Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
+1 thích
178 lượt xem
trong Tiếng Việt tiểu học bởi yeu_anh07 Thạc sĩ (9.5k điểm)

4 Trả lời

+1 thích
bởi Nqoc_baka ● Quản Trị Viên Phó giáo sư (34.6k điểm)
được bầu chọn là câu hỏi hay nhất bởi yeu_anh07
 
Hay nhất
Đất nước ta nhiều sông ngòi, đầm hồ; có những dòng nước chảy xuyên suốt chiều dài tỉnh lỵ, và để đi lại thuận lợi trên các vùng trũng ướt khi nước ròng tới đâu, người dân đều dựng cầu đến đó. Ngoài cầu bắc ngang sông, còn có nhiều cây cầu lớn, nhỏ chạy qua nội đồng, ao trì, thủy đình tạo nên phong cảnh hữu tình.

Về các làng quê, ở đâu cũng thấy cầu do tập trung nhiều dòng nước, phần lớn là kênh mương giúp tưới tiêu đồng ruộng, lấy nước sạch phục vụ nhu cầu ăn uống - tắm giặt và làm chỗ nuôi trồng thủy sản. Có rất nhiều loại cầu và tên gọi ứng với từng đặc tính như cầu khỉ, cầu ván, cầu tre, cầu sắt, cầu đá, cầu phao cầu ao, cầu kè, cầu sông... Đơn giản nhất là cầu khỉ - cầu độc mộc làm từ một thân tre, gỗ hoặc nhiều đoạn nối dài thành dải cho vắt sang hai bờ. Phức tạp hơn là cầu ván, có thêm mặt phẳng ở giữa lót ván hoặc ống nứa đóng đinh chắc chắn và cầu phao ghép từ các thùng phuy rỗng cho nổi bồng bềnh trên sóng. Cầu kỳ nhất là cầu đá, cầu xi măng, cầu sắt được đúc hoặc ghép liền khối... Nói chung, mỗi cây cầu đều có hình vòm, cũng có khi chỗ cong chỗ thẳng tạo nên những nhịp lên xuống đẹp mắt với một nhịp chính và đa nhịp phụ; đỡ rầm là các cột trụ đóng sâu xuống lòng sông.

Phàm những nơi có nước nông như kênh ngòi nhỏ và dân cư chỉ đi bộ trong khoảng từ nhà ra ngõ, mà đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long, có nhiều ngõ xóm và miệt vườn cách nhau bởi các con rạch, để vào các chòm xóm và vườn tược, người ta thường đốn tre, dừa hoặc gỗ làm nên những cái cầu tạm - cầu khỉ bắc ngang dòng mương, khi cần sẽ di dời. Trái lại, ở nơi thường xuyên có xe cộ đi qua với trọng tải lớn, tại đó sẽ xây cầu xi măng cốt thép cố định. Tương tự cầu bê tông song chịu lực nhỏ và hầu như chỉ để trang trí là những cây cầu đá uốn mình trong các khu danh lam, thắng cảnh, khuôn viên chùa chiền hoặc thái ấp, tư điền do quan lớn - nhà giàu ngày xưa xây dựng và nay là những địa điểm tham quan nổi tiếng của địa phương. Ở ven sông, các vùng bãi bồi hay sạt lở nguy hiểm, sẽ có cầu phao là loại cầu chiến lược trong thời chiến giúp vận chuyển lương thực, đạn dược và nay để qua các vùng lũ và cũng giống cầu khỉ có thể tháo rời.

