Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
trong Ngữ văn lớp 9 bởi
Lập dàn ý chi tiết phân tích bài thơ "Đồng chí".

2 Trả lời

0 phiếu
bởi nhthuyvy16 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (16.5k điểm)
 
Hay nhất

I. MỞ BÀI

“Có một bài ca không bao giờ quên…”

Cũng có những năm tháng không bao giờ quên, không phai mờ trong ký ức của nhiều thế hệ đã qua, hôm nay và mai sau. Đó chính là những ngày tháng kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, khi toàn dân tộc ta vừa qua nạn đói, vừa giành được độc lập thì thực dân Pháp trở lại xâm lược. Vậy là tự do hay trở về với cuộc đời cũ? Trong những năm tháng đáng nhớ ấy, văn học dù chưa dám nói là đã ghi lại trọn vẹn bộ mặt đất nước, nhưng cũng đã khắc họa một cách vĩnh cửu vào tâm hồn người đọc hình ảnh những con người anh hùng đã ngã xuống cho Tổ quốc đứng lên. Nổi bật trong số đó phải kể đến bài thơ “Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu. Nhắc đến Chính Hữu là nhắc đến ngòi bút được mài dũa sắc sảo trong thời kì kháng chiến chống Pháp, một nhà thơ gắn liền với phong cách bình dị, mộc mạc. Hạ bút viết “Đồng chí” vào mùa xuân năm 1948 sau khi cùng đồng đội chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (Thu – Đông năm 1947), Chính Hữu đã khiến cho tác phẩm trở thành một bản hùng ca kháng chiến giai đoạn 1946 – 1954. Bài thơ tôn vinh tình đồng chí, đồng đội thắm thiết, sâu nặng của những người lính cách mạng dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu:

“Quê hương anh nước mặn, đồng

chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi

đá.

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo.”

II. THÂN BÀI

1. “Quê hương anh nước mặn, đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”

- Xuất thân của người lính: là những người nông dân mặc áo lính.

- “Anh” – “tôi”: hai người bạn mới quen, đều xuất thân từ những vùng quê nghèo khó.

- “nước mặn, đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá”: gợi ra những ruộng đồng không nặng phù sa mà lại nhiễm mặn, khó có thể cày cấy, khiến người nông dân luôn cực khổ, nhọc nhằn.

→ Hai câu thơ vừa như đối nhau, vừa như song hành, thể hiện tình cảm của những người lính.

2. “Anh với tôi đôi người xa lạ,

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”

- “xa lạ” → “quen nhau”: Không phân biệt xuất thân, lai lịch, chỉ cần mang chung một lí tưởng vĩ đại vì màu cờ sắc áo.

→ Chung một khát vọng, chung một lí tưởng, chung một niềm tin và khi chiến đấu, họ lại kề vai sát cánh chung một chiến hào.

3. “Súng bên súng, đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ

Đồng chí!”

- “súng bên súng, đầu sát bên đầu”: điệp ngữ + liệt kê khiến tình đồng chí cao đẹp hơn, âm vang hùng hồn hơn. Một hình ảnh hào hùng mà vẫn nên thơ.

→ Sự gắn kết keo sơn giữa những con người cùng mang trên mình những trọng trách thiêng liêng đối với Tổ quốc.

- “tri kỉ”, “đồng chí”: có cùng khát vọng nối liền dải hình non sông gấm vóc, có cùng ước mơ xóa mờ đi nỗi đau áp bức của chiến tranh.

→ Chính Hữu đã thổi vào linh hồn của bài thơ tình đồng chí gắn bó và một âm vang bất diệt làm cho bài thơ mãi trở thành một phần đẹp nhất trong thơ Chính Hữu.

4. “Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.”

- “ruộng nương”, “gian nhà”, “giếng nước”: đều là những điều thân thuộc, quý giá nhất đối với người nông dân.

- “gửi bạn thân cày”, “mặc kệ gió lung lay”: gác lại những điều quan trọng để ra đi vì lí tưởng cách mạng.

- “mặc kệ” nhưng trong lòng họ vị trí của quê hương vẫn bao trùm như muốn ôm ấp tất cả mọi kỉ niệm.

- “nhớ người ra lính”: nhân hóa giếng nước gốc đa cũng có nỗi nhớ khôn nguôi với những người lính. Nhưng không kể những vật vô tri, tác giả còn sử dụng nghệ thuật hoán dụ để nói lên nỗi nhớ của những người ở nhà.

