Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
643 lượt xem
trong Ngữ văn lớp 9 bởi

2 Trả lời

0 phiếu
bởi nhthuyvy16 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (16.5k điểm)
được bầu chọn là câu hỏi hay nhất bởi selfomyhoidap ● Ban Quản Trị
 
Hay nhất

Dàn ý người lính:
I. MỞ BÀI: Tình huống gợi nhớ những năm tháng tham gia kháng chiến cùng đồng đội.
II. THÂN BÀI:
1. Giới thiệu nhân vật “tôi”:
- Tôi là nông dân, sinh ra và lớn lên ở vùng trung du đất cày lên sỏi đá, quanh năm khô cằn, canh tác khó khăn.
- Tôi trực tiếp tham gia chiến dịch, đơn vị của tôi ở Thái Nguyên có nhiệm vụ bảo vệ cơ quan đầu não kháng chiến, bám sát địch không cho chúng tiến sâu vào căn cứ của ta.
2. Cuộc hội ngộ giữa những người nông dân mặc áo lính:
- Chính tại nơi đây, tôi gặp gỡ những người lính xuất thân từ nông thôn như mình. Quê hương đồng đội tôi cũng nghèo khó, đó là vùng ven biển nước mặn đồng chua.
- Chúng tôi ở khắp bốn phương trời, từ xa lạ rồi gặp nhau trong quân đội thành quen nhau, cùng chung nhiệm vụ, kề vai sát cánh với quyết tâm đánh đuổi quân thù.
3. Sự thấu hiểu tâm tư và chia sẻ khó khăn, thiếu thốn:
- Hơn ai hết, tôi và anh thấu hiểu những nỗi lòng, tâm tư của nhau:
    + Niềm nhớ thương da diết những người thân nơi quê nhà đang mòn mỏi đợi mong.
    + Chúng tôi ra đi khi cảnh nhà còn đầy gian khó. Để lại cơ nghiệp, ruộng nương cho người ở lại, mặc kệ gian nhà không gió lung lay, xơ xác, trống trải, chúng tôi lên đường vì nghĩa lớn. Bởi chúng tôi hiểu rằng, nước nhà chưa yên thì cuộc sống gia đình cũng không thể yên được.
- Chúng tôi cùng chia sẻ những khó khăn, thiếu thốn của cuộc đời người lính:
+ Áo rách vai, quần đầy mảnh vá, chân không giày, đầu không mũ. (yếu tố miêu tả)
+ Trời thì rét buốt như kim châm mà ba người đắp chung một cái chăn mỏng không bao giờ che kín thân.
+ Sốt rét rừng trở thành nỗi ám ảnh mà có lẽ không người lính nào không biết.
- Đối diện với bao thử thách, thiếu thốn ấy, chúng tôi vẫn cười vui, lạc quan. Trao cho nhau cái nắm tay là truyền cho nhau hơi ấm, niềm tin và sức mạnh. (kết hợp nghị luận ý nghĩa của đoàn kết, lạc quan,…)
4. Kỉ niệm những đêm canh gác giữa rừng:
- Mãi mãi chúng tôi không thể quên được kỉ niệm của những buổi canh gác giữa đêm trăng ở núi rừng Việt Bắc. (kết hợp yếu tố miêu tả)
- Rừng hoang, sương muối khắc nghiệt, chúng tôi đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới.
- Bên cạnh tôi luôn có đồng đội, khẩu súng và vầng trăng làm bạn. Suốt đêm, trăng ở bầu trời cao xuống thấp dần và có lúc như treo lơ lửng trên đầu mũi súng.
III. KẾT BÀI: Suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật “tôi”.

0 phiếu
bởi Babyshort Tiến sĩ (10.1k điểm)

* Dàn ý bài đóng vai người lính kể về tình đồng chí trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu:

1. Mở bài:

giới thiệu hoàn cản hiện tại của tôi và nỗi nhớ về cảnh cũ người xưa.

