Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
+1 thích
73 lượt xem
trong Ngữ văn lớp 8 bởi _NoProblems_ Cử nhân (2.1k điểm)

Hãy thể hiện quan điểm của mình trước cuộc vận động: "Nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục".


2 Trả lời

+1 thích
bởi minhtiendailqa4a3324 Thạc sĩ (5.5k điểm)
được bầu chọn là câu hỏi hay nhất bởi _NoProblems_
 
Hay nhất
Trong cuộc sống đang bộn bề, biến chuyển hằng ngày như hiện nay thì xã hôi, đất nước đang cần đến một lực lượng thanh niên học sinh giỏi giang, tài đức. Ngay từ bây giờ, học sinh được xem là những mầm non tương lai, là người kế thừa công cuộc phát triển đất nước đang ra sức học tập, rèn luyện hết sức mình. Nhưng trái lại bên cạnh đó, lại có một số học sinh đang học không đúng với khả năng của mình, và điều này đã tạo điều kiện cho một "căn bệnh" xâm nhập vào học đường hoành hoành, gây xôn xao ngành giáo dục nói riêng và xã hội nói chung. Đó chính là bệnh thành tích trong giáo dục cùng với những tiêu cực trong thi cử.

Thành tích là kết quả có thể đánh giá được của nỗ lực con người. Kết quả đó không chỉ là một lợi ích vật chất hay tinh thần cá nhân, tuy rằng phần lớn yếu tố tạo nên động lực khiến con người phải nỗ lực nhiều hơn, tốt hơn để đạt thành tích chính là lợi ích cho mình. Nhưng con người vẫn có thể làm hết sức mình vì lợi ích chung, lợi ích của xã hội, của đất nước.

Theo định nghĩa đó, nỗ lực đạt thành tích của một cá nhân hay một tập thề là một phẩm chất đạo đức tốt, đáng biểu dương và nhân rộng. Hãy tưởng tượng một xã hội mà trong đó mọi thành viên đều nỗ lực để đạt những thành tích cao hơn trong các lĩnh vực hoạt động: thể thao, văn hóa, nghệ thuật, giáo dục, sản xuất, thương mại, công nghệ... vì lợi ích cho mình và cho cả cộng đồng. Xã hội đó chắc chắn tiến bộ, nền kinh tế nước đó chắc chắn phát triển, đời sống nhân dân nước đó chắc chắn giàu có, quốc gia đó chắc chắn cường thịnh. Nhưng đến một lúc nào đó, khi chính những nỗ lực đạt thành tích, một phẩm chất tốt và cần thiết của mỗi thành viên trong xã hội lại trở thành một căn bệnh, mà ngày nay chúng ta gọi nó là bệnh thành tích.

Điều lo ngại chung hiện nay là căn bệnh thành tích đang lan tràn trong ngành giáo dục của nước ta, không phải chỉ lây nhiễm cho một bộ phận những người công tác trong ngành mà còn cho nhiều gia đình trong xã hội. Với bệnh thành tích, các phương pháp đánh giá, kiếm tra kết quả học tập trở nên dày đặc, nặng nề, phức tạp nhưng lại mang tính chất rập khuôn, không có chỗ dành cho sự sáng tạo của học sinh, sinh viên. Xét từ phía ngành giáo dục, thành tích giáo dục là thước đo sự thành công trong nghề nghiệp của giáo viên nói riêng, của nhà trường và địa phương nói chung. Đáng tiếc thay, trong thời gian qua, chính ngành giáo dục lại "thiết kế" ra thước đo trên bằng các chỉ tiêu giáo dục khô cứng. "Bệnh thành tích giáo dục" chính là việc nhà trường và địa phương cố gắng đạt được các chỉ tiêu giáo dục bằng mọi giá. Chúng ta đều nhận thức rõ ràng rằng một xã hội muốn phát triển tiến bộ phải có nhiều nhân tài, mà nhân tài phải là người có chân tài thực học, được tiếp thu những kiến thức và các phẩm chất đạo đức tinh hoa của nhân loại và của dân tộc thông qua hệ thống giáo dục của cộng đồng. Giáo dục chính là điểm xuất phát, là nơi sản sinh ra nguồn năng lực cho sự cường thịnh của một nước, một cộng đồng dân tộc. Một nền giáo dục tốt và trung thực sẽ tạo nên những con người đạt những thành tích tốt và trung thực. Những thành tích tốt và trung thực sẽ tạo nên những bước tiến mạnh mẽ cho cộng đồng dân tộc trên con đường phát triển.

