Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
155 lượt xem
trong Ngữ văn lớp 11 bởi
Nêu suy nghĩ của em về câu nói "Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở hành động" - nhà văn Pháp M. Xi-xê-rông. Làm rõ việc tu dưỡng và học tập của bản thân từ câu nói đó

1 Câu trả lời

0 phiếu
bởi Xuhoa13 ● Cộng Tác Viên Thạc sĩ (7.4k điểm)
 
Hay nhất
“Đức hạnh” là phẩm chất đạo đức, trí tuệ, tình cảm, tâm hồn của con người. Một người có đức hạnh là người hội đủ nhiều phẩm chất cao quý của con người và thời đại.

Con người “đức hạnh” được xem là khuôn mẫu của mọi thời đại. Người đó là biểu tượng cao đẹp cho lối sống tích cực, cho nhân phẩm trác tuyệt của nhân loại. Thế nhưng, đức hạnh không phải là lời nói suông, là lời ngợi ca trừu tượng. Đức hạnh chỉ là đức hạnh khi nó được thể hiện thông qua hành động. Không hành động, đức hạnh không có cơ hội lộ diện và phát huy sức mạnh. Do vậy, ý kiến “mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động” là hoàn toàn đúng đắn.

Trong mối quan hệ với hành động, đức hạnh là cội nguồn tạo ra hành động. Ngược lại, hành động là biểu hiện cụ thể của đức hạnh. Chẳng hạn như, khi nhặt được của rơi, một con người đức hạnh thực sự là phải hành động theo cách trả lại của rơi đó. Nếu không hành động “trả lại” thì người đó không được là đức hạnh. 

Như thế, hành động chính là thước đo phẩm giá đạo đức của con người. Trong cuộc đời có rất nhiều người nói rất hay về đức hạnh và thậm chí có cả những người tự nhận mình là người đức hạnh, nhưng thực tế nhiều khi không phải. Muốn biết người ta có đức hạnh hay không thì chúng ta phải kiểm chứng họ bằng hành động cụ thể.

Để hành động, con người ta cần biết vì sao mình hành động. Thế nhưng, cách thức hành động và mục đích hành động của con người đều do đức hạnh chi phối. Chẳng hạn, một cụ già hoặc một em bé bị ngã, ta giúp nâng dậy bởi “đức hạnh” bảo ta rằng đó là những con người yếu đuối cần giúp đỡ. Hành động trợ giúp ấy là hành động tốt, đáng làm. Hay khi nhìn thấy một tên cướp đang cướp tài sản của một ai đó, chúng ta cần phải hành động (như tấn công bắt giữ tên cướp, gọi điện báo cho công an,...) vì hành vi cướp bóc là trái đạo lí, vi phạm pháp luật.

Đức hạnh bẩm sinh vốn có trong con người. Nhưng nếu không có ý thức duy trì, tu dưỡng thì đức hạnh sẽ sớm bị mai một, cái xấu, cái ác sẽ có cơ hội xâm lấn. Con người có thể vun đắp đúc hạnh bằng cách noi theo những gương tốt của ông bà tiên tổ qua sách báo (chẳng hạn truyền thống yêu nước chống ngoại xâm, truyền thống nhân ái,...), học đức hạnh trong đời sống thường nhật, trong quan hệ ứng xử văn hoá với bạn bè. Tri thức con người càng phát triển thì đạo đức của con người cũng cần phát triển tương ứng. Đức hạnh đòi hỏi sự cân đối về mọi mặt trong đời sống tâm hồn. Nếu phát triển lệch lạc thì những tri thức, những thành tựu khoa học tự nhiên có được có thể trở thành mối hiểm nguy để doạ chính sự sống của con người. Việc tìm ra nguyên tử chẳng hạn là để phục vụ đời sống con người, nhưng những kẻ xấu lại chế bom nguyên tử để hủy diệt sự sống. Hành động đó, những con người đức hạnh cần phải tránh xa,

Mọi biểu hiện của đức hạnh đều được thông qua con đường hành động. Chỉ có hành động mới mang lại giá trị đích thực cho con người. Nói cách khác, thước đo đức hạnh của con người là hành động. Do vậy, việc tu dưỡng bản thân cần phải có sự điều chỉnh phù hợp giữa trau dồi đức hạnh và hành động. Học phải đi đôi với hành. Lí thuyết phải kết hợp với thực tiễn.

Đức hạnh của con người chỉ trở thành đức hạnh thực sự khi được kiểm chứng qua hành động. Trên ghế nhà trường, học sinh được truyền dạy những kinh nghiệm sống từ ngàn đời của cha ông, nhân loại. Mục đích của việc giáo dục là đào tạo ra những con người hội đủ mọi mặt của đức hạnh. Nhưng quan trọng hơn là khi ra đời, học sinh phải biết hành động đúng với lương tri, đạo đức,... Đấy chính là điều quan trọng.