→ Người lính phải tạm gác lại mọi thứ vì lợi ích chung của dân tộc, họ tình nguyện sống trong hoàn cảnh gian khổ.

bởi nhthuyvy16 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (16.5k điểm)
5. “Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.”
- Người lính trải qua cơn sốt rét rừng quen thuộc trong hoàn cảnh chiến tranh, đã từng xuất hiện trong bài “Tây tiến” của Quang Dũng.
- Đôi mảnh quần vá, cái áo rách vai, người lính vẫn vững lòng theo kháng chiến, vẫn lạc quan với nụ cười trên môi mặc dù nụ cười ấy là nụ cười giá buốt, lặng câm.
- Liên hệ “Nhớ” – Hồng Nguyên:
“Là hớp nước uống chung, nắm cơm bẻ nửa,
Là chia nhau một trưa nắng, một chiều mưa,
Chia khắp anh em một mẩu tin nhà,
Chia nhau đứng trong chiến hào chật hẹp
Chia nhau cuộc đời, chia nhau cái chết.”
- “thương nhau”: Không phải “yêu” mà chính là “thương”, một cung bậc cảm xúc còn cao cả, thiêng liêng hơn cả tình yêu, đó là tình đồng đội đã tạo ra cho họ thêm sức mạnh.
- “tay nắm lấy bàn tay”: một hình ảnh hết sức cảm động, khiến ta hiểu rõ rằng dù hiện thực chiến tranh có khắc nghiệt bao nhiêu đi chăng nữa, thì họ vẫn có thể vượt qua, bởi những con người đó đã luôn động viên lẫn nhau bằng những cái nắm tay hết sức đoàn kết ấy.
6. “Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cay bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.”
- Nhịp thơ đều đều 2/2/2 - 2/2/3 cô đọng tất cả nét đẹp của những người lính.
- “rừng hoang sương muối”: hoàn cảnh khắc nghiệt khi đêm xuống trong rừng sâu hoang vắng nhưng người lính vẫn luôn đứng canh gác.
- “chờ giặc tới”: tâm thế chủ động đánh giặc, không hề nao núng mà sẵn sàng đánh giặc bất cứ lúc nào.
- “Đầu súng trăng treo”: Cái thực đan xen vào cái mộng, cái dũng khí chiến đấu đan xen vào tình yêu làm cho biểu tượng người lính không những chân thực mà còn rực rỡ đến lạ kì. Chất lính hòa vào chất thơ, chất trữ tình hòa vào chất Cách mạng, chất thép hòa vào chất thi ca ánh trăng thường gợi nhớ đến sự hòa bình: “Rừng thu trăng rọi hòa bình” và ở đây có lẽ cũng mang một niềm tin như thế - một niềm tin mãnh liệt về bầu trời không còn mưa bom bão đạn, một đất nước không còn bị đốt cháy bởi khói lửa chiến tranh.  
→ Ánh trăng thường gợi nhớ đến sự hòa bình: “Rừng thu trăng rọi hòa bình” và ở đây có lẽ cũng mang một niềm tin như thế - một niềm tin mãnh liệt về bầu trời không còn mưa bom bão đạn, một đất nước không còn bị đốt cháy bởi khói lửa chiến tranh.  
7. Đánh giá nội dung nghệ thuật:
Khép lại đoạn thơ như khép lại những thăng trầm đã qua của thời kì kháng chiến hào hùng. Với một ngòi bút tài hoa, giàu chất lãng mạn, giàu chất nhạc, chất họa với hình ảnh thơ sống động, độc đáo, từ ngữ mộc mạc, giọng thơ gần gũi, Chính Hữu ca ngợi những con người gặp nhau trên cùng một con đường mang tên cách mạng, tôn vinh tình đồng chí được thắt chặt bằng một sợi dây yêu thương vô hình. Hơn hết, còn là sự vĩnh viễn hóa, bất tử hóa những con người đã góp công khiến cho nước Việt Nam ta “rũ bùn đứng dậy sáng lòa”.
III. KẾT BÀI
“Đồng chí” thật sự là cuộc sống, là tấc lòng rất thực của Chính Hữu, là một tượng đài bất tử về hình tượng người lính. Đó là bức tượng đài được kết tinh từ âm hưởng bi tráng của cuộc kháng chiến. Đó là bức tượng đài được khắc tạc bằng cả tình yêu của Chính Hữu đối với những người đồng đội, đối với đất nước của mình. Thời gian có thể phủ bụi một số thứ nhưng có những thứ càng xa rời thời gian càng sáng, càng đẹp. Và “Đồng chí” là một minh chứng rõ nét cho điều đó, chiến tranh đã đi qua, đau thương cũng đã khép lại nhưng công lao cao cả của những ngươi chiến sĩ cách mạng vẫn được lưu truyền ngàn đời qua bài thơ này mặc cho gió bụi thời gian. Hơn hết, thi phẩm như lời nhắc nhở nhẹ nhàng đối với thế hệ sau này, phải biết kính trọng và biết ơn những người đã đổ máu cho màu đỏ tươi của quốc kì được bay phấp phới trên bầu trời tự do, những người mà:
“Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước.”
0 phiếu
bởi ledoanducphong6cntt2021264 Học sinh (333 điểm)

Dàn ý chi tiết phân tích bài Đồng Chí

I. Mở bài

- Giới thiệu tác phẩm: Đồng chí, tác giả: Chính Hữu.