Cuộc vận động "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục'' ngay từ khi mới phát động đã được xã hội quan tâm, nhân dân đồng tình hưởng ứng. Bởi ai cũng biết rằng, nếu cứ để ''nạn tiêu cực trong thi cử'' hoành hành và ''bệnh thành tích trong giáo dục'' trở thành một căn bệnh ''mãn tính" thì sẽ dẫn đến lãng phí thời gian, sức lực, tuổi đời của học sinh; lãng phí tiền bạc, công sức chăm sóc con cái của phụ huynh; của thầy cô và lãng phí của cải xã hội. Điều đó sẽ là hệ quả tất yếu của những suy thoái đạo đức trong học sinh; đạo đức trong quan hệ thầy, trò và sẽ góp phần làm suy thoái những mối quan hệ xã hội khác. Cuộc vận động này là cuộc đấu tranh gay go, quyết liệt. Điều đáng mừng là nhân dân, xã hội đều quyết liệt tham gia chống lại những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, sẵn sàng lên tiếng phê phán những cá nhân hoặc tổ chức có thái độ không hưởng ứng. Sự khởi đầu tốt đẹp báo hiệu sự thành công của một cuộc vận động mang tính nhân văn sâu sắc.

Trên tiến trình đổi mới giáo dục, bệnh thành tích phải được xóa bỏ. Đó không phải là một việc quá khó, nhưng chắc chắn cũng không dễ dàng. Điều trước nhất là phải thay đổi từ những sai phạm của ngành giáo dục, phải kiên quyết thực hiện cuộc vận động đã đề ra, vì đó sẽ làm gương để thế hệ trẻ ngày nay tin tưởng và noi theo. Học sinh chúng ta, ngay từ bây giờ phải hết mình phấn đấu học tập bằng chính bản thân, tuyệt đối nói không với tiêu cực trong thi cử đồng thời giúp sức với nhà trường khuyên bảo va ngăn chặn các hành vi tiêu cực ấy.

Đất nước chúng ta đang tiến bước trên con đường đổi mới, mở cửa, hội nhập và tranh đua với thế giới đề giành lấy một vi trí xứng đáng trên hành tinh này. Cuộc đấu tranh kinh tế sắp đến rất quyết liệt và mang tính chất thắng bại sinh tử không khác gì trên thao trường hay trên võ đài. Ở đó, một võ sĩ chỉ chỉ có thể chiến thắng đối chủ bằng tài năng thực sự của chính mình, không phải vì bất kì văn bằng chứng nhận đẳng cấp cao hơn nào. Đất nước chúng ta sau này có cường thịnh hay không tùy thuộc vào việc nền giáo dục của chúng ta có đổi mới để có thể sản sinh ra những chân tài thực học hay không. Vì vậy, chúng ta hãy cùng chung tay góp sức để đẩy lùi những tiêu cực và bệnh thành tích ấy, để đưa nước Việt Nam ta ngày càng phát triển vững mạnh.
0 phiếu
bởi Sarah_Zin_cutee Thạc sĩ (5.5k điểm)

Thế hệ học sinh chính là những chủ nhân tương lai của đất nước sau này. Vận mệnh dân tộc gửi gắm cả vào hành trình tri thức của các em. Thế nhưng thay vì việc đào tạo ra những người con ưu tú xuất sắc thì việc tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục lại diễn ra rất nhiều. Nó trở thành nỗi lo của tất cả toàn xã hội. Và cuộc vận động “nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” đã và đang nhận được sự ủng hộ của rất nhiều người.

Cá nhân mỗi con người sinh ra ai cũng thích được khen ngợi và ca tụng. Điều đó hoàn toàn dễ hiểu thế nhưng việc chạy theo “thành tích” để rồi bóp méo sự khen thưởng lại khiến mọi thứ trở nên xấu xí đi. Hiện nay, “bệnh thành tích trong giáo dục” và “tiêu cực trong thi cử” đang diễn ra hàng ngày hàng giờ và trở thành một tâm điểm khiến cả xã hội quan tâm.

“Tiêu cực trong thi cử” là việc học sinh cố tình gian lận trong các kì thi bằng cách mang phao vào chép, quay cóp hay giám thị cố tình tạo điều kiện để hành vi gian lận xảy ra. “Bệnh thành tích trong giáo dục” chính là những kết quả vô cùng đẹp mắt mà thầy cô, nhà trường mang đến cho học sinh song nó hoàn toàn không dựa trên thực tế học lực của các em. Cả hai điều này chính là một hành động thể hiện sự suy đồi về đạo đức.

Hiện nay vấn đề này lại càng trở nên cấp thiết nó không còn là trách nhiệm của giáo dục nữa mà mở rộng ra là trách nhiệm của toàn xã hội. Bởi nếu không được loại bỏ ngay thì nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai sau này của các em và của đất nước. Việc gian lận đầu tiên nó khiến các em trở nên thụ động vào sách vở, lâu dần sẽ hình thành tâm lí ỉ lại mặc kệ mọi thứ. Có thể ở giai đoạn đầu bạn thấy đó là sự vi phạm đạo đức thôi nhưng nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai sau này của các em. Mỗi học sinh sau khi ra trường điều họ cần không phải chỉ thuần thúy là tấm bằng tốt nghiệp THPT hay cử nhân đại học. Lúc này xã hội sẽ thực sự chỉ cần đến những người làm được việc, có cống hiến cho hoạt động thực tế mà thôi.

