Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
232 lượt xem
trong Ngữ văn lớp 10 bởi
Phân tích cái nhìn toàn vẹn nhất của Nguyễn Khoa Điềm để miêu tả hình dạng quê hương xứ sở qua khổ đầu bài thơ "Đất nước".

1 Câu trả lời

0 phiếu
bởi nhthuyvy16 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (16.5k điểm)
 
Hay nhất

Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt

Như mẹ, như cha, như vợ, như chồng

Ôi Tổ quốc nếu cần ta chết

Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, non sông.

(Chế Lan Viên)

Từ lời thơ của Chế Lan Viên, ta mới nhận ra rằng còn gì thiêng liêng hơn là xả thân mình cho đất nước, còn nghĩa cử nào cao đẹp hơn là khi Tổ quốc vẫy gọi, trái tim ta sẵn sàng ngân vang liên hồi? Chân dung Tổ quốc đã được hiện lên muôn hình vạn trạng dưới những ngòi bút tài hoa của nhiều thi sĩ. Ta bắt gặp một hình tượng đất nước đau thương nhưng vẫn ngời lên ý chí đấu tranh trong trang thơ Nguyễn Đình Thi, một đất nước rất đỗi dịu dàng, ý tứ trong thơ Hoàng Cầm. Nhưng với Nguyễn Khoa Điềm, ta bắt gặp một cái nhìn toàn vẹn, tổng hợp từ nhiều phương diện khác nhau về một đất nước của nhân dân. Nguyễn Khoa Điềm thuộc lớp thế hệ các nhà thơ mà tài năng và ngòi bút được mài dũa trong thời kì chống Mĩ cứu nước. Thơ ông hấp dẫn người đọc bởi sự kết hợp giữa xúc cảm nồng nàn và suy tư sâu lắng về đất nước, về dân tộc. Và Nguyễn Khoa Điềm đã hấp dẫn người đọc bằng tình yêu dáng hình quê hương xứ sở một cách đầy tha thiết qua thi phẩm tuyệt bút “Đất Nước”.  Đoạn trích nằm ở chương V của bản trường ca “Mặt đường khát vọng” được sáng tác vào mùa đông năm 1971, tại chiến trường Trị Thiên, thời điểm chống Mĩ quyết liệt tại miền Nam, là nơi dồn nén cảm xúc và kết tinh những suy tư có tính chân lý của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước và Nhân Dân, được chuyển tải qua những lời nghệ thuật dung dị, lại có khả năng truyền cảm sâu sắc đến bao thế hệ độc giả. Lấy chủ thể trữ tình là “anh và em”, Nguyễn Khoa Điềm đã tổng hợp và toàn vẹn nhất để miêu tả hình dáng xứ sở, tự nhiên, bình dị mà không kém phần thiêng liêng, hào hùng:

“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
            Đất Nước có trong những cái "ngày xửa ngày x
ưa.." mẹ thường hay kể
            Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc.

Tóc mẹ thì bới sau đầu
            Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
            Cái kèo, cái cột thành tên
            Hạt gạo phải một nắng hai s
ương xay, giã, giần, sàng
            Đất Nước có từ ngày đó..”

Mỗi nhà thơ, nhà văn đều có một phương diện riêng của mình về đất nước, Tổ quốc nhưng hầu hết đều chọn những hình ảnh mang tầm vóc kì vĩ, những kì tích lớn lao của dân tộc. Riêng Nguyễn Khoa Điềm, ông lựa chọn một cách diễn đạt khác và đã đưa đất nước từ một khái niệm trừu tượng trở thành một phần rất quen thuộc trong đời sống, trong nhận thức của mỗi người dân qua các chi tiết trong phong tục, truyền thuyết đậm chất văn hóa, văn học dân gian thấm sâu vào tư tưởng, cảm xúc. Có ý kiến cho rằng:Trong đoạn thơ Nguyễn Khoa Điềm đã cố gắng thể hiện hình ảnh Đất nước gần gũi, giản dị. Đó là cách để đi vào lòng người, cũng là cách nhà thơ đi con đường riêng của mình không lặp lại người khác”. Bởi thế, Đất Nước bắt đầu từ một cách trang trọng mà hết sức bình dị, gần gũi:

           “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
            Đất Nước có trong những cái "ngày xửa ngày x
ưa.." mẹ thường hay kể