Mỗi cây cầu dù đơn giản, phức hợp, to nhỏ đều đóng vai trò quan trọng trong đời sống dân sinh. Cùng với đường làng, đây là phương tiện thiết yếu nhất của dân quê gắn bó và đồng hành cùng dân lành từ lúc sinh đến khi mất. Làm việc gì, người ta cũng phải qua cầu từ chuyện đồng áng như đi cấy cày, chở thóc lúa, chăn trâu bò đến đi chợ, đi học, đi hội, hò hẹn, ngắm cảnh, vui chơi, cưới xin, ma chay... Nếu không có cầu, việc gì cũng rất khó khăn, đi lại vòng vèo, phải cậy đò thuyền, chờ đợi lâu ngày và hay gặp tai nạn đường thủy. Khi có cầu, mọi thứ đều tiện lợi, nhanh chóng. Cây cầu còn là mốc giới và vật chỉ đường khi cần thiết của người dân, như chỉ cần qua khỏi cầu đi thêm một đoạn bao nhiêu mét hoặc mất bao nhiêu phút là sẽ tới nơi này, nơi nọ. Nó cũng là cái phao cứu hộ và dụng cụ đo mực nước giúp tiên đoán lũ lụt trên sông. Khi nước dâng đến đâu theo quy định dưới chân cầu thì tàu thuyền sẽ không được lưu thông nữa. Ở nhiều nơi, dưới gầm cầu thường ghi hàng chữ tháng... năm... này đã từng xảy ra trận lụt của thế kỷ với mực nước lên tới... mét và trận lụt gần đây nhất là... nhằm giới thiệu công tác canh thủy cùng các nguy cơ về đường sông. Hơn thế, mỗi kiến trúc cầu - đường còn là một cảnh quan xinh đẹp thu hút du lịch đến với làng quê Việt Nam. Bên những cây cầu sừng sững nằm soi mình trên dòng nước trong xanh thường có những bụi tre già, cội đa, bụi ruối quanh năm rợp mát ríu ran tiếng côn trùng - chim chóc; ở những cầu tre, tuy đã rời cội song mầm tre vẫn nảy lộc xanh tươi dọc theo thân cầu, mỗi khi có gió là lao xao, lá xòe vẫy chào. Mặt cầu thường xuyên có dòng người xe cộ qua lại, các buổi họp chợ, nói chuyện xốn xang và gầm cầu là nơi người dân câu cá, bơi lội, giặt giũ, lấy nước tưới tắm... Xa gần, trên nước thuyền bè xuôi ngược, sen, súng, bèo hoa nở ngát hương và cảnh ruộng nương, xóm ấp với nếp nhà dân mái đỏ lô xô ẩn hiện dưới những hàng cau, giàn trầu. Đứng ở đâu trên cầu cũng mát dịu và có thể ngắm muôn dặm giang san thơ mộng vô cùng.

Không chỉ là đường đi, mỗi cây cầu cũng hàm chứa nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Như một cánh cửa dẫn tới những khám phá mới hoặc tìm lại. Đến với một điều mới lạ hoặc thân thuộc. Ở nhiều làng quê, muốn vào làng phải qua cầu và khi bước qua đó người ta sẽ tới một không gian hết sức trầm mặc, cổ kính và thanh tĩnh với những nét đặc trưng của làng xóm xa xưa truyền thống như cổng ngõ, rào gai, gốc gạo, giếng nước, sân đình... Cầu còn như một sợi dây nối kết tình yêu đôi lứa, đảm bảo sự khăng khít giữa các dòng tộc - vùng miền, sự kế tục các giá trị văn hóa tinh thần lâu đời... Cầu cũng là biểu tượng của ý chí quận cường - anh hùng và vượt khó vươn lên khi trong thời chiến đã cùng người bao lần chiến đấu với giặc thủy, ngoại xâm và trong thời bình cùng người dân lao động sản xuất đem lại sự đổi mới, tươi sáng cho quê hương, ngoài ra là biểu trưng của vùng đất, vẻ đẹp thanh bình, trù phú cùng những tiến bộ khoa học kỹ thuật. Trong tiếng Việt, người ta thường nói đến “cầu” với nghĩa liên lạc, giao lưu và có cụm từ nhịp cầu hữu nghị hay đầu cầu này nối đầu cầu kia... Nói “qua cầu” để thể hiện một điều đã rồi hoặc sự giải thoát, thanh thản hay vượt khó vươn lên đến độ thành đạt. Ngược lại, “qua cầu rút ván” hàm ý về một kẻ bạc bẽo, vô nghì.

