274

    215 Điểm

  3. minhquanhhqt160

    173 Điểm

  4. tngnhatganh117

    94 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...