Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
245 lượt xem
trong Ngữ văn lớp 9 bởi Silent Cử nhân (3.9k điểm)

1 Câu trả lời

0 phiếu
bởi botrf22501 Học sinh (299 điểm)
Y Phương sinh năm 1948 là nhà thơ của dân tộc Tày, sống ở vùng cao tỉnh Cao Bằng. Những sáng tác của Y Phương như bức tranh thổ cẩm của miền rừng núi cao nguyên mang đậm màu sắc của tình cảm gia đình chân thành. “Nói với con” là một trong những bài thơ sáng tác năm 1980 tiêu biểu cho phong cách sáng tác của tác giả khi viết về lời nhắn nhủ chân thành của cha với con.

Những vần thơ đầu tiên của bài, tác giả đã khắc tả tình yêu của cha mẹ cùng sự chăm sóc của quê hương với đứa con.

“Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

Một bước chạm tiếng nói

Hai bước tới tiếng cười”

Đứa con từ lúc lọt long đã được bao bọc, yêu thương trong vòng tay của cha mẹ. Từng ngày, từng giờ con lớn lên là từng ngày từng giờ cha mẹ mong chờ. Từ lúc con chập chững bước những bước đi đầu tiên trong cuộc đời thì cha mẹ luôn là người ở bên cạnh chứng kiến và cổ vũ. Hình ảnh “chân phải”, “chân trái”, “tiếng nói”, “tiếng cười” bình dị, gần gũi biết bao nhiêu. Một không gian ấm áp và hạnh phúc bao trùm lấy từng nhịp thơ. Hiện ra trước mắt người đọc là hình ảnh gần gũi, quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày, là sợi dây gắn kết gia đình gần nhau thêm.

Bốn câu thơ tiếp theo, tác giả nhắc nhở con về cội nguồn quê hương:

“Người đồng mình thương lắm con ơi

Đan lờ cài nan hoa

Vách nhà ken câu hát

Rừng cho hoa

Con đường cho những tấm long

Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới

Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”

“Người đồng mình” được nhắc lên nghe đầy thân thương trìu mến. Đó là những con người dân tộc mộc mạc, bình dị, chăm chỉ làm ăn, khéo léo trong mọi công việc. “Người đồng mình” chăm chỉ lao động nhưng cũng đầy tài hoa, khéo léo. Từ “đan”, “cài” không chỉ nói lên sự gắn bó quấn quit mà còn nói lên nghĩa tình sâu nặng, khó có thể phai nhoà của những con người nơi đây. Tác giả đã gieo vào long người con mình tình cảm, cội nguồn đáng trân trọng và gìn giữ. Quê hương nuôi con khôn lớn, rừng cho hoa là nuôi dưỡng cho con những cái đẹp, con đường cho những tấm lòng là con đường mở lỗi nâng đỡ tâm hồn con, cho con cảm nhận mạch nguồn của que hương. Con phải nhớ về cội nguồn vì nơi này nuôi con lớn không chỉ vóc dáng mà cả tâm hồn con.

Hai câu thơ:

“Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới

Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.”

như nhắc con nhớ rằng, con là đoá hoa đẹp nhất nảy nở ở tình yêu của cha mẹ. Bởi vậy cha mẹ luôn yêu con, luôn thương con.

Những vần thơ tiếp theo, tác giả nêu lên những đức tính đẹp của người đồng mình và ước muốn của cha với con. Vẫn là cụm từ “Người đồng mình” lại vang lên thân thương gần gũi. Vẫn giọng nói trầm ấm, tình cảm, người cha nói với con về những đức tính cao đẹp của người đồng mình.

“Người đồng mình thương lắm con ơi

Cao đo nỗi buồn

Xa nuôi chí lớn”

Họ sống cuộc sống vất vả “Cao đo nỗi buồn, xa nuôi chí lớn” nhưng họ vẫn là những con người rất mạnh mẽ, có chí khí, là những con người yêu quê hương tha thiết, gắn bó với quê hương mình. Chính vì tình cảm sâu nặng gắn bó với quê hương ấy mà người đồng mình đã “tự đục đá kê cao quê hương”. Họ đã làm nên quê hương với những phong tục, truyền thống tốt đẹp, bằng chính sự cần cù của mình. Người cha đã ca ngợi những con người mộc mạc, giản dị, nhưng giàu chí khí, với niềm tin mãnh liệt và ý chí mạnh mẽ. Thiên nhiên không ban tặng cho người nơi đây địa hình thuận lợi, cuộc sống tuy khó khăn nhưng người đồng mình vẫn chịu thương chịu khó, sống gắn bó, nỗ lực vượt qua tất cả.