Khi đang còn trên ghế nhà trường, việc trau dồi, nắm bắt tri thức, chăm chú nghe lời giảng của thầy cô,... là những biểu hiện của đức hạnh. Ngược lại, không thuộc bài, trốn học đi chơi, đua đòi ăn diện,... là những biểu hiện trái với đức hạnh, cần loại bỏ.

Nhấn mạnh đến vai trò của hành động, nhà triết học La Mã cổ đại không hề có ý phủ nhận nền tảng của hành động là đức hạnh. Đức hạnh cần được phải trau dồi bền bỉ qua thời gian. Mỗi chặng đường của nó đều được kiểm định trong hành động. Hành động là con đường đi đến mọi kết quả cuối cùng của đức hạnh, của lẽ sống con người.

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
0 câu trả lời 279 lượt xem
Giáo sư NGUYỄN ĐĂNG MẠNH từng nhận xét:"Thơ không cần nhiều từ ngữ. Nó cũng không quan tâm đến hình xác của sự sống.Nó chỉ cần cảm nhận và truyền đi 1 chút linh hồn cùa cảnh vật thông qua linh hồn thi sỹ" Bạn có suy nghĩ gì về câu nói đó và hãy làm sáng tỏ thông qua những tác phẩm thơ đã học.
đã hỏi 25 tháng 4, 2020 trong Ngữ văn lớp 11 bởi Phamthunhien Tiến sĩ (20.5k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 1.8k lượt xem
Thái độ và hành động của hai nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trong (Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long) và anh chiến sĩ lái xe trong (Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật) gợi cho em suy nghĩ gì về tuổi trẻ ngày nay.
đã hỏi 17 tháng 4, 2020 trong Ngữ văn lớp 9 bởi Phamthunhien Tiến sĩ (20.5k điểm)
  • viết-văn
  • nghị-luận
  • trung-bình
0 phiếu
1 trả lời 114 lượt xem
0 phiếu
1 trả lời 201 lượt xem
0 phiếu
1 trả lời 424 lượt xem
M.Faraday đã nói: "Mọi thứ rồi sẽ qua chỉ còn tình người ở lại". Hãy nêu suy nghĩ về câu nói trên.
đã hỏi 8 tháng 3, 2022 trong Ngữ văn lớp 12 bởi Khách
0 phiếu
0 câu trả lời 262 lượt xem
Suy nghĩ của về câu nói của nhà thơ Pháp Phrăngxoa Côpê: “Người ta chỉ xấu xa trước đôi mắt ráo hoảnh của phường ích kỉ”.
đã hỏi 15 tháng 4, 2020 trong Ngữ văn lớp 11 bởi Phamthunhien Tiến sĩ (20.5k điểm)
–2 phiếu
0 câu trả lời 668 lượt xem
Chắt chiu vị ngọt mùi hương Lặng thầm thay những con đường ong bay Trải qua mưa nắng vơi đầy Men trời đất đủ làm say đất trời Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày Hành trình của bầy ong - Nguyễn Đức Mậu Hành trình của bầy ong trong đoạn thơ trên gợi  suy nghĩ gì về hành ... tạo của người nghệ sĩ? Có nhận xét gì về những mùa hoa của Xuân Diệu giữ lại cho con người, cuộc đời qua tác phẩm Vội vàng?
đã hỏi 14 tháng 4, 2020 trong Ngữ văn lớp 11 bởi Phamthunhien Tiến sĩ (20.5k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 238 lượt xem
Viết đoạn văn (6 đến 10 câu) nêu suy nghĩ của em về đức tính giản dị của Bác Hồ. Trong đó có sử dụng phép liệt kê, trạng ngữ
đã hỏi 4 tháng 5, 2021 trong Ngữ văn lớp 7 bởi nguyen_haianh ● Quản Trị Viên Cử nhân (4.5k điểm)
+1 thích
1 trả lời 450 lượt xem
Viết 1 đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy nêu suy nghĩ của em về Đức tính khiêm tốn.Đoạn văn có sử dụng 1 trạng nữ và 1 câu đặc biệt
đã hỏi 27 tháng 5, 2020 trong Ngữ văn lớp 7 bởi hoangvantinh130382323 Học sinh (6 điểm)
0 phiếu
0 câu trả lời 106 lượt xem
Hãy nêu suy nghĩ của em về vấn đề hạn hán ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay (bài văn)
đã hỏi 27 tháng 5, 2020 trong Ngữ văn lớp 11 bởi maithithuthuongpr3370 Học sinh (5 điểm)
  1. Darling_274

    20 Điểm

  2. minhquanhhqt160

    15 Điểm

  3. lueyuri009730

    15 Điểm

  4. lenguyenducminh05102011227

    5 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...