Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
2.2k lượt xem
trong Ngữ văn lớp 7 bởi

3 Trả lời

0 phiếu
bởi Nqoc_baka ● Quản Trị Viên Phó giáo sư (34.6k điểm)

Tác phẩm lấy bối cảnh là mùa lũ về trên làng X. Giữa đêm đen nông dân cực nhọc chống chọi với mưa lũ để cứu đê: "Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X thuộc phủ X xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đê thấm lâu rồi, không khéo thì vỡ mất". Tính mạng "con dân" cả vùng đang bị đe dọa nghiêm trọng. "Kẻ thì thuổng, người thì cuốc, người đội đất, kẻ vác tre" người nào người nấy lướt thướt nhu chuột lột. Là quan huyện của dân, đáng ra, quan phải sát cánh bên dân cùng dân chống đỡ. Hay chí ít ra là phải họp bàn với các chức sắc để bàn cách đối phó. Nhưng không, khi tất cả dân đen đang hối hả lo cho khúc đê thì quan đang chễm chệ trong đình. "Cách đó chừng bốn năm trăm thước. Đình ấy cũng ở trong mặt đê, nhưng cao mà vững chãi, dẫu nước to thế nữa, cũng chẳng việc gì", trong đình "đèn thắp sáng trưng", "nha lệ lính tráng, kẻ hầu người hạ đi lại nhộn nhịp". Giữa cảnh vui vẻ, hoan lạc ấy, quan huyện trở thành trung tâm với phong thái đường bệ, kẻ cả: Quan phụ mẫu uy nghi chễm chệ ngồi". “Tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra, để cho tên người nhà quỳ ở dưới đất mà gãi. Một tên lính lệ đứng bên cầm quạt lông chốc chốc sẽ phẩy. Tên đứng khoanh tay trực hầu điếu đóm. Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, tráp đồi mồi, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng và cơ man những vật dụng quý phái sang trọng khác”. Quan như không hề hay biết đến tình trạng thảm thương của dân chúng. Sự vô trách nhiệm ấy khiến người đọc bất bình và không hiểu tại sao lại có kẻ vô tình đến vậy. Là một người thường vô tâm với cảnh ngộ bi đát của dân chúng đã không đành, huống chi, đây lại là bậc quan dân!

Bản chất vô nhân đạo, lối sống "sống chết mặc bay" của tên quan huyện đã dần lộ rõ. Mưa gió và sinh mạng hàng ngàn con người không được quan chú ý bằng một trăm hai mươi lá bài đen đỏ. Không khí trong đình vẫn tĩnh mịch y trang, chỉ đôi khi nghe tiếng quan gọi "điếu mày”, tiếng "dạ", tiếng "bốc", "Bát sách! Ăn", "Thất văn... phỗng"... Thú vui bài bạc, ma lực đỏ đen đã làm bọn quan lại đánh mất lương tri, nhân tính. "Nước sông dẫu nguy không bằng nước bài cao thấp", hình ảnh so sánh thể hiện sự táng tận hương tâm của lũ vô lại. Cuối cùng, đê vỡ. Quan đỏ mặt tía tai "đê vỡ rồi thời ông cách cổ chúng mày". Đoạn, lại bình thản quay mặt hỏi thầy đề: "Thầy bốc quan gì thế?". Ván bài "ù to". Quan sung sướng, cười hả hê, đắc chí và cũng chính lúc ấy "nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết"…

Đến đây, không còn là sự bất bình mà là nỗi căm ghét, oán hận đã trào dâng. Tên quan phụ mẫu quá là kẻ táng tận lương tâm, lòng lang dạ sói. Hắn tưởng như không còn chút tình người và tính người trong huyết quản.

Xây dựng hình ảnh nhân vật tên quan phụ mẫu, Phạm Duy Tốn muốn tố cáo lực lượng sai nha, chức sắc phong kiến với bản chất ích kỉ, tàn nhẫn đã không có chút trách nhiệm đối với cuộc sống của nhân dân. Bỏ nhân dân trong cảnh “sống chết mặc bay" điêu linh, khốn khổ. Chính điều đó đã làm nên giá trị hiện thực và nhân đạo cho bông hoa đầu mùa của truyện ngắn hiện đại Việt Nam.

