Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
527 lượt xem
trong Ngữ văn lớp 10 bởi
Phân tích khổ thơ 4,5,6,7 bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.

1 Câu trả lời

0 phiếu
bởi nhthuyvy16 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (16.5k điểm)
 
Hay nhất

“Chỉ riêng điều được sống cùng nhau

Niềm sung sướng với em là lớn nhất

Trái tim nhỏ nằm trong lồng ngực

Giây phút nào tim chẳng đập vì anh”

Vậy mới thấy, trái tim trẻ trong ta không bao giờ thôi đập những nhịp thổn thức vì tình yêu: lúc dâng lên mãnh liệt, lúc lắng xuống dịu dàng nhưng vẫn âm thầm chảy mãi như những con sóng miệt mài đi tìm lí lẽ của trái tim trước biển đời mênh mông. Và khi những lời thơ của Xuân Quỳnh chợt ngân lên bằng tất cả sự tinh tế, nhạy cảm, "Sóng" làm ta có cảm giác như trong đó là một phần tâm sự tình yêu của chính mình. Nhắc đến Xuân Quỳnh là nhắc đến ngòi bút tình yêu chấm mực từ những ngày kháng chiến chống Mỹ, một nhà thơ trẻ nhưngbiết bộc bạch một cách chân thành về thứ tình yêu vừa dịu dàng vừa phức tạp, từ rạo rực đến xôn xao, từ khát khao đến khắc khoải. Để minh chứng cho điều đó thì không gì hợp lí hơn là bản thơ tình “Sóng” in tập “Hoa dọc chiến hào”, xuất bản năm 1968. Hãy đến với thế giới nội tâm của Xuân Quỳnh bằng nhạc điệu, bởi lẽ khúc tình ca ấy là âm điệu của một cõi lòng bị sóng khuấy động, đang rung lên đồng điệu đồng nhịp với sóng biển. Cả bài thơ là những con sóng tâm tình xôn xao trong lòng người con gái đang yêu khi đứng trước biển ngắm nhìn những con sóng vô hồi, bất tận, đặc biệt là lúc tác giả đối diện với những trăn trở về tình yêu:

“Sóng bắt đầu từ gió

Dù muôn vàn cách trở”

Trước không gian bao la là biển cả, làm sao em không trăn trở với những câu hỏi có từ ngàn xưa, những câu hỏi vượt qua bao không gian thời gian, những câu hỏi giản dị, tự nhiên nhưng khó lí giải. Tất cả chúng như quấn lấy tâm hồn em làm cho em thao thức khôn nguôi. Em tự hỏi, giữa đại dương mênh mông ấy nơi nào là nơi bắt đầu của sóng? Khó mà trả lời cho chính xác nhưng vẫn có thể nói rằng:

“Sóng bắt đầu từ gió

Gió bắt đầu từ đâu

Em cũng không biết nữa

Khi nào ta yêu nhau”

“Sóng bắt đầu từ gió”, một hiện tượng tự nhiên không thể phủ định được thế nhưng “gió bắt đầu từ đâu?”. Lúc này thì khó mà trả lời được. Thế là ra tới tận bể rồi ấy vậy mà sóng cũng vẫn chưa hiểu nổi mình. Cũng như sóng, em đã hòa nhập vào biển lớn của tình yêu anh mà em nào đã hiểu được em. Bởi thế, những câu hỏi tu từ liên tục hiện ra biểu hiện ý muốn hỏi: Em yêu anh từ đâu? Khi nào? Từ cái gì? Ánh mắt, nụ cười hay giọng nói? Nhưng tất cả những điều đó “Em cũng không biết nữa”. Bởi lẽ, em còn biết để làm gì khi anh và em chỉ cần hiểu rằng ta yêu nhau là đủ, em còn biết để làm gì khi mà:

“Tôi hỏi lũ sâu xanh

Lá có gì để thích

Lũ sâu cười khúc khích

Thích đâu cần lí do?”

Trong tình yêu luôn tồn tại hai mặt yêu và nhớ, yêu càng say đắm nỗi nhớ càng thiết tha. Và nỗi nhớ người yêu đi vào thơ Xuân Quỳnh bằng hình ảnh những con sóng giữa đại dương bao la:

“Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức"

