Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
133 lượt xem
trong Ngữ văn lớp 9 bởi Babyshort Tiến sĩ (10.1k điểm)
Viết đoạn văn cảm nhận khổ thơ cuối trong văn bản Viếng Lăng Bác (có sử dụng câu đặc biệt và thành phần biệt lập tình thái)

1 Câu trả lời

0 phiếu
bởi nhthuyvy16 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (16.5k điểm)
đã sửa bởi nhthuyvy16 ● Cộng Tác Viên
 
Hay nhất

“Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!

Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời

Miền nam đang thắng, mơ ngày hội

Rước Bác vào thăm, thấy Bác cười!”

(“Bác ơi” – Tố Hữu)

Bác Hồ - “người đi tìm hình của nước”, người cha già kính yêu của dân tộc, sự ra đi của Bác khiến nhiều nhà thơ đã viết lên những dòng thơ đầy xót xa. Cùng chung tâm trạng với Tố Hữu, trong một lần cùng đoàn đại biểu miền Nam ra thăm lăng viếng Bác vào năm 1976, Viễn Phương đã đặt bút viết bài thơ “Viếng lăng Bác”. Viễn Phương là một cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời kháng chiến chống Mỹ. Bài thơ “Viếng lăng Bác” được ông viết với tất cả lòng thành kính, biết ơn vị lãnh tụ vĩ đại khi được đứng trước lăng Bác, khi vào trong lăng và những cảm xúc trào dâng cùng những ước nguyện khi ra về. Đặc biệt là những cảm xúc bộc ra thành lời ước nguyện của nhà thơ khi nhìn Bác lần cuối trước khi ra về:

“Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này…”

Có vẻ như xuyên suốt bài thơ đều là cảm xúc chân thành của tác giả, nhưng đã được kìm nén không bộc lộ ra quá nhiều. Nhưng tới khoảnh khắc nghĩ đến việc phải giã từ Bác trở về miền Nam, những cảm xúc đã dồn lên đỉnh điểm và bộc lộ ra bằng những giọt nước mắt. Động từ mạnh “trào” cho thấy nỗi buồn da diết của tác giả cùng từ “thương” thể hiện mức độ tình cảm ở trạng thái cao nhất, thiêng liêng nhất. Điệp cấu trúc “Muốn làm” kết hợp cùng các ẩn dụ “con chim”, “đóa hoa”, “cây tre” cho thấy những ước nguyện nhỏ nhoi của nhà thơ để được ở gần nơi Bác ở. Chao ôi! Ta có thể thấy rằng ông không mong được làm gì to tát lớn lao, chỉ mong góp một tiếng hót cho sinh động không gian, góp một chút hương thơm dâng Bác, và trung thành làm một cây tre trọn đời bên Bác. Hình ảnh cây tre đã xuất hiện từ đầu bài thơ và được nhắc lại ở cuối bài là một cấu trúc đầu – đuôi tương ứng, nhằm nhấn mạnh sự trung thành của người con dân tộc dành cho vị lãnh tụ kính yêu, không chỉ riêng nhà thơ mà người dân cả nước đều nguyện một lòng kính trọng, đi theo lí tưởng cao đẹp của Bác. Dấu chấm lửng cuối bài cũng thể hiện mạch cảm xúc luôn tuôn trào mãnh liệt của tác giả và nỗi niềm thương mến ấy vẫn sẽ luôn hiện diện trong tâm hồn nhà thơ.

Gấp lại trang thơ nhưng lại mở ra biết bao cảm xúc thiêng liêng của người đọc dành cho Người đã cất công ra đi tìm đường cứu nước. Viễn Phương đã rất tài năng khi vận dụng các biện pháp nghệ thuật như ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ,… cùng ngôn từ đầy cảm xúc khiến người đọc không khỏi xúc động vì tình cảm của một người con Việt Nam dành cho Bác. Bài thơ không chỉ là cảm xúc riêng của tác giả mà còn là tâm trạng chung của nhiều người dành cho người cha vĩ đại của dân tộc.

“Viếng lăng Bác” thật sự là tấc lòng thực của Viễn Phương, là bài ca bất tận về tình yêu thương, kính trọng của một người con dành cho vị lãnh tụ kính yêu. Thời gian có thể phủ bụi một số thứ, nhưng có những thứ càng xa rời thời gian, càng sáng, càng đẹp. Và “Viếng lăng Bác” là minh chứng cho điều đó. Dẫu đã trải qua bao năm tháng nhưng bài thơ vẫn trường tồn như một lời nhắc nhở nhẹ nhàng đối với thế hệ sau này, phải luôn biết ơn và kính trọng công lao to lớn mà Bác Hồ đã đem lại cho màu cờ sắc áo Việt Nam.  

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
1 trả lời 366 lượt xem
0 phiếu
0 câu trả lời 103 lượt xem
Cảm nhận bài thơ viếng lăng Bác của Viễn Phương? Trong văn bản đó biện pháp nghệ thuật tiêu biểu nào được sử dụng? Chỉ ra nội dung của văn bản?
đã hỏi 6 tháng 5, 2022 trong Ngữ văn lớp 9 bởi Babyshort Tiến sĩ (10.1k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 752 lượt xem
+1 thích
1 trả lời 456 lượt xem
Em hãy viết một đoạn văn ngắn phân tích tình huống truyện trong truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu, trong đó có sử dụng phương thức liên kết nối và thế.
đã hỏi 3 tháng 10, 2019 trong Ngữ văn lớp 9 bởi Phamthunhien Tiến sĩ (20.5k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 273 lượt xem
Viết đoạn văn ngắn ( 7-10 câu ) tả cảnh cơn mưa sân trường vào giờ ra chơi, trong đó có sử dụng phép tách trạng ngữ thành câu riêng, phép liệt kê và dấu chấm lửng
đã hỏi 1 tháng 3, 2020 trong Ngữ văn lớp 7 bởi chidieplinh9510 Học sinh (29 điểm)
0 phiếu
1 trả lời 134 lượt xem
Viết về tình bà cháu của bản thân, sử dụng từ ngữ đúng với số lớp đang học (lớp 7), đoạn văn tự suy nghĩ không lấy từ trên mạng.
đã hỏi 12 tháng 1, 2022 trong Ngữ văn lớp 7 bởi huyenvyntn4317 Học sinh (5 điểm)
+1 thích
1 trả lời 655 lượt xem
Cuộc chia tay của những con búp bê”, một câu chuyện để lại trong lòng người đọc nhiều xúc động cùng bao suy ngẫm. Từ câu chuyện ấy, em hãy viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về tình cảm gia đình.
đã hỏi 2 tháng 11, 2021 trong Ngữ văn lớp 7 bởi umenihon713 Thạc sĩ (6.8k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 120 lượt xem
0 phiếu
2 câu trả lời 247 lượt xem

HOT 1 giờ qua

  1. nguyenmanh04102009212

    166 Điểm

  2. tnk11022006452

    120 Điểm

  3. hoconghung031007464

    80 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4-10: 20.000 đồng
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...