Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
+1 thích
153 lượt xem
trong Ngữ văn lớp 7 bởi nguyendindan Thạc sĩ (5.3k điểm)
Nêu tác giả, tác phẩm, phân tích văn bản "Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh(Tĩnh dạ tứ)"

4 Trả lời

+1 thích
bởi nguyendavit123 ● Ban Quản Trị Tiến sĩ (12.5k điểm)
được bầu chọn là câu hỏi hay nhất bởi nguyendindan
 
Hay nhất

Nhà thơ Lý Bạch xuất hiện giữa thi đàn của thơ Đường giống như một vị tiên thi, thơ của ông không chỉ mang tâm hồn phóng khoáng và lãng mạn mà đôi khi đó còn là một tâm hồn nhạy cảm và giàu lòng yêu quê hương đất nước. Bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh chính là bài thơ thể hiện cho tâm hồn đó, tình cảm sâu nặng của nhà thơ với quê hương đã được thể hiện sâu sắc trong bài thơ.

    Chủ đề ngắm trăng nhớ quê là một chủ đề khá phổ biến trong thơ ca cổ, Lý Bạch cũng đã sử dụng chủ đề quen thuộc này, nhưng với tài năng và cách cảm nhận riêng của ông, bài thơ dường như có những nét đặc sắc riêng biệt về cả nội dung và nghệ thuật. Hai câu thơ đầu của bài thơ là những vần thơ miêu tả khung cảnh thiên nhiên trong đêm trăng thanh tĩnh, đẹp đẽ và huyền ảo:

“Đầu giường ánh trăng rọi

Ngỡ mặt đất phủ sương”

   Câu thơ làm nổi bật lên cả về không gian và thời gian, đó là đêm khuya trong không gian tĩnh lặng tràn ngập ánh trăng, ánh trăng đã len lỏi vào cả căn phòng, nơi nhà thơ đang nằm nghỉ. Người đọc có thể cảm nhận rõ không gian yên ắng, tĩnh lặng trong bức tranh ấy, cái tĩnh lặng không phải ở nhan đề bài thơ mà đã được gợi lên từ không gian chỉ có ánh trăng, không có sự xuất hiện của âm thanh, đó là một sự tĩnh lặng tuyệt đối. Trong không gian tĩnh lặng ấy, nhà thơ nhìn ra ánh trăng mà “ngỡ mặt đất phủ sương”, ánh trăng với màu trắng nhẹ in trên mặt đất khiến cho không gian thêm huyền ảo, tác giả đã từ sự cảm nhận bằng thị giác đến cảm nhận bằng xúc giác. Chính ánh trăng đẹp đẽ và không gian tĩnh lặng ấy đã là chất xúc tác để nhà thơ nhớ về nơi cố hương.

“Ngẩng đầu nhìn trăng sáng

Cúi đầu nhớ cố hương”

   Sau khoảnh khắc ngỡ ngàng trước ánh trăng trong không gian, nhà thơ ngẩng mặt lên và nhìn ánh trăng sáng, ánh trăng là biểu tượng cho sự đoàn viên. Trong hoàn cảnh đêm khuya lại có một mình nơi đất khách quê người, tác giả không khỏi nhớ về nơi quê nhà, cố hương của mình. Đó chính là tức cảnh sinh tình, hai câu thơ như đối lập nhau nhưng sự đối lập đó chính là nét đặc biệt về nghệ thuật và nội dung: ngẩng – cúi, nhìn – nhớ, trăng sáng – cố hương. Khi ngẩng đầu nhà thơ chợt bắt gặp với những điều gần gũi, thân thuộc đó chính là ánh trăng, sự đoàn viên, rồi sau đó vì những hoài niệm về quê cũ, mảnh đất cũ và những con người cũ đã bao năm không gặp lại, nhà thơ cúi đầu thể hiện nỗi xót xa khó lòng bày tỏ. Bài thơ được làm theo lối thơ cổ, không ràng buộc niêm luật chặt chẽ nhưng vẫn có kết cấu phổ biến của bài thơ Đường: hai câu đầu tả cảnh, hai câu cuối sinh tình.

   Với ngôn ngữ bình dị, gần gũi, mộc mạc và giàu chất biểu cảm, bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” của tác giả Lý Bạch không chỉ vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp mà còn thể hiện được nỗi lòng và tình yêu quê hương tha thiết của một người con xa xứ.