- Hoàn cảnh sáng tác: đầu năm 1948, sau khi tác giả đã cùng đồng đội tham gia chiến dịch Việt Bắc.

II. Thân bài

1. Cơ sở hình thành tình đồng chí

- Tình đồng chí bắt nguồn từ sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân của những người lính:

"Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá".

"Anh" ra đi từ vùng "nước mặn đồng chua", "tôi" từ miền "đất cày lên sỏi đá". Hai miền đất xa nhau, "đôi người xa lạ" nhưng cùng giống nhau ở cái "nghèo". Hai câu thơ giới thiệu thật giản dị hoàn cảnh xuất thân của người lính: họ là những người nông dân nghèo.

- Tình đồng chí hình thành từ sự cùng chung nhiệm vụ, cùng chung lý tưởng, sát cánh bên nhau trong hàng ngũ chiến đấu:

"Súng bên súng, đầu sát bên đầu"

Họ vốn "chẳng hẹn quen nhau" nhưng lý tưởng chung của thời đại đã gắn kết họ lại với nhau trong hàng ngũ quân đội cách mạng. "Súng" biểu tượng cho nhiệm vụ chiến đấu, "đầu" biểu tượng cho lý tưởng, suy nghĩ. Phép điệp từ (súng, đầu, bên) tạo nên âm điệu khoẻ, chắc, nhấn mạnh sự gắn kết, cùng chung lý tưởng, cùng chung nhiệm vụ.

- Tình đồng chí nảy nở và bền chặt trong sự chan hoà và chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui:

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ.

Cái khó khăn thiếu thốn hiện lên: đêm rét, chăn không đủ đắp nên phải "chung chăn". Nhưng chính sự chung chăn ấy, sự chia sẻ với nhau trong gian khổ ấy đã trở thành niềm vui, thắt chặt tình cảm của những người đồng đội để trở thành "đôi tri kỷ".

=> Sáu câu thơ đầu đã giải thích cội nguồn và sự hình thành của tình đồng chí giữa những người đồng đội. Câu thơ thứ bảy như một cái bản lề khép lại đoạn thơ một để mở ra đoạn hai.

2. Những biểu hiện cảm động của tình đồng chí

- Tình đồng chí là sự cảm thông sâu sắc những tâm tư, nỗi niềm của nhau. Những người lính gắn bó với nhau, họ hiểu đến những nỗi niềm sâu xa, thầm kín của đồng đội mình:

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày,

Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

Người lính đi chiến đấu để lại sau lưng những gì yêu quý nhất của quê hương: ruộng nương, gian nhà, giếng nước gốc đa,... Từ "mặc kệ"cho thấy tư thế ra đi dứt khoát của người lính. Nhưng sâu xa trong lòng, họ vẫn da diết nhớ quê hương. Ở ngoài mặt trận, họ vẫn hình dung thấy gian nhà không đang lung lay trong cơn gió nơi quê nhà xa xôi.

- Tình đồng chí còn là cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính :

+ Những gian lao, thiếu thốn trong cuộc sống của người lính những năm kháng chiến chống pháp hiện lên rất cụ thể, chân thực: áo rách, quần vá, chân không giày, sự khổ sở của những cơn sốt rét rừng hành hạ, trời buốt giá, môi miệng khô và nứt nẻ, nói cười rất khó khăn, có khi nứt ra chảy cả máu. Nhưng những người lính vẫn cười bởi họ có hơi ấm và niềm vui của tình đồng đội "thương nhau tay nắm lấy bàn tay".

+ Hơi ấm ở bàn tay, ở tấm lòng đã chiến thắng cái lạnh ở "chân không giày" và thời tiết "buốt giá". Cặp từ xưng hô "anh" và "tôi" luôn đi với nhau, có khi đứng chung trong một câu thơ, có khi đi sóng đôi trong từng cặp câu liền nhau diễn tả sự gắn bó, chia sẻ của những người đồng đội.

3. Đoạn kết

- Ba câu cuối cùng kết thúc bài thơ bằng một hình ảnh thơ thật đẹp:

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.