Tham vọng tìm tuổi Đất nước của nhà thơ thật khó bởi chính cái "ngày xửa ngày xưa" (thời gian nghệ thuật thường thấy trong truyện cổ tích ) có tính phiếm chỉ, trừu tượng không xác định. Đó là thời gian huyền hồ, hư ảo, thời gian mang màu sắc huyền thoại gợi lại không khí xa xưa, sâu thẳm trong truyền thuyết, lịch sử. Từ huyền thoại Lạc Long Quân và Âu Cơ, truyền thuyết Hùng Vương và ngày giỗ Tổ đã nói lên chiều sâu lịch sử của Đất nước Việt Nam. Song, chính những cái "ngày xửa ngày xưa" đó nhà thơ đã giúp chúng ta cảm nhận được: Đất Nước đã có từ rất lâu, rất xa, từ bao giờ chẳng biết. Chỉ biết rằng: khi ta cất tiếng khóc chào đời thì Đất Nước đã hiện hữu. Đặc biệt, đại từ “ta” được sử dụng không chỉ trong đoạn trích này mà cho toàn bộ chương V của trường ca “Mặt đường khát vọng”. “Ta” ý chỉ chủ thể trữ tình hay là đại diện cho cả một thế hệ có ý thức tìm hiểu về cội nguồn, về sự khởi nguyên của đất nước. Bởi vậy, “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi như một lời thơ mang sắc thái khẳng định: giang sơn ngày nay có được là kết quả của công cuộc xây dựng, giữ gìn và bảo vệ trong suốt hơn 4000 năm qua.