Trong kho tàng ca dao, tục ngữ cũng có nhiều câu nói chứa đựng từ “cầu” khắc họa cảnh sắc thiên nhiên hoặc miêu tả những câu chuyện thế thái - nhân tình như

Con cò đậu cọc cầu ao/ Phất phơ đôi dải yếm đào gió bay - chỉ một cảnh đẹp vùng sông nước cùng vẻ đẹp duyên dáng, yêu kiều của người thiếu nữ thôn quê.
Én bay thấp mưa ngập cầu ao/ Én bay cao mưa rào lại tạnh - chỉ kinh nghiệm về thời tiết, mùa vụ.
Ăn mày đánh đổ cầu ao/ Nhao nhao cầu ao cả xóm - chỉ sự sôi động, tấp nập.
Khen ai khéo bắc cầu kè/ Cái thia đi xuống, cái bè đi lên - chỉ sự tiện dụng, đa dạng.
Phải chi lấy được vợ vườn/ Tập đi cầu khỉ thêm đường dọc ngang - chỉ niềm mong ước có nhiều kinh nghiệm và cơ hội.
Qua cầu ngả nón trông cầu/ Cầu bao nhiêu nhịp dạ sầu bấy nhiêu - chỉ lòng yêu thương, khắc khoải.
Nhớ khi rửa bát cầu ao/ Tay cầm nắm đũa ta trao cho mình/ Nhớ khi ngồi quán đầu đình/ Ngồi huyện ngồi phủ có mình có ta - chỉ mối tâm giao thâm tình.
Yêu nhau cởi áo cho nhau/ Về nhà mẹ hỏi, qua cầu gió bay - chỉ lời nói dối khéo léo để che giấu chuyện yêu đương.
Anh có thương em thì thương cho trót/ Đừng mê nhan sắc, lỡ bỏ chung tình/ Chừng nào cầu ván hết đinh/ Mái chùa hết ngói chúng mình mới xa - chỉ lòng chung thủy, sắt son.
Muốn sang thì bắc cầu Kiều/ Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy - chỉ việc cần thiết phải đầu tư và đền đáp công ơn đối với những người đã giúp đỡ mình để mọi sự công thành danh toại.
Ví dầu cầu ván đóng đinh/ Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi/ Khó đi mẹ dắt con đi/ Con đi trường học, mẹ đi trường đời - chỉ những khó khăn trên đường đời, tình thương và sự lo lắng của các bậc cha mẹ dành cho con cái.

Với nhiều người, dù qua bao nhiêu cây cầu vẫn không quên được nhịp cầu tre, cầu dừa, cầu khỉ bắc qua xóm nghèo đã đi vào câu hát, lời ru: Quê hương là cầu tre nhỏ, mẹ về nón lá nghiêng che... Nhất là người dân vùng sông nước, miệt vườn Nam Bộ gắn bó thân thiết với cây cầu khỉ như hình với bóng. Ở miền Nam, dân gian thường qua lại trên những cây cầu khỉ thanh mảnh bằng đúng một thân tre, dừa gồm một hoặc nhiều nhịp nối liền, có hoặc không có tay vịn, bắc ngang sông, đỡ các mấu chắp là những ống tre buộc chéo làm trụ cắm xuống dòng nước. Do mặt bằng hẹp, lại trơn nên mọi người thường phải giang tay lấy thăng bằng và chạy thật nhanh qua cầu để không bị té. Dưới sức nặng của bàn chân hay cứ có gió rung là cây cầu kêu ken két, đung đưa khiến cả người đi lẫn người đứng xem đều hồi hộp. Ấy vậy mà từ trẻ con đến người già nơi đây đều đi cầu rất giỏi. Không chỉ một mà có khi cả đoàn người nối nhau trên cầu. Các cây cầu khỉ cứ xóm nối xóm, làng với làng, vườn với vườn, tồn tại lâu đời cho em thơ vui bước tới trường, cho người già đi chợ, đi lễ và người trẻ ra đồng ra vườn lao động sản xuất. Khi thấy một cái gãy, người dân lại thay cái mới. Hiện nay, do phong trào bê tông hóa đường xá, cầu tre, cầu khỉ đã dần được thay thế bằng cầu xi măng song ở nhiều nơi vẫn thích cầu tre, thứ nhất bởi nó ít tiền, dễ làm; thứ hai vì nó vun đắp tình cảm xóm làng với cảnh người này chân dò, tay dắt người kia, trìu mến nhường nhịn, bảo ban. Các khu sinh thái vẫn dùng cầu tre, dừa để bảo vệ môi trường và phục vụ du lịch cảm giác mạnh, cho du khách thử đu mình đi trên những cây cầu nhỏ cheo leo. Chỉ là cây cầu tre song trong câu hát, được ví với cả quê hương cho thấy cây cầu đã hiện hữu thân thương và quan trọng đến nhường nào. Người dân miền Nam, nhất là tây Nam Bộ, ai cũng yêu mến cầu tre và muốn gìn giữ, nâng niu những nhịp cầu.

