Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
266 lượt xem
trong Ngữ văn lớp 11 bởi ngoclinhbui Thạc sĩ (7.0k điểm)

Soạn bài: Câu cá mùa thu (Thu Điếu - Nguyễn Khuyến)


2 Trả lời

0 phiếu
bởi nhthuyvy16 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (16.5k điểm)
 
Hay nhất

I. MỞ BÀI

“Đây bãi cô liêu lạnh hững hờ,

Với buồn phơn phớt, vắng trơ vơ.

Cây gì mảnh khảnh run cầm cập,

Điềm báo thu vàng gầy xác xơ.”

(“Cuối thu” – Hàn Mặc Tử)

Mùa thu trầm lắng phảng phất sự cô đơn đã đi vào thơ Hàn Mặc Tử như thế. Đã có không ít thi nhân bị mùa thu làm cho rung động tâm hồn như “người bán trăng” kia, trong số đó không thể không nhớ đến Nguyễn Khuyến với chùm thơ thu kinh điển của mình: “Thu vịnh”, “Thu ẩm” và “Thu điếu”. Nguyễn Khuyến là bậc đại tài của nền văn học Việt Nam, không chỉ vậy ông còn có cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân. Ông kiên quyết không hợp tác với chính quyền Pháp, cáo quan lui về ở ẩn và cho ra đời chùm thơ ba bài về mùa thu, bài thơ nào cũng hay nhưng "Thu điếu” là "điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam”. Bài thơ được viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, thể hiện cảnh sắc mùa thu vùng đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời cũng nói lên tình yêu thiên nhiên, đất nước, tâm trạng thời thế của tác giả:

 

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.

Tựa gối buông cần lâu chẳng được,

Cá đâu đớp động dưới chân bèo.”

II. THÂN BÀI

1. 2 câu thơ đầu: Một không gian êm đềm, tĩnh lặng, dày đặc khí thu bao trùm

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.”

 

- “Ao thu”: hình ảnh thân thuộc, bình dị của vùng quê Việt Nam để miêu tả cảnh sắc mùa thu.

- “lạnh lẽo”: không còn cái se lạnh đầu thu nữa mà đã là thu phân, thu mạt.

- “trong veo”: cái lạnh lẽo ngấm dần vào làn nước khiến màu nước “trong veo” phảng phất sự u buồn và cô đơn.

- Vần “eo”: một lời cảm thán, một tiếng reo nhỏ kéo dài thể hiện niềm thích thú của tác giả trước sự trong trẻo của ao thu.

→ Nét đặc trưng của mùa thu xứ Bắc, hiếm có nơi nào có được.

- “một chiếc”: số từ “một” khiến chiếc thuyền câu bơ vơ đơn độc.

- Từ áy tài tình cùng phép gieo vần “eo” liên tiếp tạo cảm giác bất động, âm điệu của vần thơ gợi ra sự hun hút của cảnh vật, đồng thời cũng gieo vào lòng người đọc một nỗi buồn man mác trước cảnh vắng vẻ, ít người qua lại.

2. 2 câu thơ sau: nhà thơ tinh tế nhận ra từng chuyển động nhỏ nhặt nhất

“Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.”

- “sóng biếc” + “lá vàng” và “hơi gợn tí” + “khẽ đưa vèo”: phép đối giữa cái nhìn thấy và cái nghe thấy.

→ Cảnh vật trời thu thêm phần sinh động, màu sắc hài hòa.

- “sóng biếc”: lăn tăn, dịu nhẹ.

- “hơi gợn”: một cái động rất khẽ phải chăm chú lắm mới thấy, mà còn lại “gợn tí” một chút cỏn con.

- “Lá vàng” thì “ khẽ đưa vèo”: chỉ tạo ra một vệt sáng vàng rồi nằm lặng im nơi nào đó, tạo cảm giác vừa chậm vừa buồn.

→ Lấy động tả tĩnh, có âm thanh mà vẫn như vô thanh.