Từ đó, cha đã nhắc nhở con phải sống có nghĩa tình, thuỷ chung với quê hương. Con phải biết chấp nhận, biết can đảm vượt qua gian lao thử thách bằng ý chí và niềm tin của mình:


 
“Sống trên đá không chê đá ghập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói

Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc.”

Lời cha nhắn nhủ với con tâm tình thủ thỉ mà đầy mạnh mẽ để mong con sống sao cho xứng với “người đồng mình”. Cha còn mong con sống nhớ đến đất nước, yêu đất nước như người đồng mình yêu quê hương dân tộc:

“Người đồng mình thô sơ da thịt

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con

Người đồng mình tự đục đá kè cao quê hương

Còn quê hương thì lầm phong tục”

Và mong ước lớn nhất của cha:

“Con ơi tuy thô sơ da thịt

Lên đường

Không bao giờ nhỏ bé được

Nghe con.”

Người đồng mình tuy nghèo đói, tuy còn lạc hậu nhưng vẫn là người đồng mình. Con cũng là một phần của nơi đây. Cha mong con khi bước đi trên con đường dài rộng không bao giờ phải nhún mình, phải sợ hãi, mà con phải mạnh mẽ, ý chí phi thường để xây dựng quê hương, xây dựng đất nước

Bài thơ “Nói với con” của Y Phương bằng giọng thơ tha thiết như lời tâm tình trò chuyện cùng thể thơ tự do phù hợp mạch cảm xúc của tác giả đã thể hiện tình yêu của cha dành cho con. Tình yêu ấy của cha bộc lộ niềm tự hào về những phẩm chất của quê hương, dân tộc mình đồng thời nhắc con sống sao cho đúng, cho xứng với người đồng mình và qua đó thể hiện những triết lý nhân sinh ở đời.

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
1 trả lời 204 lượt xem
đã hỏi 23 tháng 5, 2022 trong Ngữ văn lớp 9 bởi chese4154898 Cử nhân (1.9k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 157 lượt xem
Qua bài thơ Nói Với Con của Y Phương, em hãy cho biết ngưòi cha muốn nói với con điều gì ?
đã hỏi 18 tháng 5, 2023 trong Ngữ văn lớp 9 bởi tngnhatganh117 Cử nhân (3.3k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 614 lượt xem
Phân tích 2 khổ thơ đầu bài thơ Sang thu để làm rõ dấu hiệu mùa thu về mà tác giả cảm nhận được.
đã hỏi 25 tháng 4, 2022 trong Ngữ văn lớp 9 bởi Khách
  • sang-thu
  • nghị-luận-văn-học
  • dễ
0 phiếu
2 câu trả lời 253 lượt xem
+1 thích
1 trả lời 199 lượt xem
Chỉ ra các biện pháp tu từ đặc sắc trong bài thơ Nói Với Con -Y Phưong 
đã hỏi 22 tháng 5, 2023 trong Ngữ văn lớp 9 bởi tngnhatganh117 Cử nhân (3.3k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 640 lượt xem
0 phiếu
4 câu trả lời 780 lượt xem
Có ng cho rằng bài thơ BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ còn 1 ý khác đó là nói về sự nghèo mả thanh bạch của tác giả .Ý kiến của e về nhận định này ntn?
đã hỏi 12 tháng 10, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi Khách
0 phiếu
1 trả lời 506 lượt xem
viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về hình ảnh Bác Hồ trong bài thơ '' Đêm nay bác không ngủ''  của tác giả Minh Huệ từ 15 đến 20 dòng
đã hỏi 27 tháng 4, 2020 trong Ngữ văn lớp 6 bởi Ender Học sinh (5 điểm)
0 phiếu
1 trả lời 26 lượt xem
0 phiếu
1 trả lời 259 lượt xem
đã hỏi 11 tháng 1, 2022 trong Ngữ văn lớp 9 bởi Silent Cử nhân (3.9k điểm)

HOT 1 giờ qua

  1. Darling_274

    20 Điểm

  2. minhquanhhqt160

    15 Điểm

  3. lueyuri009730

    15 Điểm

  4. lenguyenducminh05102011227

    5 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...