Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
931 lượt xem
trong Ngữ văn lớp 8 bởi phatnguyen25 Thần đồng (1.4k điểm)
Phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh với con người cũng quan trọng và cần thiết như ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết.Nêu suy nghĩ của em về ý kiến trên bằng 1 bài văn

2 Trả lời

+1 thích
bởi KhanhKhanhh Cử nhân (4.7k điểm)
được bầu chọn là câu hỏi hay nhất bởi phatnguyen25
 
Hay nhất

Bạn tham khảo dàn ý nhé

I. Mở bài:

-Trong cuộc sống, việc khen chê có một ý nghĩa vô cùng quan trọng (Tuân Tử: “Người chê ta mà chê phải là thầy ta; người khen ta mà khen phải là bạn ta; những kẻ vuốt ve nịnh bợ ta chính là kẻ thù ta vậy”).

-Để lòng vị tha, tình thương yêu con người càng được nhân lên, mỗi người không chỉ biết ca ngợi mặt tốt đẹp, thánh thiện của con người mà cần phải tỏ rõ thái độ phê phán, không đồng tình với lối sống ích kỉ, thiếu tình người trong đời sống, đúng như lời nhận xét: “Phê phán thái độ thờ ơ ghẻ lạnh đối với con người cũng quan trọng và cần thiết như ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết”.

II. Thân bài:

1. Giải thích ý nghĩa: khẳng định tầm quan trọng và sự cần thiết như nhau của việc phê phán thái độ sống ích kỉ, vô cảm trong việc nêu gương, ca ngợi lòng vị tha, tình nhân ái, tinh thần đoàn kết của con người.

2. Mở rộng, nâng cao:

*Lí giải tại sao?

-Theo lẽ thường, con người ta ai cũng thích được khen và từ đó nảy sinh tâm lí chung là chỉ thiên về biểu dương, ca ngợi những mặt tốt đẹp của con người mà ngại phê phán những mặt còn hạn chế, yếu kém của họ. Ý kiến trên muốn nhấn mạnh đến sự cần thiết của tinh thần đấu tranh, phê phán thái độ thờ ơ ghẻ lạnh đối với con người trước hết là vì thế.

-Sinh ra trong đời không phải ai cũng như ai, có người sống chan hoà, nhân ái, luôn muốn đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho người khác, nhưng cũng có người lại sống ghẻ lạnh, thờ ơ, chẳng quan tâm đến người thân, đồng loại. Và ngay trong chính bản thân của mỗi người cũng tồn tại hai mặt tốt-xấu, cao thượng-thấp hèn, vị tha-ích kỉ,…(Nhân vô thập toàn). Do vậy, trong cuộc sống không thể chỉ có một chiều ca ngợi đức vị tha, lòng yêu thương mà thiếu đi tiếng nói đấu tranh, phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh đối với con người. Bởi xét đến cùng, bản chất của hai sự việc trên đều cùng chung mục đích: hướng con người đến cuộc sống tốt đẹp hơn, muốn con người được sống trong biển đời giàu tình yêu thương.

*Những biểu hiện của hai cách sống nói trên và tầm quan trọng của cách ứng xử và phê phán:

-Sống vị tha là sống vì người khác, là biết cảm thông, chia sẻ và yêu thương con người bằng một tình cảm chân thành. Lòng vị tha sẽ giúp con người vượt lên trên mọi hận thù, mọi ganh ghét cá nhân để cùng sống vì lợi ích chung. Lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm, chống chọi với thiên tai, địch hoạ của nhân dân ta là những minh chứng hùng hồn và thuyết phục nhất cho chân lí này.

-Sống thờ ơ, ghẻ lạnh là thái độ sống vô tâm, vô cảm trước nỗi đau của người thân, đồng loại, không biết thông cảm, quan tâm, chia sẻ với những cảnh đời bất hạnh chung quanh mình mà chỉ biết lo nghĩ đến lợi ích của bản thân, chỉ biết đề cao cái tôi riêng mình. Lối sống đó dẫn con người đến sự nhỏ nhen, ích kỉ, nhiêu khi là tàn nhẫn. Vì mình, họ có thể giẫm đạp lên người khác để mà sống. Nếu sống như vậy, đạo đức xã hội sẽ dần bị băng hoại.

-Như vậy, có thể thấy rằng, thái độ thờ ơ, lạnh nhạt và lòng vị tha, tình đoàn kết là hai mặt trái ngược của đạo đức xã hội; ở đối cực nào nó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của con người, của cộng đồng, dân tộc. Phê phán thái độ thờ ơ, lạnh nhạt và ngợi ca lòng vị tha, tinh thần đoàn kết đều cần thiết quan trọng như nhau vì tất cả đều giúp con người soi vào đó mà thấy rõ những mặt tốt-xấu của mình để có sự điều chỉnh, phấn đấu hoàn thiện bản thân.

*Suy nghĩ về lối sống của thanh niên hiện nay: Hiện nay, bên cạnh những thanh niên hăm hở nhiệt tình tham gia các hoạt động xã hội, dành hết “chiếc bánh thời gian” của mình cho công tác từ thiện thì vẫn không ít thanh niên chỉ lo hưởng thụ, thờ ơ, lạnh nhạt với cả gia đình và những người chung quanh.