 

 

+1 thích
bởi lamanhpc1 Học sinh (300 điểm)

Tác giả : Lí Bạch (701-762) nhà thơ nổi tiếng đời Đường ở Trung Quốc, tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ, quê ở Cam Túc; lúc nhỏ về định cư ở Thanh Liên, Miên Châu (Tứ Xuyên) nên nhà thơ vẫn thường coi Tứ Xuyên là nhà mình. Từ trẻ, ông đã xa gia đình tìm đường lập công danh sự nghiệp. Dẫu muốn góp phần cứu giúp dân song ông chưa bao giờ được toại nguyện. Ông được mệnh danh là "Thi tiên" .

Tác phẩm (mình vẫn chưa hiểu ý bạn là tác phẩm của Lí Bạch hay là bài "Tĩnh dạ tứ")

Phân tích

* Bố cục : 2 phần

- 2 câu thơ đầu: Cảnh đêm thanh tĩnh 

- 2 câu cuối : cảm nghĩ của tác giả

a1. Cảnh đêm trăng thanh tĩnh

-Sàng tiền minh nguyệt quang

 Nghi thị địa thượng sương

-Đầu giường ánh trăng rọi

 Ngỡ mặt đất phủ sương

+Đầu giường: ánh trăng (minh, quang, sương)

->Ánh trăng được tác giả miêu tả giống như sương trên mặt đất.

=>Gợi vẻ đẹp dịu êm, mơ màng, bồng bềnh, yên tĩnh

a2. Cảm nghĩ của tác giả 

-Cử đầu vọng minh nguyệt

 Đê đầu tư cố hương 

-Ngẩng đầu nhìn trăng sáng 

 Cúi đầu nhớ cố hương

Hành động: Ngẩng đầu >< Cúi đầu

->Phép đối

=> Tình yêu và nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả

*Tổng kết

- Nghệ thuật

+Xây dựng hình ảnh gần gũi, ngôn ngữ bình dị, tự nhiên

- Sử dụng phép đối ở câu 3 và 4

*Ý nghĩa : Nỗi lòng đối với quê hương da diết, sâu ngặng trong tâm hồn, tình cảm của người xa quê.

0 phiếu
bởi manh7a1 ● Ban Quản Trị Tiến sĩ (18.9k điểm)

Vọng nguyệt hoài hương (trông trăng nhớ quê) là một thi đề quen thuộc. Nhà thơ Đỗ Phủ từng ví trăng là ánh sáng quê hương. Thơ Lí Bạch tràn đầy trăng. Có trăng nơi quê hương (Trăng nửa vành thu trên đỉnh Nga Mi), trăng nơi biên ải, trăng tri kỉ cùng thi nhân (Một mình uống rượu dưới trăng)… và ở đây là trăng gợi nhớ quê hương. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh giản dị mà độc đáo, tinh tế mà không hề trau chuốt. Bài thơ được viết theo hình thức cổ thể, một thể thơ trong đó mỗi câu thường có 5 hoặc 7 chữ, song không bị những quy tắc chặt chẽ về niêm, luật và đối.

0 phiếu
bởi TZy Tiến sĩ (21.4k điểm)

Đây là dàn ý bài viết, bạn tham khảo rồi thêm ý kiến của mình nữa nha.

I. Mở bài:

_Lí Bạch là nhà thơ lớn dưới thời Đường ở Trung Quốc, thuở nhỏ ông thường lên núi Na Mi ở quê nhà để ngắm trăng

_Từ lúc xa quê, thấy trăng nỗi nhớ quê hương lại chợt ùa về, bủa vây tâm trí ông. Và nhiều bài thơ đã ra đời trong hoàn cảnh đó.

_Tiêu biểu là bài Tĩnh dạ tứ là một bài thơ mà em rất yêu thích

II. Thân bài:

_Bài thơ viết theo hình thức cổ thể, không theo quy tắc của thơ Đường mà viết theo cảm xúc phóng túng của mình.

_Bốn câu thơ đan xen vừa tả cảnh, vừa tả tình. Cảnh thật đẹp và tâm trạng thì buồn nhớ.

_Trăng chiếu sáng đầu giường: " Sàng tiền minh nguyệt quang", trăng soi sáng mọi nơi, từ cành cây, kẽ lá đến ruộng đồng, làng mạc xóm thôn.

_Trăng muôn đời nay vẫn đẹp, trăng bàn bạc, mờ ảo như sương đêm "Nghi thị địa thương sương".

_Nhìn trăng đjep, mỗi người mang một tâm trạng khác nhau, mỗi nhà thơ có một cách nghĩ, cách cảm nhận riêng, thật mộng mơ, thật đánh yêu, và cũng thật buồn bã.