Nổi lên trên cảnh rừng đêm hoang vắng, lạnh lẽo là hình ảnh người lính "đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới". Đó là hình ảnh cụ thể của tình đồng chí sát cánh bên nhau trong chiến đấu. Họ đã đứng cạnh bên nhau giữa cái giá rét của rừng đêm, giữa cái căng thẳng của những giây phút "chờ giặc tới". Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ, giúp họ vượt lên tất cả...

- Câu thơ cuối cùng mới thật đặc sắc: "Đầu súng trăng treo". Đó là một hình ảnh thật mà bản thân Chính Hữu đã nhận ra trong những đêm phục kích giữa rừng khuya.

- Nhưng nó còn là một hình ảnh thơ độc đáo, có sức gợi nhiều liên tưởng phong phú sâu xa.

+ "Súng" biểu tượng cho chiến tranh, cho hiện thực khốc liệt. "Trăng" biểu tượng cho vẻ đẹp yên bình, mơ mộng và lãng mạn.

+ Hai hình ảnh "súng" và "trăng" kết hợp với nhau tạo nên một biểu tượng đẹp về cuộc đời người lính: chiến sĩ mà thi sĩ, thực tại mà mơ mộng. Hình ảnh ấy mang được cả đặc điểm của thơ ca kháng chiến - một nền thơ giàu chất hiện thực và giàu cảm hứng lãng mạn.

+ Vì vậy, câu thơ này đã được Chính Hữu lấy làm nhan đề cho cả một tập thơ - tập "Đầu súng trăng treo".

=> Đoạn kết bài thơ là một bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội của người lính.

III. Kết bài

- Tóm tắt các ý đã phân tích.

- Liên hệ bản thân.

Các câu hỏi liên quan

+1 thích
2 câu trả lời
Lập dàn ý chi tiết phân tích bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài)
đã hỏi 3 tháng 9, 2019 trong Ngữ văn lớp 10 bởi ngoclinhbui Thạc sĩ (7.0k điểm)
  • tỏ-lòng
  • trung-bình
  • nghị-luận-văn-học
+3 phiếu
4 câu trả lời
Dàn ý chi tiết và phân tích tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao
đã hỏi 19 tháng 8, 2019 trong Ngữ văn lớp 11 bởi ngoclinhbui Thạc sĩ (7.0k điểm)
0 phiếu
1 trả lời
Viết dàn ý chi tiết phân tích hình tượng nhân vật Lorca thể hiện qua bài thơ Đàn ghi ta của Lorca của Thanh Thảo?
đã hỏi 13 tháng 5, 2021 trong Ngữ văn lớp 12 bởi linhchi2002 Thần đồng (1.3k điểm)
0 phiếu
1 trả lời
Viết dàn ý chi tiết phân tích bài thơ Đàn ghi ta của Lorca của Thanh Thảo?
đã hỏi 13 tháng 5, 2021 trong Ngữ văn lớp 12 bởi linhchi2002 Thần đồng (1.3k điểm)
0 phiếu
1 trả lời
Viết dàn ý chi tiết phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại thể hiện qua bài thơ Sóng của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh?
đã hỏi 13 tháng 5, 2021 trong Ngữ văn lớp 12 bởi linhchi2002 Thần đồng (1.3k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời
Viết dàn ý chi tiết phân tích vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ thể hiện qua bài thơ Sóng của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh?
đã hỏi 13 tháng 5, 2021 trong Ngữ văn lớp 12 bởi linhchi2002 Thần đồng (1.3k điểm)
0 phiếu
1 trả lời
Viết dàn ý chi tiết phân tích hình tượng Sóng và em thể hiện qua bài thơ Sóng của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh?
đã hỏi 13 tháng 5, 2021 trong Ngữ văn lớp 12 bởi linhchi2002 Thần đồng (1.3k điểm)
0 phiếu
1 trả lời
Viết dàn ý chi tiết phân tích hình tượng Sóng thể hiện qua bài thơ Sóng của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh?
đã hỏi 13 tháng 5, 2021 trong Ngữ văn lớp 12 bởi linhchi2002 Thần đồng (1.3k điểm)
0 phiếu
1 trả lời
Viết dàn ý chi tiết phân tích bài thơ Sóng của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh?
đã hỏi 13 tháng 5, 2021 trong Ngữ văn lớp 12 bởi linhchi2002 Thần đồng (1.3k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời
Viết dàn ý chi tiết phân tích 9 câu đầu bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm?
đã hỏi 12 tháng 5, 2021 trong Ngữ văn lớp 12 bởi linhchi2002 Thần đồng (1.3k điểm)
  1. monmon70023220

    455 Điểm

  2. Darling_274

    33 Điểm

  3. 333cuchillthoi302

    28 Điểm

  4. minhquanhhqt160

    20 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...