→ Hai câu thơ nao nao thoang thoảng cái buồn tẻ, tiếng xao động trong cõi lòng của tác giả, phải chăng đây cũng là tâm trạng thời thế của tác giả, tâm sự đau buồn trước cảnh tình đất nước đầy đau thương, loạn lạc?

bởi nhthuyvy16 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (16.5k điểm)
3. 2 câu thơ tiếp: bắt đầu phóng tầm nhìn ra xa hơn để làm rõ thêm hồn thu vọng về trong cảnh thu
“Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khánh vắng teo.”
- “tầng mây” – “ngõ trúc”: phép đối giữa cái xa xăm và cái gần gũi.
- “trời xanh ngắt” - “khách vắng teo”: phép đối giữa cái đậm đặc và cái thưa thớt.
- “lơ lửng”: không muốn trôi, chẳng về với trời cũng chẳng sà xuống thấp, lẻ loi trong bao la.
- “xanh ngắt”: xanh rất đậm, xanh như có hình khối, sắc xanh tuyệt đối ấy càng khẳng định cái đơn côi lẻ loi của sự vật.
- So sánh mùa thu của Nguyễn Khuyến với các nhà thơ khác: Nếu như mùa thu của Lưu Trọng Lư là “con nai vàng ngơ ngác”, mùa thu của Hữu Thỉnh là “hương ổi” ngát thơm thì mùa thu của Nguyễn Khuyến là sắc “xanh ngắt” tràn ngập:
- “Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao.”
(Thu vịnh)
- “Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt.”
(Thu ẩm)
- “Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt.”
(Thu điếu)
→ Trời thu trong thơ Nguyễn Khuyến là một màu thăm thẳm, gợi ra cái sâu lắng của không gian, cái nhìn vời vợi của nhà thơ.
- “Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”: Người đi lại đã ít, nếu có bóng người nào đi lại cũng sẽ bị cái “quanh co” ấy che khuất, vì vậy cái vắng vẻ thành ra tuyệt đối.
- “vắng teo”: tạo cảm giác vắng lặng đến vô cùng. Cảnh vật êm đềm nhưng lại phảng phất một nỗi buồn cô tịch, hiu hắt.
- Mở rộng, sáng tạo: Phải chăng “khách vắng teo” cũng giống sự thiếu đi những nhân tài giúp dân cứu nước? Phải chăng trong lòng tác giả đang nặng trĩu, luẩn quẩn không lối thoát, bế tắc với những biến động của đất nước?
4. 2 câu thơ cuối: bài thơ vén lên bức màn để lộ một con người với niềm ưu tư day dứt:
“Tựa gối buông cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.”
- Một tư thế nhàn: “tựa gối ôm cần” trong sự trải dài của thời gian: “lâu chẳng được”.
→ Tư thế ấy như cố thu nhỏ lại cho tương xứng với cảnh vật chung quanh và cái dáng ngồi ấy phần nào thể hiện tâm trạng thế sự của nhà thơ khiến người đọc liên tưởng đến một Lã Vọng câu cá bên bờ sông Vị để chờ thời hơn mấy nghìn năm về trước.
- Một tiếng “cá đâu đớp động” mơ hồ dưới chân bèo đã làm cho nhà thơ khẽ giật mình, trở về thực tại – một thực tại đầy xót xa.
→ Nhà thơ làm ngư ông chỉ vì muốn lánh đời. Nhưng cuộc đời ở ẩn không làm tan đi nỗi ưu tư với đất nước.
5. Đánh giá nội dung và nghệ thuật:
Gấp lại trang thơ, ta vẫn còn vương vấn chút hương thu sót lại từ những vần thơ của Nguyễn Khuyến. Bài thơ là mùa thu, hồn thu của làng quê Bắc Bộ nói riêng cũng như làng quê Việt Nam nói chung. Bức tranh thu sẽ không thể nào hoàn hảo nếu thiếu đi các bút pháp miêu tả điêu luyện của nhà thơ, các phép đối tài tình gợi cho người đọc về hình ảnh lẫn âm thanh cùng vần “eo” đi vào thơ một cách tự nhiên, hợp lí. Không cần những hình ảnh cầu kì, ước lệ trong văn chương, chi vài cảnh vật đơn sơ, quen thuộc, nhà thơ đã tạc vào thời gian một bức tranh thu dân dã, mộc mạc mà không kém phần sinh động, đặc sắc. Cái hay của bài thơ là sự vắng lặng, mênh mông khiến cho mọi thứ dường như thu nhỏ và ẩn kín vào trong nhưng vẫn có thể bật lên nỗi đau thời thế của nhà thơ đối với tình cảnh đất nước lầm than, dân chúng loạn lạc.
III. KẾT BÀI
“Thu điếu” thực sự là một kiệt tác về mùa thu, một thi phẩm tuyệt bút về tả cảnh ngụ tình. Nguyễn Khuyến đã lắng mình vào cảnh vật để tinh tế nhận ra tiếng thu xưa qua từng chuyển động nhẹ nhàng nhất của thiên nhiên. Ngòi bút của thi nhân không những khiến người đọc bị ấn tưởng bởi nét đẹp của mùa thu làng quê mà còn khơi dậy tấm lòng yêu nước ẩn sâu trong mỗi người. Ông xứng đáng là nhà thơ kiệt xuất chiến địa vị vẻ vang trong nền thơ ca Việt Nam. Bản thân tôi cũng thêm phần trân trọng tài năng của thi nhân, nhận ra được rằng tình yêu thiên nhiên, làng quê, nội cỏ chính là cái nôi để phát triển nên tình yêu nước cao cả, thiêng liêng.
0 phiếu
bởi ngoclinhbui Thạc sĩ (7.0k điểm)

