Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
+1 thích
trong Ngữ văn lớp 8 bởi NaTa Học sinh (58 điểm)
bởi Khách Thần đồng (548 điểm)
tick cho mình nha bạn .

2 Trả lời

0 phiếu
bởi NicT_NaRi ● Quản Trị Viên Thạc sĩ (5.8k điểm)
được bầu chọn là câu hỏi hay nhất bởi NaTa
 
Hay nhất
+100
                          Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam ngoài các câu chuyện cổ tích, truyền thuyết đặc sắc, những câu ca dao xưa thấm đẫm tình cảm cha ông thì tục ngữ, thành ngữ cũng là một trong những mảng phong phú và đa dạng. Phản ánh những tư tưởng, quan niệm, những kinh nghiệm đúc kết của người xưa truyền dạy lại cho con cháu ngàn đời. Trong đó "Có công mài sắt có ngày nên kim" là một trong những câu tục ngữ được sử dụng phổ biến, đặc biệt thường được người lớn dùng để khuyên dạy con cháu, cần sống giàu ý chí trong quá trình học tập và trưởng thành.

                 "Có công mài sắt có ngày nên kim" có ý nghĩa như thế nào? Một thanh sắt cứng cáp, rắn chắt, thô sơ được mài thành một cây kim bé xíu vô cùng hữu ích. "Có công mài" là sự nỗ lực phấn đấu. "Sắt" chỉ công việc khó khăn gian khổ. "Nên kim" là thành công, kết quả tốt đẹp. Nói tóm lại câu tục ngữ là một lời khuyên chân thành, đề cao tinh thần ý chí, giàu nghị lực ý chí phi thường thì việc khó mất cũng vượt qua.
       Tại sao ta cần có ý chí? Vì sự quyết tâm, vững vàng trong ý chí sẽ giúp con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách và đạt được rất nhiều thành quả tốt đẹp. Trong cuộc sống, ý chí kiên trì cùng sự quyết tâm cao độ luôn là những yếu tố cần và đủ để đưa con người đặt chân đến với thành công. Bởi khi có ý chí, nghị lực và bản lĩnh vững vàng, con người sẽ có thêm động lực và sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Thật vậy, ý chí và nghị lực luôn cần thiết trong mọi thời điểm bởi lẽ cuộc sống không phải lúc nào cũng đầy màu hồng và bằng phẳng. Trên con đường theo đuổi những mục tiêu và khát vọng, ta luôn gặp phải những đoạn đường gồ ghề, bất trắc, khó khăn mà nếu không có ý chí sẽ không thể vượt qua. Ngược lại, nếu nuôi dưỡng ý chí, kiên trì với mục tiêu, thấy khó khăn không nản, thấy thất bại không lùi mà vẫn cần mẫn bước tiếp thì chắc chắn một ngày thành quả sẽ đến.
       Làm gì để rèn ý chí? Bản thân mỗi người phải có sự tự giác, tự thân vận động sự nỗ lực, ý chí cầu tiến. Tự rèn luyện cách thích ứng với mọi tình huống bất ngờ xảy đến, phải có sự kiên trì, quyết tâm, thấy việc nặng nhọc trước mắt không đùn đẩy, không chùn bước, không nản chí, luôn có suy nghĩ sẽ làm được tất cả mọi thứ. Ta sống hôm nay lo cho tương lai mai sau, sống một cách có ý nghĩa, vượt qua mọi trở ngại trước mắt để chạm đến thành công. Thử nghĩ trong xã hội có hàng triệu những người sống giàu ý chí như thế thì xã hội làm sao mà chẳng phát triển ngày một đi lên ? Quả ngọt của ý chí lúc nào cũng đáng được trân trọng và nâng niu. Quả ngọt của chí nuôi dưỡng lúc nào cx mát lành, đáng ngưỡng mộ. Trong thực tế, ta bắt gặp không ít người có được thành công nhờ vào sự bền lòng vào ý chí. Đó là thầy Nguyễn Ngọc Kí dẫu đôi tay không được lành lặn vẫn giữ ý chí của mình, nuôi quyết tâm cố gắng rèn luyện và đã trở thành một nhà giáo ưu tú, truyền càm hứng sống cho bao thế hệ hôm nay.
       Ý chí có ý nghĩa như vậy, nhưng trong cuộc sống, ta vẫn thấy nhiều người lại thiếu mất đi yếu tố cần thiết này. Một vài người trẻ dễ nản chí khi lỡ gặp chuyện không hay, dễ bỏ cuộc khi mới bước được bước đầu tiên trong cuộc hành trình dài của mình. Một vài người khác lại bi quan, cứ ngập chìm trong than vãn, mệt mỏi mà chẳng thể thoát ra, họ sống dựa vào người khác, phụ thuộc vào người khác. Họ là những người sợ khó, sợ khổ, nên chẳng thể tìm thấy chính mình, khẳng định vị trí của mình trong xã hội. Giải một bài toán khó mới hai lần đã bỏ cuộc, viết một bài văn hay mới mở bài đã chán nản. Những kẻ như thế thật đáng phê phán.
      Cần có ý chí để thành công, cần nuôi dưỡng ý chí để vươn tới những điều tốt đẹp cho mình, cho gia đình và xã hội. Ý chí không phải sẵn có mà phải luyện tập, phải vấp ngã, phải trải qua, phải hành động thì mới có được. Nên ngay từ bây giờ hãy cố gắng nhìn lại mình, xem xét những ưu điểm để phát huy, khắc phục những khuyết điểm để hoàn thiện, kiên trì mỗi ngày, quyết tâm trong mọi khoảnh khắc, có như vậy thì mới thành công.