Nói chung ở mọi miền, mỗi cây cầu đều in sâu ngọt ngào trong tiềm thức dân quê mùa nắng cũng như mùa mưa. Với phụ nữ, đó là những buổi cắt cỏ, đơm bèo, mò cua, bắt ốc hay giặt chiếu bên sông... với nam giới là những chiều thả diều, thổi sáo, đá bóng, câu cá hay ngồi nhậu lai rai cùng chúng bạn... và với cả làng là những buổi họp chợ, phơi phóng nông sản, rước kiệu, đưa dâu, ca hát, hội hè... Riêng với bọn trẻ, đây là chốn vui chơi bốn mùa với thú nhảy cầu, tắm sông, bắt chim hay hái các loại hoa cỏ dại. Không hẹn mà gặp, cứ chiều về, đứa nào cũng lên cầu, ngồi vắt vẻo hoặc đánh đu trên lan can hóng gió và bất ngờ nhảy tùm một cái vẫy vùng trong dòng nước mát. Tuy ở nhiều nơi có cả chục cây cầu song cũng có nơi chỉ một cây cầu thôi vẫn là điều mong ước của bao người. Do đời sống còn nghèo, không có tiền xây cầu, ở một số làng xóm ven sông, dân gian luôn mơ ước có một cây cầu vào mùa lũ cho mọi người đỡ khổ khi đi lại. Những người con tha hương luôn đau đáu muốn về góp sức cho quê nhà xây dựng những cây cầu kiên cố, cao xa. Khi đặt chân lên cây cầu mới, lòng đều phơi phới niềm vui. So với nhiều công trình công cộng, cầu là một công trình trải qua nhiều biến động nhất dưới tác hại của thời tiết như rạn nứt, siêu vẹo, gãy đổ và không ít những cây cầu đã bị phá hủy do tên đạn quân thù, để lại nỗi thương nhớ khôn tả. Do đó, những cây cầu có sức chống chịu tuyệt vời tuổi đời hàng trăm năm luôn là niềm tự hào của mọi cư dân. Để cây cầu vững bền, hằng năm người dân đều gia cố, tu sửa, quét sơn bóng cho cầu tre, gỗ khỏi mục và quét vôi, xì dầu cho cầu xi măng, cầu sắt khỏi bong tróc, hoen gỉ.

Yêu mến cầu, dân gian thường đặt tên đẹp cho cầu, theo ý nghĩa biểu trưng có cầu Thuận Phước, Lộc Thọ, Quang Minh, Cao Lãnh...; theo tên các quý nhân đã bỏ tiền ra xây cầu hoặc văn nghệ sĩ từng vui chơi bên cầu có cầu Bá Thước, cầu ông Hoàng, cầu Cậu Cả Thiêm... và theo các địa danh, kiến trúc gần đó có cầu xóm Mai, cầu Chùa,... Ngoài đặt tên cầu, cũng đặt tên nhiều địa danh gần cầu như sông Cầu, xóm Cầu mới, bãi Cầu Ngang... Mỗi lần đi qua cầu, lòng lại dậy niềm vui, xúc động trước cảnh sắc quê hương ngày thêm đổi mới, tươi đẹp và cuộc sống người dân ấm no, hạnh phúc
+1 thích
bởi Nqoc_baka ● Quản Trị Viên Phó giáo sư (34.6k điểm)

Nếu nói đến Nghệ An thì có sông Lam. Nếu nói đến Huế thì có sông Hương. Vậy, ở Lộc Nga quê tôi có gì? Lộc Nga, mảnh đất nhỏ tận cùng của thành phố Bảo Lộc, là một xã nghèo về tiền bạc nhưng chúng tôi có những tài nguyên thắng cảnh quý giá như cầu Đại Nga vậy. Cầu Đại Nga cũng là nơi tôi yêu nhất tại quê nhà.