Bố cục

- Cách chia 1:

    + Hai câu đề: Quang cảnh mùa thu

    + Hai câu thực: Những chuyển động nhẹ nhàng của mùa thu

    + Hai câu luận: Bầu trời và không gian làng quê

    + Hai câu kết: Tâm trạng của nhà thơ

- Cách chia 2:

    + Phần 1 (6 câu thơ đầu): Cảnh mùa thu ở vùng quê Bắc bộ

    + Phần 2 (2 câu thơ cuối): Tình thu

Câu 1 (trang 22 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Điểm nhìn của tác giả

- Cảnh vật được đón nhận từ gần đến cao xa rồi từ cao xa trở lại gần: từ chiếc thuyền câu nhìn mặt ao, nhìn lên bầu trời, nhìn tới ngõ trúc rồi lại trở về với ao thu, với thuyền câu.

- Điểm nhìn ấy giúp nhà thơ bao quát được toàn cảnh mùa thu, từ bầu trời đến con nước, cảnh vật, cuộc sống ở làng quê vào mùa thu

Câu 2 (trang 22 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Nét riêng của cảnh sắc mùa thu

- Sự dịu nhẹ thanh sơ của cảnh vật:

    + Màu sắc: nước trong veo, sóng biếc, trời xanh ngắ, lá vàng. Tạo nên các điệu xanh: Ao xanh, bờ xanh, sóng xanh, tre xanh, bèo xanh, một màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi.

    + Đường nét chuyển động nhẹ nhàng: sóng hơi gợn tí, lá vàng khẽ đưa vèo, tầng mây lơ lửng ...

- Hình ảnh bình dị, thân thuộc: ao thơ, thuyền câu, ngõ trúc …

⇒ Một bức tranh mùa thu trong trẻo, tĩnh lặng, vắng người, vắng tiếng của làng quê đồng bằng Bắc Bộ.

Câu 3 (trang 22 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

- Không gian rộng, sâu của bầu trời đối lập với mặt ao hẹp với ngõ trúc

- Không gian hiu quạnh, tĩnh lặng, thoáng buồn, vắng tiếng, vắng người được thể hiện qua hình ảnh “ngõ trúc quanh co khách vắng teo”. Không gian tĩnh lặng đến độ người câu cá có thể nghe thấy tiếng “cá đâu đớp động dưới chân bèo”.

⇒ Thể hiện nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn tác giả. Qua hoàn cảnh chúng ta có thể hiểu đó là nỗi lòng non nước, nỗi lòng thời thế của nhà nho có lòng tự trọng và lòng yêu quê hương đất nước như Nguyễn Khuyến.