0 phiếu
bởi KhanhKhanhh Cử nhân (4.7k điểm)

Qua tác phẩm Sống chết mặc bay thì dường như Phạm Duy Tốn đã khác họa thành công và rõ nét nhất thái độ vô trách nhiệm, bàn quan của tên quan phụ mẫu, xây dựng chân thật nhất một tên quan"lòng lang dạ sói". Hãy thử tưởng tượng mà xem, khi những con dân của mình đang "chân lấm tay bùn, trăm lo nghìn sợ, đem thân yếu hèn mà đối với sức mưa to nước lớn, để bảo thủ lấy tính mạng gia tài" thì quan phụ mẫu - người phải chăm lo việc này lại đang say sưa trong ván bài. Với hắn, có lẽ những ván bài đỏ đen còn quan trọng gấp vạn lần tính mạng của con dân. Ôi thôi, liệu cái ván bài đó có đáng để hi sinh hơn mấy trăm mạng ngươi chứ! Thật đúng là một tên vô lại! Mà ấy còn chưa hết, thậm chí khi "đứa con" của ngài chạy vào nói: "Bẩm...quan lớn...đê vỡ mất rồi!", hắn còn quát vào mặt, đe doạ: "....Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng, thời ông bỏ tù …..! Có biết không?..." rồi đuổi ra. Thật đúng là một kẻ vô lương tâm, độc ác! Phải nói rằng, tác phẩm Sống chết mặc bay chính là một tác phẩm lên án cái xã hội phong kiến thối nát một cách triệt để nhất.

0 phiếu
bởi botrf22501 Học sinh (299 điểm)
Bài học :

+ Sống đoàn kết với mọi người, tinh thần tương thân tương áiúc bấy giờ được mọi người dân phát huy rất mạnh mẽ

+ Không nên sống ích kỉ, chỉ nghĩ cho bản thân mình như tên quan phụ mẫu

+ Không tiêu sài hoan phí, luôn luôn quan tâm đến những người xung quanh mình

Các câu hỏi liên quan

+1 thích
0 câu trả lời 460 lượt xem
Qua truyện ngắn sống chết mặc bay, em hãy viết đoạn văn ngắn để làm rõ công dụng của Văn Chương   
đã hỏi 27 tháng 3, 2021 trong Ngữ văn lớp 7 bởi Tường
  • ngữ_văn_7
+4 phiếu
1 trả lời 214 lượt xem
Qua câu truyện ngắn "Sống chết mặc bay", của Phạm Duy Tốn không chie lên án gay gắt tên quan phụ mẫy mà còn bày tỏ lòng yêu thương trước tình cảnh " nghìn sầu muôn thảm" của nhân dân. Từ đó, em có suy nghĩ gì về ý nghĩa của tình yêu thương trong cuộc sống ? (Trình bày suy nghĩ ấy qua đoạn văn từ 6 đến 8 câu)
đã hỏi 22 tháng 6, 2020 trong Ngữ văn lớp 7 bởi NicT_NaRi ● Quản Trị Viên Thạc sĩ (5.8k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 11.5k lượt xem
Nêu cảm nghĩ của em qua văn bản Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn
đã hỏi 16 tháng 5, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi linhlinhclover Học sinh (105 điểm)
0 phiếu
1 trả lời 1.6k lượt xem
Bản chất xấu xa của bọn phong kiến, thực dân dưới chế độ cũ (những năm đầu thế kỉ XX) qua hai văn bản Sống chết mặc ... ; Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu của Nguyễn Ái Quốc.
đã hỏi 23 tháng 4, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi Titania Học sinh (387 điểm)
0 phiếu
1 trả lời 2.6k lượt xem
0 phiếu
3 câu trả lời 131 lượt xem
0 phiếu
1 trả lời 171 lượt xem
Tuy...! Khúc đê này hỏng mất. Em hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu giải thích về văn bản có trong đoạn trích trên. Mình đang cần gấp 
đã hỏi 9 tháng 6, 2020 trong Ngữ văn lớp 7 bởi Bắc 123@gmail
0 phiếu
1 trả lời 232 lượt xem
0 phiếu
1 trả lời 3.2k lượt xem
Nêu những hình ảnh tương phản và tăng cấp trong truyện ngắn " Sống Chết Mặc Bay " của Phạm Duy Tốn ? Hình ảnh của gười dân Hình ảnh của quan lại ⇒ Nhận xét : ? ⇒ Nhận xét : ?
đã hỏi 26 tháng 4, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi phanthuan21 Học sinh (105 điểm)

HOT 1 giờ qua

  1. nguyenmanh04102009212

    166 Điểm

  2. tnk11022006452

    160 Điểm

  3. hoconghung031007464

    80 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4-10: 20.000 đồng
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...