Cây cầu Đại Nga được xây dựng vào đầu thế kỉ XXI với bắc ngang sông Đại Nga. Cây cầu này tương đối chắc, nó đã phải chịu mưa chịu năng cả hơn chục năm nên chắc cũng mệt nên đã có chỗ nứt nẻ rồi. Hai bên là những hàng rào cầu dài và cứng, được sơn mạ vàng trông rất đẹp.

Tôi nhớ rằng có một lần , tôi và mẹ tôi đi tản bộ ngang đó, chúng tôi đã ngắm được nước chảy cuồn cuộn, cá đạp phanh phách. Không những thế, tôi may mắn khám phá được một bí mật, trên cây cầu ấy có một ổ khóa. Theo như tôi biết, thì đó là lời cam kết tình yêu của một đôi nam nữ, họ đã làm ổ khóa tình yêu đó và hẹn thề yêu nhau, không bào giờ rời xa. Trên cây cầu này, tôi còn nhớ đến một kỉ niệm nữa, sau khi ba mất, tôi dường như suy sụp, khi đó tôi mới bốn tuổi, tôi từ nhà nội lang thang ngang qua cây cầu này. Tại cây cầu ấy, tôi từng bị một tai nạn giao thông và may rằng đã qua khỏi. Nhưng tôi tin rằng, cây cầu không có tội. Cứ vào ngày mười lăm trăng tròn hằng tháng, tôi và những người bạn trong xóm thường vui đùa trên cây cầu này những trò chơi nhỏ nhưng vui vẻ. Nhiều hôm, tôi gấp thuyền gì thả sông chỉ để ước cầu một điều gì đó.

Cây cầu này đã theo tôi lớn lên cùng năm tháng. Và khi nhắc đến quê hương mình, tôi sẽ luôn tự hào về cảnh quan này, Tôi yêu nói đây. Nếu sau này về quê, tôi sẽ tham gia vào đội công nhân sửa chữa và trang trí cây cầu này.

0 phiếu
bởi PTG Tiến sĩ (22.4k điểm)
Khi tới Phú Thọ, chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua các địa điểm du lịch lịch sử cội nguồn như Đền Hùng, Đền Mẫu Âu Cơ, Đền Lạc Long Quân… cùng những lễ hội lâu đời, phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ với những hang động kì bí, thác nước thơ mộng.
Ấy vậy mà mới đây, Phú Thọ đã khiến giới trẻ của mọi miền Tổ quốc phải trầm trồ trước một địa điểm check-in độc, lạ nhưng cũng không kém phần ý nghĩa. Ngay lập tức, địa điểm này gây sốt và khiến nhiều người tag ngay bạn bè thân để cuối tuần đến tham quan…
Địa điểm được team Phú Thọ truyền tay nhau là cây cầu đi bộ ở công viên Văn Lang – biểu tượng mới của thành phố Việt Trì. Với ánh sáng lung linh huyền ảo, điểm nhấn là tòa tháp mọc sừng sững, đây chắc chắn sẽ là nơi check-in ‘xịn xò’ ở vùng đất Đất Tổ Vua Hùng trong thời gian sắp tới.
Những ai từng đến đây chụp ảnh cho biết thêm, không chỉ vào ban ngày mà lúc xế chiều, buổi tối, cây cầu này càng trở nên lung linh và huyền ảo. Chỉ cần đứng ở bất kỳ chỗ nào, tạo dáng đơn giản, bạn sẽ có những bức ảnh ‘sống ảo’ để đăng lên khoe với bạn bè.
Công viên Văn Lang, trên đường Nguyễn Tất Thành đã được cải tạo lại và xây dựng một con đường dọc sông vô cùng nên thơ lãng mạn. Mọi người có thể đi dạo, ngắm cảnh sông hồ, núi non tuyệt đẹp, vừa kết hợp chụp ảnh thì còn gì tuyệt vời hơn.
Được biết, công trình này phải đến cuối tháng 10 mới hoàn thiện, nhưng đã có rất nhiều bạn trẻ đã đến để check-in.
0 phiếu
bởi Babyshort Tiến sĩ (10.1k điểm)
A. Mở bài:

Giới thiệu về Đà Nẵng và vẻ đẹp của cầu Rồng.