Câu 4 (trang 22 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

- Cách gieo vần “eo” – tử vận, oái oăm, khó làm, được Nguyễn Khuyến sử dụng rất tài tình.

- Vần "eo" góp phần diễn tả một không gian vắng lặng, thu nhỏ dần, khép kín, phù hợp với tâm trạng uẩn khúc của thi nhân.

Câu 5 (trang 22 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

Qua bài thơ, người đọc cảm nhận được ở Nguyễn Khuyến một tâm hồn gắn bó tha thiết với thiên nhiên đất nước, một tấm lòng yêu nước thầm kín nhưng không kém phần sâu sắc.

Luyện tập (trang 22 sgk Ngữ văn 11 Tập 1)

Câu 1 (trang 22 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

Cái hay của nghệ thuật sử dụng từ ngữ trong bài thơ: dùng từ ngữ gợi cảnh để diễn tả tâm trạng

- Cảnh thanh sơ, dịu nhẹ được gợi lên qua các từ: trong veo, biếc, xanh ngắt, các cụm động từ: gợn tí, khẽ đưa, lơ lửng

- Từ “vèo” trong câu thơ “Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo” nói lên tâm sự thời thế của nhà thơ

- Vần “eo” được tác gải sử dụng rát tài tình. Trong bài thơ, vần “eo” giúp diễn tả không gian dần thu nhỏ, vắng lặng, hợp với tâm trạng đầy uẩn khúc của tác giả

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
2 câu trả lời 187 lượt xem
0 phiếu
1 trả lời 123 lượt xem
Tổng kết về nội dung và nghệ thuật của bài thơ Câu cá mùa thu?  
đã hỏi 24 tháng 6, 2020 trong Ngữ văn lớp 11 bởi linhchi2002 Thần đồng (1.3k điểm)
+1 thích
1 trả lời 224 lượt xem
Phân tích bài thơ "Khóc Dương Khuê" của Nguyễn Khuyến
đã hỏi 27 tháng 8, 2019 trong Ngữ văn lớp 11 bởi ngoclinhbui Thạc sĩ (7.0k điểm)
+1 thích
3 câu trả lời 284 lượt xem
đã hỏi 17 tháng 8, 2019 trong Ngữ văn lớp 11 bởi ngoclinhbui Thạc sĩ (7.0k điểm)
+1 thích
0 câu trả lời 129 lượt xem
Tại sao Nguyễn Khuyến và Tú Xương sống gần như cùng thời với nhau, cùng ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, nhưng ngôn ngữ thơ của Nguyễn Khuyến nhẹ nhàng, thâm thúy, còn Tú Xương thường mạnh mẽ, sâu cay, châm biến, đả kích ?
đã hỏi 29 tháng 8, 2018 trong Ngữ văn lớp 11 bởi amynguyen Thần đồng (682 điểm)
0 phiếu
1 trả lời 5.4k lượt xem
Đặc sắc nội dung - nghệ thuật tác phẩm Thu điếu của Nguyễn Khuyến
đã hỏi 28 tháng 8, 2019 trong Ngữ văn lớp 11 bởi ngoclinhbui Thạc sĩ (7.0k điểm)
+1 thích
2 câu trả lời 374 lượt xem
Soạn bài: Thương vợ (Trần Tế Xương)
đã hỏi 27 tháng 8, 2019 trong Ngữ văn lớp 11 bởi ngoclinhbui Thạc sĩ (7.0k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 984 lượt xem
tại sao trong bài chiec lá cuối cùng lại đặt bằng hình ảnh chiếc lá
đã hỏi 16 tháng 10, 2016 trong Ngữ văn lớp 8 bởi Nguyễn Quỳnh
+1 thích
1 trả lời 441 lượt xem
+2 phiếu
2 câu trả lời 339 lượt xem
Soạn bài Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến
đã hỏi 22 tháng 8, 2019 trong Ngữ văn lớp 11 bởi ngoclinhbui Thạc sĩ (7.0k điểm)
  1. nguyenmanh04102009212

    166 Điểm

  2. tnk11022006452

    120 Điểm

  3. minhquanhhqt160

    64 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4-10: 20.000 đồng
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...