2. Thân bài:

_Sự tương đồng giữa chúng tôi về hoàn cảnh xuất thân,  vè lí tưởng ...

_Những biểu hiện cao đẹp của tình đồng chí, đồng đội giữa chúng tôi.

_Đêm tối nơi chiến trường với người bạn tri kỉ là ánh trăng.

3. Kết bài:

cảm nghĩ của bản thân tôi về quá khứ nghĩa tình. 

Bài làm

Chiến tranh đã đi qua và cuộc sống hôm nay là cuộc sống yên vui, hạnh phúc. Ngồi trong căn nhà nhỏ, trong không khí yên bình của đất nước, tôi ngước nhìn ánh trăng rằm đang sáng rực giữa bầu trời đêm quanh những vì sao lấp lánh. Ánh trăng thơ mông gợi nhắc trong tâm tưởng  tôi về những kỉ niệm cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc năm xưa. Đó là những đêm trăng dài cùng người đồng đội vượt lên mọi gian khổ nơi chiến trường để thực hiện lí tưởng Cách mạng cao đẹp và là kết tinh của tình đồng chí thiết tha. 

Anh và tôi, hai con người xa lạ gặp nhau trong chiến khu. Khi ấy chúng tôi đều là là những thanh niên trẻ, vô tư và tràn đầy nhiệt huyết để chiến đấu vì ngày mai tươi sáng của dân tộc. Nếu quê hương anh “nước mặn đồng chua” thì làng tôi cũng nghèo “đất cày lên sỏi đá”. Chúng tôi đều xuất thân từ những vùng quê nghèo khó, cuộc sống của chúng tôi nghèo nàn đủ đường. TUy cái nghèo đớn đau nhưng nó cũng là điều khằng định được sự chân chất trong tôi, những con người của miền quê nông thôn nồng hậu ,ấm áp. 

Từ hai con người hoàn toàn xa lạ, hai chúng tôi đã gặp nhau và trở nên thân thiết trong chiến trường bom đạn này.  Và có thể nói, hoàn cảnh khắc nghiệt ấy đã vun đắp tình cảm giữa tôi với anh. Như bao người lính khác, lí tưởng, nhiệm vụ của chúng tôi là“Súng bên súng, đầu kề sát đầu”. Nhớ  lại những đêm cùng đắp chung chăn dưới nền trời lạnh cóng, để cùng nhau chống chọi cái lạnh và giữ cho mình niềm tin đẹp tôi vô cùng xúc động. Tình tri kỉ giữa anh và tôi-tình đồng chí giản dị mà thanh cao đã hình thành như thế đó. 

Hai chúng tôi đều phải rời khỏi quê hương để tham gia chiến đấu. Và dẫu dù có xuất thân khác nhau, đến từ miền đất v ới đặc trưng riêng  nhưng có lẽ giấc mơ về ngày đất nước độc lập, giấc mơ và mong ước cống hiến ấy đã thôi thúc conn gười chúng tôi. Những đêm cạnh nhau, anh kể tôi nghe chuyện về quê hương anh trong niềm nhung nhớ khôn nguôi. Nghe anh tâm sự về cảnh nhà với bao nỗi vất vả tôi thấy vô cùng thương anh. Ruộng nương anh gửi cả cho bạn thân mình cày hộ, còn căn nhà đành phải bỏ mặc cho gió to tàn phá. Câu chuyện riêng tư, anh chia sẻ cho tôi thể hiện được tình cảm gắn bó và sẻ chia bên nhau. Anh tin tưởng và cùng tôi tâm sự để ít nhất trong ngày đông lạnh giá nơi chiến trường thi chúng tôi càng thêm gắn bó, yêu thương. 