_Với Lí Bạch, trăng gợi nỗi nhớ da diết về quê nhà xa cách: "Cử đầu cọng minh nguyệt_Ngẩn đầu nhớ cố hương"

_Với Bác Hồ, trăng là tri âm tri kỷ. Trăng đến với Bác trên con đường đi chiến dịch; lúc họp bàn việc quân ở Việt Bác, cả lúc Bác ở trong nhà tù "Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt_Nguyệt tòng song khích khán thi gia"

_Với Lí Bạch, từ nhỏ đã làm bạn với trăng ở quê nhà, đến 25 tuổi đã xa quê không biết khi nào sẽ trở lại.

_Nỗi nhớ trăng quê không nguôi ngoai trong lòng, nặng tình yêu quê hương đất nước.

_Bốn câu thơ với từ ngữ giản dị mà tinh luyện đã giúp em cảm nhận thấm thía tình yêu quê hương của Lí Bạch.

III. Kết bài:

_Bài thơ giúp em càng thêm yêu quý non sông gấm vóc của mình.

_Cảm ơn Lí Bạch đã để ại cho đời những vần thơ tuyệt sắc giúp em mở rộng tâm hồn tình cảm của mình.

_Em sẽ khắc sâu hình ảnh quê hương trong tâm trí, để mai này góp phần xây dựng làm quê hương thêm giàu đẹp.

Các câu hỏi liên quan

+2 phiếu
2 câu trả lời 113 lượt xem
Nêu tác giả, tác phẩm, phân tích văn bản "Bạn đến chơi nhà"
đã hỏi 29 tháng 10, 2019 trong Ngữ văn lớp 7 bởi nguyendindan Thạc sĩ (5.3k điểm)
+2 phiếu
2 câu trả lời 124 lượt xem
Nêu tác giả, tác phẩm, phân tích cuả bài "Sông Núi Nước Nam"
đã hỏi 29 tháng 10, 2019 trong Ngữ văn lớp 7 bởi nguyendindan Thạc sĩ (5.3k điểm)
+1 thích
2 câu trả lời 106 lượt xem
Nêu tác giả, tác phẩm, phân tích của văn bản "Bánh trôi nước"
đã hỏi 29 tháng 10, 2019 trong Ngữ văn lớp 7 bởi nguyendindan Thạc sĩ (5.3k điểm)
+2 phiếu
3 câu trả lời 145 lượt xem
Nêu những quân đội và pháp luật thời Lý 
đã hỏi 29 tháng 10, 2019 trong Lịch sử lớp 7 bởi nguyendindan Thạc sĩ (5.3k điểm)
+2 phiếu
2 câu trả lời 155 lượt xem
Nêu những thành tựu lớn của nhân dân Trung Quốc thời phong kiến
đã hỏi 29 tháng 10, 2019 trong Lịch sử lớp 7 bởi nguyendindan Thạc sĩ (5.3k điểm)
+1 thích
1 trả lời 121 lượt xem
Cho biết giá trị, nội dung, nghệ thuật của Truyện Kiều
đã hỏi 18 tháng 10, 2019 trong Ngữ văn lớp 9 bởi nguyendavit123 ● Ban Quản Trị Tiến sĩ (12.5k điểm)
+1 thích
2 câu trả lời 109 lượt xem
Vì sao tác giả lại có những lời miêu tả và ngợi ca hào hứng khi viết về hình ảnh Quang Trung
đã hỏi 18 tháng 10, 2019 trong Ngữ văn lớp 9 bởi nguyendavit123 ● Ban Quản Trị Tiến sĩ (12.5k điểm)
+1 thích
1 trả lời 124 lượt xem
Nêu cảm nhận của em về hình ảnh người anh hùng Quang Trung - Nguyễn Huệ được thể hiện trong đoạn trích " Hoàng Lê Nhất Thống Chí "
đã hỏi 18 tháng 10, 2019 trong Ngữ văn lớp 9 bởi nguyendavit123 ● Ban Quản Trị Tiến sĩ (12.5k điểm)
+1 thích
1 trả lời 92 lượt xem
Nêu cảm nhận của em về nhân vật Vũ Nương trong truyện " Người con gái Nam Xương "
đã hỏi 18 tháng 10, 2019 trong Ngữ văn lớp 9 bởi nguyendavit123 ● Ban Quản Trị Tiến sĩ (12.5k điểm)
+1 thích
1 trả lời 85 lượt xem
Trình bày nguyên nhân cái chết của Vũ Nương
đã hỏi 18 tháng 10, 2019 trong Ngữ văn lớp 9 bởi nguyendavit123 ● Ban Quản Trị Tiến sĩ (12.5k điểm)
  1. Darling_274

    20 Điểm

  2. minhquanhhqt160

    15 Điểm

  3. lueyuri009730

    15 Điểm

  4. lenguyenducminh05102011227

    5 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...