bởi nhthuyvy16 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (16.5k điểm)
Theo cảm xúc của nhà thơ, Đất Nước bắt nguồn từ những gì gần gũi nhất, bình dị nhất trong đời sống vật chất và tâm hồn của mỗi con người:
          “ Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn   
            Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc.
Phải chăng, khởi thủy của Đất Nước là văn hóa được kết tinh từ tâm hồn và tính cách anh hùng của con người Việt Nam. Nguyễn Khoa Điềm khẳng định chân lí bằng một trực cảm thiên tài để lí giải một cách cụ thể sinh động về sự khởi nguyên và phát triển của đất nước qua hình tượng “miếng trầu”, cây tre. Ở đây, hình ảnh "miếng trầu" là một hình tượng nghệ thuật giàu tính thẩm mỹ từng xuất hiện trong cổ tích, ca dao, tục ngữ, là phương tiện trong giao tiếp: “Miếng trầu là đầu câu chuyện”, là sợi tơ duyên kết nối đôi lứa gợi ra huyền sử tình yêu, nói lên mối quan hệ vợ chồng chung thuỷ, nghĩa anh em Tân - Lang trọn vẹn. Và có lẽ từ đó, miếng trầu trở thành vật biểu trưng cho tình yêu và hôn nhân để con người phải lứa nên duyên, là nhân tố tạo nên bao đôi uyên ương chắp cánh chung cành
“Miếng trầu ăn ngọt như đường
Đã ăn lấy quả thì thương lấy người”
Bên cạnh đó, trong tục cúng lễ, miếng trầu, quả cau còn là biểu tượng cho tấm lòng thành của con cháu gửi đến hồn thiêng những bậc đã khuất, là nhịp cầu giao cảm với tiền nhân.
Cùng với tục ăn trầu từ thuở xa xưa lâu đời là lịch sử đất nước vững bền nhờ bụi tre đánh giặc, khóm tre đầu làng giữ cuộc sống bình yên. Có thể thấy, từ bao đời nay, từ truyền thuyết dân gian đến tác phẩm thơ hiện đại, cây tre trở thành biểu tượng cho sức mạnh tinh thần quật cường đánh giặc cứu nước và giữ nước, biểu tượng phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam.
Nguyễn Khoa Điềm nối tiếp dòng suy tưởng để đến với hình ảnh người dân lao động trên mảnh đất quê hương, chẳng ai khác, là cha, là mẹ, là người cả đời ta kính trọng yêu thương:
            Tóc mẹ thì bới sau đầu
            Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Bằng những ý thơ giàu sức liên tưởng, nhà thơ đã đưa người đọc trở về với những nét đẹp văn hóa một thời của người phụ nữ Việt Nam bằng hình ảnh "tóc mẹ búi sau đầu" - gợi tả một nét đẹp thuần phong mỹ tục của người Việt – thanh lịch và thùy mị. Đặc biệt với Nguyễn Khoa Điềm, Đất Nước còn ẩn mình trong những vật nhỏ bé nhất: trong hạt muối, nhánh gừng; đắm sâu trong tình thương mẹ cha qua thành ngữ “gừng cay muối mặn” được chắt lọc một cách đặc sắc từ văn hóa dân gian trong câu thơ trầm tích những ý từ xâu xa mà thấm đượm biết bao ân tình.. Nó gợi lên được ân nghĩa thủy chung ở đời: gừng càng già càng cay, muối càng lâu năm càng mặn, con người sống với nhau lâu năm thì tình nghĩa càng đong đầy. Và để có được tình cảm chân thành bên chặt ấy, cha mẹ thương yêu nhau từ chính những điều giản dị nhất, nhưng đẹp tuyệt. Đó là búi tóc của mẹ sau đầu, chẳng cầu kỳ lộng lẫy, chỉ gọn gàng giản đơn mà ý nhị, toát lên vẻ đẹp sâu trong tâm hồn, chân thực:
"Tóc ngang lưng vừa chừng em búi
Để chi dài bối rối lòng anh"
Đất Nước còn hiển hiện trong mỗi gia đình, mỗi căn nhà, trong những vật dụng quen thuộc , gắn bó với những gì gần gũi, thân thiết nhất :
            Cái kèo, cái cột thành tên
            Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Câu thơ "Cái kèo cái cột thành tên", gợi nhắc cho người đọc nhớ đến tục làm nhà cổ của người Việt. Đó là tục làm nhà sử dụng kèo cột giằng giữ vào nhau làm cho nhà vững chãi, bền chặt tránh được mưa gió, thú dữ. Đó cũng là ngôi nhà tổ ấm cho mọi gia đình đoàn tụ bên nhau; siêng năng tích góp mỡ màu dồn thành sự sống. Từ đó, tục  đặt tên con “cái Kèo, cái Cột” cũng ra đời. Đất Nước gắn với cách gọi tên dân dã “cái kèo, cái cột” với ước mơ “an cư, lạc nghiệp”.
Bằng thành ngữ “một nắng hai sương” kết hợp với một loạt động từ “xay, giã, giần, sàng” đã diễn tả rất cụ thể công việc của nhà nông kèm theo đó là nỗi vất vả, nặng nhọc để làm ra hạt gạo dẻo thơm trắng trong ấy. Bằng cách hoán dụ "Hạt gạo" cho nền lương thực của nước ta, dân được ăn no mặc ấm, Đất nước mới vững mạnh mà tiến lên cũng như lời tác giả khéo léo truyền đạt đạo lý "uống nước nhớ nguồn" bằng cách tài tình và tinh tế.. Vậy mới thấy, lời thơ của Nguyễn Khoa Điềm như phảng phất lời ca dao, cũng là lời khuyên răn
“Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”
Trải qua bao biến cố của lịch sử, cuối cùng thì Đất Nước cũng được hình thành và ta có thể nghe tiếng tác giả reo vui :
“Đất Nước có từ ngày đó..."
Ngày đó vừa là trạng từ chỉ thời gian trong quá khứ vừa là một phép thế đại từ. Vậy là Đất Nước có từ khi mẹ thường kể chuyện cổ tích cho con nghe, khi dân ta biết trồng tre đánh giặc, biết trồng ra hạt lúa, củ khoai, biết ăn trầu, búi tóc, biết sống yêu thương, thủy chung. Lịch sử Đất Nước thật giản dị, gần gũi mà xa xôi, linh thiêng biết mấy.
Khép lại dòng cảm xúc dâng trào của nhà thơ nhưng lại mở ra niềm tự hào dân tộc cuồn cuộn trong lòng người đọc. Nguyễn Khoa Điềm thật sự đã thành công khi ông chỉ sử dụng những dòng thơ đơn thuần, bình dị mà đã có thể khơi gợi trong ta một tinh thần yêu nước dạt dào. Với giọng thơ nhẹ nhàng, đằm thắm như lời thủ thỉ tâm tình, thi sĩ đưa người đọc về những thăng trầm đã qua của Đất Nước, để ta sống dậy với những hào hùng lịch sử bằng những biện pháp tu từ tài hoa, lối sử dụng từ ngữ hợp lí, tinh tế. Chỉ một đoạn thơ ngắn nhưng Nguyễn Khoa Điềm đã kết hợp các đặc sắc nghệ thuật như kho tàng tri thức, sáng tạo chất liệu văn hóa dân gian, tư duy nghệ thuật đậm chất chính luận, giọng thơ trữ tình đằm thắm để ta thêm thấu hiểu về nguồn cội của đất nước vốn xuất phát từ những điều rất bình dị, giản đơn trong đời sống thường ngày.  Những vần thơ như một con đò nhỏ và nhà thơ như sắm vai một người lái đò đưa ta trở lại dòng sông kí ức về những năm tháng khói lửa của quê hương, để ta thêm yêu thương, thêm trân quý, thêm biết ơn, để ta ghi lòng tạc dạ trách nhiệm của bản thân đối với Đất Nước dù ở thời bình hay thời chiến.
Văn thơ chỉ tìm đến bến neo đậu nơi lòng người khi đó là những vần thơ cất lên từ tiếng lòng chân thật, bình dị nhất. Và Nguyễn Khoa Điềm đã tạc nên dáng hình giang sơn đất nước rất đỗi hào hùng vào trái tim mỗi con người Việt Nam khi đọc đoạn thơ này. Câu chuyện về đất nước đối với mỗi người luôn là câu chuyện của trái tim, vừa thiêng liêng, cao cả, cũng vừa gắn bó, thân thiết, và xin hãy luôn kể về câu chuyện ý nghĩa này cho những thế hệ mai sau với một niềm kiêu hãnh, đầy tự hào như Nguyễn Khoa Điềm đã làm. Đoạn thơ như một lời nhắn nhủ nhẹ nhàng cho lớp thế hệ trẻ về ý thức trách nhiệm làm rạng danh Đất Nước, phải sống để tô điểm thêm cho Đất Nước những vết son chói lọi để cho Đất Nước mãi trường tồn, lớn mạnh, sống như một “cuộc hóa thân”:
“Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng
Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương
Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm
Nếu là người, tôi sẽ chết cho quê hương”
(Bài hát“Tự nguyện”-Trương Quốc Khánh )