3. Bài học rút ra:

-Sống có trách nhiệm, biết yêu thương con người, không chỉ có lời ca ngợi một chiều mà cùng với lời ngợi ca, mỗi người cần phải có tiếng nói đấu tranh, phê phán với những biểu hiện còn lệch lạc, cách sống vô trách nhiệm, thiếu tình thương trong cuộc đời.

-Cần phải có thái độ khen chê rõ ràng, đúng mức, đúng lúc, đúng nơi. Tất cả phải xuất phát từ thiện tâm, thiện ý của mình. Không có gì có sức thuyết phục và lay động mạnh mẽ trái tim mọi người hơn là cách sống chan hoà, giàu tình thương của bản thân trong cuộc sống hàng ngày đối với người thân và cộng đồng.

III.Kết bài:

-Trong cuộc, nếu lời ca ngợi được ví như đường thì lời phê phán được ví như muối. Lẽ nào cuộc sống chỉ cần đến vị ngọt ngào của đường mà không cần đến cái mặn của muối ?

 

-Bản chất của con người là thánh thiện (Khổng Tử: “Nhân chi sơ tính bản thiện”) và ai ai cũng đều mong muốn có một cuộc sống ngập tràn tình yêu thương. Nhưng để có một cuộc sống “Người yêu người sống để yêu nhau”, mỗi người cần phải sống thành tâm, thành tâm trong cả lời khen và lời chê. Câu nói trên không phải là một tư tưởng mới mẻ nhưng nó có ý nghĩa thực tế vô cùng sâu sắc

Chúc học tốt

+1 thích
bởi ducluong123 Thần đồng (827 điểm)

Trong cuộc sống của mỗi con người lúc nào cũng tồn tại hai mặt tốt và xấu, mặt được và chưa được. Điều quan trọng không phải là việc chúng ta nhìn nhận thế nào đối với những cái chưa được, cái xấu mà phải là hành động làm sao để những cái chưa tốt trở nên hoàn thiện. Nói về sự thờ ơ và ghẻ lạnh của con người có ý kiến cho rằng “Phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh với con người cũng quan trọng và cần thiết như ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết”.

Để hiểu trọn vẹn nghĩa của câu nói này thì trước hết bạn nên hiểu thế nào là thờ ơ, ghẻ lạnh thế nào là vị tha và đoàn kết đã. “Thờ ơ” và “ghẻ lạnh” chính là thái độ sống lạnh nhạt, thiếu sự quan tâm sẻ chia với mọi người trong cuộc sống. Còn “vị tha” và “đoàn kết” chính là những phẩm chất đáng ngợi ca của con người. Vị tha là sự bao dung biết bỏ qua lợi ích cá nhân để vì cái lớn của tập thể. Đoàn kết là sự đồng lòng góp sức của cả một tập thể vì mục đích lớn lao. Trên thực tế đây là hai đối trọng khác biệt nhau hoàn toàn của đời sống xã hội. Một bên là ngợi ca những cái tốt đẹp còn một bên là phê phán những lối sống sai lệch của một bộ phận người.

Thế nhưng chúng ta cũng nên hiểu  rằng việc phê phán những cái xấu cũng không kém phần quan trọng so với việc bạn ngợi ca những điều tốt đẹp. Để loại bỏ cái xấu ra khỏi xã hội thì bạn phải là người thực hiện song song hai cái đó. Tình “đoàn kết” sự  “vị tha” là hai phạm trù vô cùng quan trọng của xã hội, nó chính là sợi dây kết nối mọi người lại với nhau. Chỉ khi chúng ta cùng nhìn về một hướng thì mọi sự nghiệp mới có thể thành công được. Trên thực tế, lịch sử đã chứng minh sự đoàn kết sự yêu thương đùm bọc luôn mang lại cho con người nguồn sức mạnh to lớn. Nó đủ mạnh để chúng ta chiến thắng hai kẻ thù vĩ đại là đế quốc Pháp và Mĩ, nó chiến thắng cả những nỗi đau do thiên nhiên gây ra. Chính sức mạnh to lớn của tình đoàn kết và tình yêu thương giúp con người hiểu ra rằng “đoàn kết thì sống chia rẽ thì chết”.

Sự thờ ơ, ghẻ lạnh không chỉ là một lối sống đáng phê phán khiến cho con người ngày càng xa nhau, mà nó còn có thể giết chết cả một loài người. Trong văn học chúng ta đã từng chứng kiến cái chết đầy đau đớn của Chí Phèo trên ngưỡng cửa của sự lương thiện. Sự ghẻ lạnh và thờ ơ của xã hội đối với một con quỷ đã đẩy Chí vào bước đường cùng của đau khổ, Chí quằn quại trong ranh giới giữa tình thương và sự miệt thị. Phải chăng con người sống với nhau chan hòa hơn, phải chăng Chí đón nhận được một chút vị tha dù là bố thí có lẽ cuộc đời hắn đã không đau đớn đến vậy. Hay nhân vật chú bé Hồng trong “Trong lòng mẹ” của nhà văn Nguyên Hồng, chú bé lớn lên trong sự ghẻ lạnh của bà cô bên nội. Từ đó, nó đã lớn lên biết học cách che giấu cảm xúc bản thân, bé tí thôi nhưng lúc nào cũng phải ở trong hoàn cảnh đề phòng và run sợ…. Sống không đúng với lứa tuổi cũng như tâm hồn của mình.