                  Nói tóm lại "Có công mài sắt có ngày nên kim" là một phẩm chất vô vùng to lớn của dân tộc ta. Chúng ta cần phải rèn luyện và phát huy, ý chí phi thường để trở thành con người mà bản thân chúng ta từng mơ ước.
bởi NaTa Học sinh (58 điểm)
Bài của bạn rất đầy đủ với dàn ý nghị luận xã hội. Tốt đó
0 phiếu
bởi Khách Thần đồng (548 điểm)

Tục ngữ ca dao là kho tàng kinh nghiệm quý báu của nền văn học Việt Nam. Ông cha ta từ xa xưa đã khuyên dạy chúng ta rất nhiều điều qua những câu tục ngữ đó. Câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” là lời khuyên đúng đắn về sự kiên trì nhẫn nại được cha ông ta gửi gắm tới thế hệ sau.

Trước hết ta cần hiểu “sắt” là vật liệu cứng, khó mài mòn. Còn “kim” là vật dụng nhỏ, làm bằng sắt, thường dùng để may vá. Để có thể “mài sắt” thành “kim” là một công việc vô cùng khó khăn, thậm chí khó có thể làm được. Do đó, câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” có ý nghĩa nếu như chúng ta kiên trì, cần mẫn mài sắt thì sẽ có thể tạo thành kim. Từ đó khuyên chúng ta phải kiên trì, nhẫn nại khi làm việc thì nhất định sẽ đạt được thành công.

Ngay từ xa xưa, sự kiên trì nhẫn lại luôn là truyền thống tốt đẹp mà nhân dân ta quý trọng, hướng tới. Trong cuộc sống, có rất nhiều tấm gương gặp khó khăn nhưng vẫn kiên trì nhẫn nại và đã đạt được thành công. Tiêu biểu là tấm gương thầy Nguyễn Ngọc Ký- một nhà giáo ưu tú được rất nhiều người quý mến, kính trọng. Khi còn nhỏ, thầy đã bị liệt cả hai tay sau một trận sốt cao. Thế nhưng thầy vẫn mong muốn có thể đi học như bao bạn bè cùng trang lứa. Bởi vậy, thầy đã cần mẫn luyện viết bằng chân. Đó là một việc vô cùng khó khăn, rất nhiều lần thầy bị chuột rút đau đớn, bao lần muốn bỏ cuộc. Nhưng với tinh thần kiên trì nhẫn nại, ý chí quyết tâm đã giúp thầy tiếp tục chăm chỉ học tập, thầy đã thi đỗ Đại học, trở thành một giáo viên xuất sắc dìu dắt bao thế hệ học sinh.