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
0 câu trả lời 80 lượt xem
Quan niệm của cụ Nguyễn Du về mẫu anh hùng lí tưởng trong xã hội phong kiến được thể hiện như thế nào qua 14 câu thơ cuối bài "Chí khí anh hùng".
đã hỏi 23 tháng 4, 2022 trong Ngữ văn lớp 10 bởi Khách
0 phiếu
2 câu trả lời 187 lượt xem
Viết kết bài hay nhất cho bài văn phân tích bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm?
đã hỏi 12 tháng 5, 2021 trong Ngữ văn lớp 12 bởi linhchi2002 Thần đồng (1.3k điểm)
  • văn-mẫu
  • hay-nhất
  • chi-tiết
  • dàn-ý
0 phiếu
2 câu trả lời 280 lượt xem
Viết mở bài hay nhất cho bài văn phân tích bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm?
đã hỏi 12 tháng 5, 2021 trong Ngữ văn lớp 12 bởi linhchi2002 Thần đồng (1.3k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 554 lượt xem
Lấy chủ thể trữ tình là “anh và em”, Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện nhận thức và ý thức trách nhiệm đối với Đất Nước như thế nào? Hãy làm rõ luận điểm trên qua khổ thơ thứ 3 của bài thơ "Đất nước".
đã hỏi 23 tháng 4, 2022 trong Ngữ văn lớp 10 bởi Khách
0 phiếu
1 trả lời 1.1k lượt xem
MẸ VÀ QUẢ    Những mùa quả mẹ tôi hái được    Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng    Những mùa quả lặn rồi lại mọc    Như mặt trời, khi như mặt trăng    Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên    Còn những bí và bầu thì lớn xuống    Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn    Rỏ xuống ... cụm từ in đậm trong hai dòng cuối của bài thơ Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi - Mình vẫn còn một thứ quả non xanh .
đã hỏi 5 tháng 2, 2021 trong Ngữ văn lớp 10 bởi PTG Tiến sĩ (22.4k điểm)
0 phiếu
0 câu trả lời 369 lượt xem
Đọc bài thơ sau của Nguyễn Khoa Điềm và trả lời các câu hỏi :       MẸ VÀ QUẢ    Những mùa quả mẹ tôi hái được    Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng    Những mùa quả lặn rồi lại mọc    Như mặt trời, khi như mặt trăng    Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên    Còn những ... thứ quả non xanh . Câu 5: Viết một đoạn văn (khoảng 15 đến 20 dòng), trình bày suy nghĩ của Anh/ chị về tình mẫu tử.
đã hỏi 17 tháng 3, 2020 trong Ngữ văn lớp 10 bởi xavia2k5 Cử nhân (4.5k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 245 lượt xem
0 phiếu
2 câu trả lời 660 lượt xem
Viết mở bài hay nhất cho bài văn phân tích 9 câu đầu bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm?
đã hỏi 12 tháng 5, 2021 trong Ngữ văn lớp 12 bởi linhchi2002 Thần đồng (1.3k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 1.5k lượt xem
Viết dàn ý chi tiết phân tích 9 câu đầu bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm?
đã hỏi 12 tháng 5, 2021 trong Ngữ văn lớp 12 bởi linhchi2002 Thần đồng (1.3k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 390 lượt xem
Viết dàn ý chi tiết phân tích bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm?
đã hỏi 12 tháng 5, 2021 trong Ngữ văn lớp 12 bởi linhchi2002 Thần đồng (1.3k điểm)
  1. monmon70023220

    560 Điểm

  2. Darling_274

    74 Điểm

  3. minhquanhhqt160

    73 Điểm

  4. 333cuchillthoi302

    37 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...