Thật không ngoa khi nói rằng nỗi nhớ chính là thuốc thử của tình yêu chân thành bởi lẽ nó là chỗ da diết, khắc khoải nhất của tình yêu. Khổ thơ có cấu trúc song hành giữa “con sóng dưới lòng sâu” và “con sóng trên mặt nước”. Dù trên mặt nước hay dưới lòng sâu thì con sóng vẫn đều có bờ, dù ngoài mặt hay ở trong lòng thì em đều nghĩ về anh. Bờ là nơi đến của sóng, là đối tượng để sóng vuốt ve, vỗ về, là cái đích để đi đâu về đâu thì lúc nào cũng nhớ đến, cũng không quên, ngay cả đó là ngày hay đêm. Nỗi nhớ giờ đây đã lan tràn bao trùm khắp cả không gian, thời gian cũng như trong cả hiện thực và hư ảo qua những nơi, những lúc đối nghịch: “dưới lòng sâu – trên mặt nước”, “ngày đêm-cả trong mơ”. Cái hay ở khổ thơ là liên hệ đến sóng, nhân hóa “con sóng nhớ bờ” để nhấn mạnh nỗi nhớ da diết, cháy bỏng trong tâm trạng của người con gái khi yêu. Như vậy, trên cơ sở nghệ thuật nhân hóa hiện tượng sóng vỗ, Xuân Quỳnh đã thể hiện một cách đặc sắc, độc đáo căn bệnh tương tư của sóng biển cũng như của lòng người. Nỗi nhớ thương ấy đi vào cả những giấc mơ, cả trong tiềm thức:

“Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức”

bởi nhthuyvy16 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (16.5k điểm)
Mới đọc vào câu thơ ta dường như thắc mắc rằng làm sao có thể thức trong mơ nhưng rồi sẽ nhận ra đó là một điều hết sức dễ hiểu. Cái “thức” trong những giấc mơ nói lên sự thật trong lòng của một tình yêu say đắm khi nỗi nhớ người yêu luôn dâng trào, cồn cào và thường trực trong trái tim người con gái. Nỗi nhớ ấy cứ da diết, khắc khoải, cứ trằn trọc không yên. Đó là “một nỗi nhớ vượt qua mọi giới hạn khách quan, vượt qua mọi giới hạn của sự sống và tiềm thức”.
Nỗi nhớ ấy khi gắn với thời gian thì nó không có ngày và đêm, và với không gian, nó cũng không có nhiều phương hướng:
“Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh – một phương.”
Một lần nữa Xuân Quỳnh lại diễn tả tình yêu của mình bằng nỗi nhớ thủy chung son sắt. Chỉ khác là ở đoạn thơ trên thi sĩ sử dụng từ “nhớ” còn ở đây lại dùng từ “nghĩ”. Đây là hai động từ thuộc về tình cảm ý thức, chúng có sự giao thoa với nhau theo chiều hướng sâu sắc hơn về nhận thức, suy tư, trăn trở trong tình yêu. Cấu trúc điệp “dẫu … về phương …” nhấn mạnh hoàn cảnh đổi thay với những trở lực mà em vẫn vượt qua, chiến thắng nó chỉ để hướng về anh. Thoạt nghe tưởng như nhà thơ nhầm lẫn, bởi dân gian thường nói “xuôi nam ngược bắc”. Ở đây, nữ sĩ lại sử dụng đối lập “xuôi bắc ngược nam” để khẳng định một chân lí vĩnh cửu: dù đất trời, cuộc sống quay cuồng đảo lộn, thay phương đổi hướng thì tình yêu của người phụ nữ vẫn vẹn tròn, thủy chung dành cho người mình thương.
Không gian có bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc nhưng tình yêu thì chỉ có một phương và đó chính là anh. Trong đời, em quen biết nhiều người, họ có thể hơn anh thế nhưng em lại chọn anh, yêu anh và chỉ biết có anh là em luôn nghĩ đến và hướng về. Giống như sóng biển phải hướng tới bờ, dù thời gian có chia xa, không gian có cách trở, tình yêu chân thành nhất định sẽ đến được bến bờ hạnh phúc. Dù ở vị trí nào con sóng cũng sẽ về với bờ, dù ở nơi nào em cũng về với anh. Qua đó, Xuân Quỳnh nêu bật tính cách của người phụ nữ trong tình yêu: luôn thủy chung, nồng nhiệt, chân thành.
Tình yêu đẹp là vậy, trong sáng là vậy, mãnh liệt bay bổng là vậy nhưng nó không tránh khỏi những bể dâu của đời thường. Chính vì thế những người đang yêu còn phải có đủ nghị lực và lí trí để vượt qua mọi thử thách, giông bão với niềm tin sẽ tới đích hạnh phúc:
“Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở”
Những con sóng ở đại dương dù gió xô bão táp tới phương nào đi chăng nữa thì cuối cùng sóng vẫn trở về với bờ. Em cũng như sóng, cho dù gặp bao khó khăn em cũng sẽ vượt qua hết để đến với anh, bởi tình yêu anh đã tiếp thêm cho em sức mạnh. Khổ thơ thiên về tình yêu lí tưởng, tình yêu trong mơ, bởi thực tế không phải mọi người yêu nhau đều có thể đến được với nhau. Hai chữ “đại dương” gợi lên sự vô cùng vô tận của biển cả mênh mông, của vũ trụ bao la. Cách nói “trăm ngàn” là ước lượng hoá, thực chất là gợi lại quy luật của tự nhiên: sóng dù “dưới lòng sâu” hay “trên mặt nước”; là “dữ dội, ồn ào” hay “dịu êm, lặng lẽ”, dù ngày hay đêm thì vẫn là những con sóng miên man, dạt dào với cuộc hành trình tìm về bến bờ quen thuộc. Như vậy, Xuân Quỳnh đã viết lên niềm tin tuyệt đối, một thái độ lạc quan vô bờ với tình yêu, chứng tỏ bà rất trân trọng, đề cao nó.
Có thể thấy hai dòng thơ cuối của khổ có có cấu trúc đảo độc đáo khi chúng có thể đảo vị trí cho nhau: “dù muôn vời cách trở – con nào chẳng tới bờ”; nhưng không làm mất đi kết cấu của khổ thơ, cũng như không xao nhãng nội dung – cũng có nghĩa là niềm tin không bao giờ mất đi. Điều này thêm một lần Xuân Quỳnh khẳng định: với người phụ nữ khi yêu, một khi đã lấy “phương anh” làm hướng để quy về thì dù vật đổi sao dời cũng không thể nào làm em thay đổi, tựa như sóng kia vẫn ngày đêm hôn nhẹ vào bãi cát dài dẫu có bao nhiêu lần sóng bị đẩy ra xa.