Tại sao chúng ta phải có lòng kiên trì nhẫn nại? Bởi vì thành công được tạo nên từ muôn vàn khó khăn. Đó là quá trình gian khó cần đánh đổi từ mồ hôi, nước mắt, là sự cố gắng không ngừng nghỉ. Để đến với thành công, chắc chắn ai cũng phải trải qua những thất bại. Chính vì thế, chúng ta cần sự kiên trì nhẫn nại để có thể vượt qua những vấp ngã đó. Ví dụ như nhà bác học Thomas Edison để sáng tạo ra dây tóc bóng đèn cũng đã phải trải qua hơn 1000 thí nghiệm thất bại. Từ đó, ta có thể thấy được ý nghĩa to lớn của tinh thần kiên trì nhẫn nại. Giống như Bác Hồ cũng từng nói:

Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên.

Kiên trì nhẫn nại là một đức tính tốt đẹp của con người, đặc biệt là đối với các bạn trẻ, tinh thần kiên trì nhẫn nại càng cần thiết hơn. Nó giúp chúng ta có trách nhiệm hơn đối với mỗi việc đang làm, giúp chúng ta có thêm ý chí nghị lực để hoàn thành công việc của mình. Ví như đứng trước một bài toán khó, một bài văn chưa biết hướng làm, sự nhẫn nại sẽ giúp chúng ta có quyết tâm tìm hiểu cách làm nó và giúp chúng ta cải thiện trình độ học tập của mình. Đó sẽ là tiền đề tốt đẹp cho thành công sau này. Người có tinh thần nhẫn nại chắc chắn sẽ có thể gây được thiện cảm cho những người xung quanh, được mọi người kính trọng, quý mến.

Câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” là lời khuyên sâu sắc, đúng đắn về tinh thần kiên trì nhẫn nại trong cuộc sống. Từ đó chúng ta phải rèn luyện cho mình sự kiên trì, nhẫn nại khi làm bất cứ công việc nào. Chỉ có như vậy chúng ta mới có thể vượt qua những rào cản và đạt được thành công trong cuộc sống.

Các câu hỏi liên quan

+1 thích
3 câu trả lời
LÀM RÕ RÀNG GIÚP MÌNH RỒI MÌNH TÍCH CHO ĐẦY ĐỦ NÊU RÕ CHÚT NHÉ
đã hỏi 23 tháng 3, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi totonai123 Học sinh (202 điểm)
  • ngữ-văn-7
+1 thích
3 câu trả lời
viết bài văn chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ "có công mài sắt có ngày nên kim"
đã hỏi 27 tháng 6, 2020 trong Ngữ văn lớp 7 bởi W-W Học sinh (11 điểm)
0 phiếu
1 trả lời
0 phiếu
5 câu trả lời
hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ "Có công mài sắt có ngày nên kim"
đã hỏi 3 tháng 3, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi help me
0 phiếu
4 câu trả lời
giải thích câu tục ngữ có công mài sắt có ngày nên kim 
đã hỏi 27 tháng 10, 2016 trong GD Công dân lớp 6 bởi Huyencute Học sinh (138 điểm)
0 phiếu
4 câu trả lời
Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ "Có công mài sắt, có ngày nên kim"?
đã hỏi 3 tháng 3, 2016 trong Ngữ văn lớp 7 bởi Khách
+2 phiếu
1 trả lời
Tập làm văn : "Có công mài sắt, có  ngày nên kim" là nét đẹp truyền thống ngàn đời của dân tộc ta. Hãy kể lại 1 tấm gương về nét đẹp đó mà em từng chứng kiến hoặc nghe kể, đọc báo,.....
đã hỏi 11 tháng 12, 2020 trong Ngữ văn lớp 8 bởi NicT_NaRi ● Quản Trị Viên Thạc sĩ (5.8k điểm)
+2 phiếu
1 trả lời
  1. monmon70023220

    631 Điểm

  2. Darling_274

    160 Điểm

  3. minhquanhhqt160

    113 Điểm

  4. tngnhatganh117

    94 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...