Có một thực tế mà ai cũng hiểu đó chính là kiến thức sách vở rất cần song nó hoàn toàn không đủ để bạn có thể xây dựng cuộc sống. Con người phải được va chạm, phải có hiểu biết mới có thể ứng dụng kiến thức sách vở vào thực tế được. Và nếu như bạn chỉ chăm chăm vào cái bằng đẹp bằng những điểm số cao thì mãi mãi bạn sẽ không thể chắt chiu đủ hành trang để bước vào cuộc sống này.

Thực tế công cuộc vận động “nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” đã được diễn ra rất lâu. Bên cạnh những thành tích đạt được thì nó cũng còn một số tồn tại đáng lên án. Đó là việc các thầy cô, các nhà trường, hay các em học sinh còn coi nhẹ sự nguy hại của bệnh thành tích. Vẫn còn chạy theo những điểm số cao những tấm bằng đẹp, học sinh ỉ lại không chịu nỗ lực…Với những trường hợp giáo viên dám đứng lên tố cáo tiêu cực thì bị hắt hủi và vùi dập. Đây quả thực là những việc hết sức nhức nhối và để tồn tại lâu dài sẽ gây nên những hậu quả khôn lường.

Công cuộc vận động “nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” cần phải có sự chung tay của toàn xã hội. Thay đổi ý thức và hành vi của các em học sinh, các bậc phụ huynh và các tổ chức. Bởi chỉ có thế cuộc vận động mới đi sâu sát và đạt được kết quả cao.

Với bản thân nhà trường cần tạo cho các em một môi trường học tập công bằng, minh bạch. Ở đó các em được thỏa sức thể hiện bản thân mình không có việc ép chỉ tiêu thành tích xuống các lớp. Khi không có áp lực thì các thầy cố sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều trong việc dạy dỗ các con.

Đối với các bậc phụ huynh cần thay đổi tư duy áp đặt điểm số lên con cái. Bởi điểm số không phản ánh quá nhiều kết quả học tập của  các con. Thậm chí nó còn gây áp lực biến những đứa trẻ vốn dĩ thật thà, ngay thẳng trở nên gian dối và thụ động.

Tuy nhiên điều quan trọng nhất có lẽ đến từ các em học sinh. Các em phải tự ý thức được vai trò cũng như trách nhiệm của mình đối với cuộc đời. Việc gian lận không chỉ tạo thành thói quen vi phạm đạo đức mà còn biến các em trở thành những gánh nặng lâu dài cho xã hội.

“Nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” là một trong những việc làm vô cùng ý nghĩa mà chúng ta cần phải nỗ lực thực hiện. Bởi khi làm tốt nó thì chúng ta mới có quyền hi vọng vào tương lai đất nước trở nên phồn vinh và tốt đẹp được.

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
2 câu trả lời 88 lượt xem
Đề bài: Viết đoạn văn nghị luận (10 đến 12 câu) nói về lòng say mê văn học của em!
đã hỏi 5 tháng 8, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi Vy Xù
  • giúp-mk-với-mk-đang-cần
  • gấp
0 phiếu
2 câu trả lời 169 lượt xem
Hãy viết một bài văn nghị luận về việc hút thuốc lá . Giúp mik với nhé !
đã hỏi 30 tháng 12, 2016 trong Ngữ văn lớp 7 bởi ღƸ̴⊰ ๖ۣۜTooru ⊱Ʒღ Thạc sĩ (7.2k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 268 lượt xem
0 phiếu
2 câu trả lời 940 lượt xem
0 phiếu
3 câu trả lời 439 lượt xem
+1 thích
0 câu trả lời 65 lượt xem
Cho đoạn văn sau: "Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế ... trình bày ngắn gọn bằng một đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi).
đã hỏi 27 tháng 2, 2021 trong Ngữ văn lớp 8 bởi chidieplinh9510 Học sinh (29 điểm)
+2 phiếu
1 trả lời 158 lượt xem
+1 thích
2 câu trả lời 1.0k lượt xem
Viết một đoạn văn nghị luận nói về việc giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc
đã hỏi 5 tháng 7, 2020 trong Ngữ văn lớp 8 bởi Jin Học sinh (388 điểm)

HOT 1 giờ qua

  1. luckyyhappyy07687

    310 Điểm

  2. PTG

    294 Điểm

  3. tnk11022006452

    169 Điểm

  4. minhquanhhqt160

    128 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...