Ở rừng có đại dịch sốt rét làm các chiến hữu của tôi chết rất nhiều. Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh, rét run cả người, toàn thân thể ướt ngập mồ hôi. Chúng tôi sợ, sợ căn bệnh ấy như ác quỷ nhưng cũng chỉ dám hi vọng vào ngày mai tốt đẹp, tươi sáng hơn. Áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá- thiếu thốn ấy đủ đường. Hai người bạn bên nhau cùng tương trợ cho nhau vượt qua khó khăn. ,Dẫu mệt mỏi, dẫu khổ sở  nhưng miệng vẫn cười, cười trong cái lạnh cóng để động viên an ủi nhau. 

 Những đêm rừng hoang sương muối, anh và tôi đứng canh gác cạnh bên nhau “chờ” giặc tới. Nhiệm vụ hàng đầu của chúng tôi là chiến đấu và  tình đồng chí của chúng tôi đã sưởi ấm lòng giữa cảnh rừng hoang lạnh giá. Nhưng đêm lạnh không chỉ có chúng tôi mà còn một người bạn nữa là vầng trăng tri kỉ. Súng và trăng tuy gần mà xa, hài hòa, đan cài vào nhau tạo nên cảnh đẹp giữa đêm. 

Đất nước bây giờ đã độc lập, bình yên và tôi càng thêm hiểu, thêm trân trọng những ngày tháng sống trong gian khổ. Nhớ về khoảng thời gian còn chiến đấu, nhớ về anh-người bạn tri kỉ của  năm xưa. TÌnh cảm đồng chí thiêng liêng, cao cả ấy tôi vô cùng trân trọng.

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
3 câu trả lời 775 lượt xem
0 phiếu
2 câu trả lời 149 lượt xem
Viết dàn ý chi tiết nhất phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu?
đã hỏi 12 tháng 5, 2021 trong Ngữ văn lớp 12 bởi linhchi2002 Thần đồng (1.3k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 437 lượt xem
0 phiếu
2 câu trả lời 152 lượt xem
Viết dàn ý chi tiết nhất phân tích hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc qua bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu?
đã hỏi 12 tháng 5, 2021 trong Ngữ văn lớp 12 bởi linhchi2002 Thần đồng (1.3k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 222 lượt xem
Viết dàn ý phân tích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
đã hỏi 12 tháng 5, 2021 trong Ngữ văn lớp 12 bởi linhchi2002 Thần đồng (1.3k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 300 lượt xem
Viết dàn ý chi tiết phân tích khổ đầu bài "Tây tiến"
đã hỏi 26 tháng 5, 2022 trong Ngữ văn lớp 12 bởi Khách
0 phiếu
1 trả lời 154 lượt xem
Trong bài thơ "Đồng chí", Chính Hữu viết: "Đêm nay rừng hoang sương muối  Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới  Đầu súng trăng treo." Viết một đoạn văn Tổng - phân - hợp có độ dài 15 câu phân tích 3 câu thơ trên.  P/S: Có cả dàn ý càng tốt ạ.    
đã hỏi 16 tháng 4, 2019 trong Ngữ văn lớp 9 bởi DoMinh Thần đồng (582 điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 251 lượt xem
Viết dàn ý hay nhất phân tích 20 câu đầu tác phẩm Việt Bắc của Tố Hữu?
đã hỏi 12 tháng 5, 2021 trong Ngữ văn lớp 12 bởi linhchi2002 Thần đồng (1.3k điểm)
0 phiếu
0 câu trả lời 125 lượt xem
Kết bài hay nhất cho bài văn phân tích hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu?
đã hỏi 12 tháng 5, 2021 trong Ngữ văn lớp 12 bởi linhchi2002 Thần đồng (1.3k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 193 lượt xem
Mở bài hay nhất cho bài văn phân tích hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu?
đã hỏi 12 tháng 5, 2021 trong Ngữ văn lớp 12 bởi linhchi2002 Thần đồng (1.3k điểm)
  1. monmon70023220

    560 Điểm

  2. Darling_274

    74 Điểm

  3. minhquanhhqt160

    73 Điểm

  4. 333cuchillthoi302

    37 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...