Và còn rất nhiều những hoàn cảnh ngoài xã hội. Những con người đang sống trong sự xa lánh của đồng loại, cuộc sống họ cũng sẽ chết dần chết mòn một cách đáng thương như thế. Con người sống hơn con vật ở chỗ chúng ta có cảm xúc, có tình cảm, biết bao dung và tha thứ trước những lỗi lầm của người khác. Biết khóc cùng nỗi đau của đồng loại và đau cùng nỗi đau của xã hội. Tình yêu thương thực sự sẽ cảm hóa được con người, sẽ kéo con người ta từ đống bùn nhầy nhụa mà sáng lòa nhân cách.

Sự ca ngợi tinh thần đoàn kết hay lòng vị tha cũng quan trọng chẳng kém so với việc phê phán những cách sống thờ ơ vô cảm. Bởi chỉ khi nào chúng ta nhìn nhận ra sự nguy hiểm của nó thì chúng ta mới có thể tìm cách loại nó ra khỏi xã hội văn minh của loài người mà thôi. Như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng viết : “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”. Tình yêu thương sẽ thực sự được nhân lên khi chúng ta ươm mầm cho nó phát triển, nó sẽ đơm hoa kết trái và đầy lùi những thói ích kỉ, thờ ơ và lạnh nhạt khỏi xã hội loài người. Đó là một chân lí tất yếu của cuộc sống.

 

Con người sinh ra ai cũng có sẵn cho mình một sự vị tha và tình thương đồng loại. Vì thế chúng ta hãy khiến nó nở hoa kết trái trong xã hội. Tích cực phê phán loại trừ cái xấu hãy để xã hội của chúng ta trở nên thực sự văn minh và tốt đẹp.

Các câu hỏi liên quan

+2 phiếu
2 câu trả lời 204 lượt xem
Câu 2: Bài TĐN số 1 “Ca ngợi Tổ quốc” được viết ở nhịp mấy?
đã hỏi 31 tháng 10, 2021 trong Mỹ thuật-Âm nhạc THCS bởi Khang1000 Tiến sĩ (29.7k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 291 lượt xem
Phân tích bài "Thơ Duyên" của Xuân Diệu để làm rõ hồn thơ "thiết tha, rạo rực, băn khoăn".
đã hỏi 12 tháng 12, 2022 trong Ngữ văn lớp 12 bởi Khách
0 phiếu
2 câu trả lời 1.6k lượt xem
Câu 1. Câu hát Lời mẹ ru thiết tha… có trong bài hát nào? A. Mái trường mến yêu C. Chúng em cần hoà bình B. Lí cây đa D. Khúc hát chim sơn ca
đã hỏi 7 tháng 11, 2021 trong Mỹ thuật-Âm nhạc THCS bởi Khang1000 Tiến sĩ (29.7k điểm)
+1 thích
1 trả lời 99 lượt xem
Nêu tầm quan trọng của lòng vị tha trong cuộc sống, những người sống vị tha thì như thế nào, ngưởi có lòng vị tha sẽ được gì trong cuộc sống ?
đã hỏi 15 tháng 1, 2022 trong Ngữ văn lớp 11 bởi PTG Tiến sĩ (22.4k điểm)
+2 phiếu
2 câu trả lời 1.3k lượt xem
Khi muốn bày tỏ lòng yêu thương, ngưỡng mộ, ca ngợi đối với một con người, sự vật hoặc hiện tượng thì em phải nêu lên được những gì?  
đã hỏi 25 tháng 4, 2017 trong Ngữ văn lớp 6 bởi Sherry Lê Học sinh (289 điểm)
–1 thích
1 trả lời 281 lượt xem
0 phiếu
2 câu trả lời 4.8k lượt xem
Làm văn về tính đoàn kết
đã hỏi 24 tháng 3, 2019 trong Ngữ văn lớp 7 bởi dthanhcoder Cử nhân (4.6k điểm)
+1 thích
1 trả lời 2.7k lượt xem
Viết một đoạn văn ngắn từ 6-8 câu nêu suy nghĩ về sức mạnh của tinh thần đoàn kết trong tập thể Giúp mình nha mai!:)) ☺☻♥♦♣♠•◘○◙♂♀♪♫☼►◄↕‼¶
đã hỏi 25 tháng 3, 2018 trong Ngữ văn lớp 6 bởi Huỳnh Hà Nhi

HOT 1 giờ qua

  1. PTG

    288 Điểm

  2. luckyyhappyy07687

    151 Điểm

  3. tnk11022006452

    85 Điểm

  4. minhquanhhqt160

    70 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...