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
1 trả lời 167 lượt xem
đã hỏi 10 tháng 11, 2023 trong Ngữ văn lớp 12 bởi daunho206377 Học sinh (5 điểm)
+2 phiếu
2 câu trả lời 5.6k lượt xem
Phân tích khổ thơ sau: " Cháu chiến đấu hôm này Vì lòng yêu tổ quốc Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi, cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác  Ổ trứng hồng tuổi thơ"
đã hỏi 21 tháng 11, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi dat97tqt Tiến sĩ (12.7k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 372 lượt xem
Viết dàn ý chi tiết phân tích vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ thể hiện qua bài thơ Sóng của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh?
đã hỏi 12 tháng 5, 2021 trong Ngữ văn lớp 12 bởi linhchi2002 Thần đồng (1.3k điểm)
  • văn-mẫu
  • hay-nhất
  • chi-tiết
0 phiếu
1 trả lời 97 lượt xem
Viết dàn ý chi tiết phân tích hình tượng Sóng và em thể hiện qua bài thơ Sóng của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh?
đã hỏi 12 tháng 5, 2021 trong Ngữ văn lớp 12 bởi linhchi2002 Thần đồng (1.3k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 177 lượt xem
Viết dàn ý chi tiết phân tích hình tượng Sóng thể hiện qua bài thơ Sóng của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh?
đã hỏi 12 tháng 5, 2021 trong Ngữ văn lớp 12 bởi linhchi2002 Thần đồng (1.3k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 163 lượt xem
Viết dàn ý chi tiết phân tích bài thơ Sóng của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh?
đã hỏi 12 tháng 5, 2021 trong Ngữ văn lớp 12 bởi linhchi2002 Thần đồng (1.3k điểm)
0 phiếu
3 câu trả lời 476 lượt xem
Phân tích khổ thơ 4,5 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ để thấy được khát vọng cống hiến của nhà thơ dành cho cuộc đời.
đã hỏi 25 tháng 4, 2022 trong Ngữ văn lớp 9 bởi Khách
0 phiếu
3 câu trả lời 7.2k lượt xem
Sau khi học xong bài tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh,em hãy nêu cảm nghĩ về khổ thơ đầu của bài thơ. Trên đường hành quân xa dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ "Cục...cục tác cục ta" Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mõi Nghe gọi về tuổi thơ.  
đã hỏi 16 tháng 12, 2016 trong Ngữ văn lớp 7 bởi dophong2k4 Học sinh (379 điểm)
0 phiếu
0 câu trả lời 20 lượt xem
đã hỏi 21 tháng 2 trong Ngữ văn lớp 9 bởi nguyenmanh04102009212 Học sinh (392 điểm)
0 phiếu
1 trả lời 24 lượt xem

HOT 1 giờ qua

  1. nguyenmanh04102009212

    166 Điểm

  2. tnk11022006452

    120 Điểm

  3. hoconghung031007464

    80 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4-10: 20.000 đồng
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...