Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
220 lượt xem
trong Ngữ văn lớp 7 bởi Nood Thần đồng (1.5k điểm)

1 Câu trả lời

0 phiếu
bởi botrf22501 Học sinh (299 điểm)

○ “mưa không qua ngọ, gió không qua mùi (Giờ ngọ và giờ mùi là vào buổi trưa) Đây là kinh nghiệm của nhân dân trong các trận bão, nhưng không hoàn toàn đúng”.

Thứ nhất: giờ Ngọ là từ 11 giờ đến 13 giờ, đúng là “vào buổi trưa”; tuy nhiên, giờ Mùi từ 13 giờ đến 15 giờ, đã sang nửa chiều, sao còn còn gọi là “buổi trưa”? Thứ hai: đây không phải kinh nghiệm về “các trận bão”, mà là nhận định về quy luật mưa gió thông thường trong một ngày. Vế một: nếu cơn mưa bắt đầu từ buổi sáng thì thường không kéo dài quá trưa (Dị bản: “Mưa không qua Ngọ, gió chẳng qua Mùi”. Tục ngữ gần nghĩa: Sáng ướt áo, trưa ráo thóc; Sáng mưa, trưa tạnh; Sáng mưa, trưa nắng; Mưa sáng mai, mài rựa đi rú. Câu nói quen thuộc trên các bản tin dự báo thời tiết “trưa chiều giảm mây trời nắng” chính là phản ánh quy luật của những cơn mưa sáng). Tục ngữ Tày: “Mưa sớm thì ở nhà giặt chăn” [Phân dạu giú rườn rắc và]; “Mưa buổi sớm thì thóc đổ ra phơi ở dàn.” [Phân dạu khẩu thác dàn], đều có nghĩa: mưa buổi sáng thì trưa sang chiều sẽ tạnh nắng, nên vẫn còn thời gian phơi chăn, phơi thóc. Tục ngữ Việt gốc Hán: “Vũ bất quá Ngọ – 雨不過午 – Mưa thường không kéo dài quá giờ Ngọ”.

Vế hai: gió không qua Mùi”, thì “gió” đây không phải “các trận bão (bão tan phụ thuộc vào tốc độ di chuyển và thời điểm “đổ bộ” vào đất liền chứ không căn cứ vào giờ nào, sáng hay chiều), mà là gió mùa đông bắc: sáng sớm gió thổi mạnh hun hút qua buổi trưa, nhưng đến nửa chiều thì sẽ lặng (Có câu Bấc lặng hôm, nồm lặng mai; Quy luật của gió mùa: Gió đông nồm chiều hôm thổi lại” – Đại Nam Quấc âm). Như vậy, “gió” và “mưa” trong câu tục ngữ hoàn toàn không phải “kinh nghiệm dự đoán thời tiết trong các trận bão như GS Nguyễn Lân giảng.

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
1 trả lời 439 lượt xem
+1 thích
11 câu trả lời 553 lượt xem
+3 phiếu
1 trả lời 3.9k lượt xem
0 phiếu
1 trả lời 370 lượt xem
đã hỏi 2 tháng 2, 2022 trong Ngữ văn lớp 7 bởi Nood Thần đồng (1.5k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 305 lượt xem
đã hỏi 3 tháng 2, 2022 trong Ngữ văn lớp 7 bởi Nood Thần đồng (1.5k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 182 lượt xem
Giải thích câu tục ngữ Lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
đã hỏi 7 tháng 4, 2021 trong Ngữ văn lớp 7 bởi tngnhatganh117 Cử nhân (3.4k điểm)
+2 phiếu
4 câu trả lời 236 lượt xem
+4 phiếu
5 câu trả lời 7.6k lượt xem
giải thích câu tục ngữ lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
đã hỏi 18 tháng 5, 2018 trong Ngữ văn lớp 7 bởi Dĩnh Bảo Thần đồng (1.2k điểm)
  • -giai-thich
  • ngữ_văn_7
+1 thích
1 trả lời 218 lượt xem
+1 thích
2 câu trả lời 11.0k lượt xem

HOT 1 giờ qua

  1. luckyyhappyy07687

    310 Điểm

  2. PTG

    294 Điểm

  3. tnk11022006452

    169 Điểm

  4. minhquanhhqt160

    128 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...