B. Thân bài

- Vị trí địa lí của cầu: tọa lạc ở điểm giao giữa đường Lê Đình Dương và đường Bạch Đằng, bắc qua sông Hàn. 

- Nhìn từ xa: cầu lớn, hiên ngang bắc qua dòng sông, con Rồng hiên ngang tô đậm nét đẹp cho cảnh sắc nơi đây.

- Đến gần: công trình tỉ mỉ, cẩn thận với chi tiết cầu kì.  

- Vào ban đêm: cầu đẹp lung linh với ánh đèn điện sáng chói vô cùng và gợi lên cái đẹp của thiên nhiên, cái đẹp nhân tạo đi vào lòng người.

C. Kết bài:

- Cảm nghĩ về cây cầu 

Bài làm

Đà Nẵng là thành phố trẻ năng động của VIệt Nam. Có thể nói, nơi đây gắn với nhiều khung cảnh đẹp. Dù là khung cảnh tự nhiên hay nhân tạo thì tất cả đều đi vào lòng người. Trong đó, tôi ấn tượng hơn cả với cầu Rồng.

Cầu Rồng được biết đến với địa trí đặc biệt. Nó tọa lạc ở điểm giao giữa đường Lê Đình Dương và đường Bạch Đằng, bắc qua sông Hàn. Cây cầu ấy đã và đang trở thành một nét đẹp tỏa sáng của Đà Nẵng.

Nhìn từ xa, ta sẽ vô cùng choáng ngợp với vẻ đẹp của cây cầu. Nó dài và khá rộng bắc ngang qua dòng sông. Cái rợn ngợp, cái hùng vĩ của nó đi vào lòng người. Nhưng có lẽ tô điêm hơn cả cho nét đẹp của cây cầu chính là con Rồng uốn lượn. Tư thế uy nghi, cái đẹp đầy oai dũng khiến ta không khỏi trầm trồ.

Đến gần cầu, bạn sẽ được chiêm nghiệm và biết tới từng chi tiết tỉ mỉ của cây cầu. Từng hàng rào ngăn, từng hoa vong cẩn trọng. Mọi thứ đều được sắp xếp trong sự đối xứng và tạo nên cái hài hòa, cân đối. 

Quan sát cầu ở các thời điểm khác nhau trong ngày, ta càng cảm nhận được nét đẹp toàn diện của nó. Đó là nét sáng bừng của sức sống trong sớm mai, là sự tĩnh lặng trong chiều hoàng hôn buông nhưng là nét rực rỡ vô cùng vô tận khi đêm buông. Ánh đèn rực rỡ làm con Rồng như đang bay lên với muôn ngàn lửa điện và hơn cả là sức sống sôi nổi, rộn ràng trong đêm. Xe cộ đi qua cầu tấp nập, muôn ngàn con người cùng làm sống dậy khí thế Đà Nẵng hào hùng, vui tươi trogn đêm. 

Ta yêu vô cùng vẻ đẹp của quê hương. Trên dòng chảy muôn vàn bản sắc Việt, cây cầu Rồng với nét đẹp của riêng nó đã và đang tô điểm cho sắc hương VIệt Nam. 

Các câu hỏi liên quan

+1 thích
4 câu trả lời 112 lượt xem
+1 thích
3 câu trả lời 125 lượt xem
+1 thích
3 câu trả lời 104 lượt xem
+1 thích
5 câu trả lời 134 lượt xem
+1 thích
5 câu trả lời 156 lượt xem
+1 thích
3 câu trả lời 99 lượt xem
đã hỏi 26 tháng 5, 2020 trong Tiếng Việt tiểu học bởi yeu_anh07 Thạc sĩ (9.5k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 112 lượt xem
+1 thích
6 câu trả lời 153 lượt xem
+1 thích
7 câu trả lời 168 lượt xem

HOT 1 giờ qua

  1. nguyenmanh04102009212

    166 Điểm

  2. tnk11022006452

    120 Điểm

  3. hoconghung031007464

    80 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4-10: 20.000 đồng
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...