Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
+2 phiếu
598 lượt xem
trong Khác bởi Phạm Diệu Linh Học sinh (246 điểm)

Tần Thủy Hoàng là một ông vua nổi tiếng của Trung Hoa thời xưa nhưng ông cũng rất tàn bạo. Hãy nêu những việc làm thể hiện sự tàn bạo của Tần Thủy Hoàng.

đã đóng
bởi Tí Vua Đệ Nhất Tiến sĩ (28.1k điểm)
Tick mình nha!

+1 cho bạn nà!

7 Trả lời

+3 phiếu
bởi SONGOKU LIGHT Cử nhân (1.9k điểm)
được bầu chọn là câu hỏi hay nhất bởi Phạm Diệu Linh
 
Hay nhất

Tần Thủy Hoàng (tiếng Trung Quốc: 秦始皇)(259 TCN – 210 TCN) [1][2], tên thật là Doanh Chính (嬴政), còn có tên khác là Triệu Chính (趙政), là vua của nước Tần ở Trung Quốc từ năm 246 TCN đến 221 TCN trong thời kỳ Chiến Quốc và trở thành vị Hoàng đế sáng lập ra nhà Tần, đồng thời là hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc thống nhất vào năm 221 trước Công nguyên sau khi tiêu diệt các nước chư hầu khác. Ông cai trị cho đến khi qua đời vào năm 210 trước Công nguyên ở tuổi 49.

Tự gọi mình là Thủy Hoàng Đế (始皇帝) sau khi Trung Quốc được thống nhất, Tần Thủy Hoàng là một nhân vật quan trọng trong lịch sử Trung Quốc, mở ra gần hai thiên niên kỷ của hoàng gia cai trị Trung Quốc. Sau khi thống nhất, ông và thừa tướng Lý Tư đã thông qua một loạt các cải cách lớn về kinh tế và chính trị. Ông đã tiến hành nhiều dự án khổng lồ, bao gồm việc xây dựng và hợp nhất các bộ phận của Vạn Lý Trường Thành, lăng mộ kích thước thành phố nổi tiếng được bảo vệ bởi đội quân đất nung có kích thước thật, và một hệ thống đường quốc gia lớn, với cái giá của rất nhiều mạng người. Để đảm bảo sự ổn định, ông đặt ra ngoài vòng pháp luật và đốt cháy nhiều cuốn sách và chôn sống một số học giả. Tương truyền ông là người tinh thông ngũ hành,từng nhiều lần dùng phép ngũ hành nhấn chìm các nước đối thủ,làm động đất thiệt hại cho Triệu quốc.

Nhắc đến tính cách hung bạo và tàn ác chẳng mấy ai quên được Tần Thủy Hoàng, vị vua đầu tiên của Trung Quốc. Vào năm 221 trước Công nguyên, Tần Thủy Hoàng đã thống nhất đất nước, thành lập chế độ tập quyền về mặt chính trị thống nhất từ trung ương, xây dựng nền quân chủ chuyên chế.

Ông đã có công tiêu diệt các nước chư hầu Thời Chiến Quốc, thống nhất Trung Hoa lập nên một đế quốc rộng lớn. Tuy nhiên, ông cũng được xem là bạo chúa vì chính sách cai trị hà khắc và tàn bạo của mình.

Một điều mà không nhà lịch sử nào phản bác chính là chính sách cai trị độc ác và tàn bạo của Tần Thủy Hoàng. Mặc dù, cuộc cách mạng tàn độc này đã giúp thống nhất Trung Hoa nhưng đây vẫn là một dấu lặng đau lòng trong lịch sử Trung Hoa.

Suốt chiều dài lịch sử cai trị của Tần Thủy Hoảng chính sách độc tôn duy trì chính là sự tàn bạo, đa nghi, xem mạng người như cỏ rác. Tần Thủy Hoàng cai trị một cách độc tài, không chú trọng đến nhân đức, ân nghĩa, trong một thời gian dài không tha tội cho ai, không để ý đến giáo hóa hoặc tuyên truyền cho dân thấu hiểu.

Vốn nghĩ mình là con trời nên Tần Thủy Hoàng luôn thể hiện tính tình gàn dở tự đắc, muốn gì được nấy, tự cho rằng từ xưa đến nay không ai bằng mình. Một trong những quyết định của Tần Thủy Hoàng khiến nhiều văn sĩ đầu rơi máu đổ là chính sáchđốt kinh thi, kinh thư, sách vở trong vòng 30 ngày, truy lùng các học sĩ.

Ông từng ra lệnh chôn sống 460 người ở Hàm Dương vì không cùng quan điểm chính trị. Ngoài ra, một trong những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử là Lã Bất Vi (người được cho là cha ruột của Tần Thủy Hoàng) đã bị chính vị hôn quân này giết chết.

Vì muốn trường sinh bất tử, vị vua này còn sai biết bao người đi tìm thuốc tiên, thần dược. Tần Thủy Hoàng có lẽ là vị vua duy nhất sợ cái chết đến mức điên dại.Quá trình này đã khiến biết bao người dân vô tội bị chết để thỏa mãn cho sở thích quái đản của vị vua này. Lúc còn sống cho xây lăng mộ gồm 3 tầng, trên cùng là ngoại cung, tiếp theo là nội cung và sau cùng là tẩm cung, nằm ở phía Bắc núi Ly Sơn thuộc địa phận tỉnh Thiểm Tây.

Rất nhiều binh sĩ, thợ thuyền được điều động đến để xây lăng mộ cho vị hoàng đế này. Dã man hơn, sau khi thợ chôn cất châu báu, để tránh bị lộ ra ngoài, vị vua này đã sai đóng đường hầm, chôn sống những người thợ ở đây với mục đích biến họ trở thành thần giữ của cho Tần Thủy Hoàngthạch được cho là rơi xuống Đông Quận (东郡) ở chỗ thấp của sông Hoàng Hà. Trên thiên thạch có người ghi dòng chữ "Thủy Hoàng chết thì đất bị chia." [52] Khi Thủy Hoàng biết được, ông đã phái người đi điều tra. Không ai nhận là người đã viết dòng chữ nên tất cả những người sống gần đó đều bị giết. Tảng thiên thạch sau đó bị đốt cháy và nghiền thành bột [12].

Sau đó, Thủy Hoàng đi kinh lý phía đông, Tả Thừa tướng Lý Tư đi theo, Hữu Thừa tướng Khứ Tật ở nhà. Hồ Hợi, con nhỏ của Thủy Hoàng, được nhà vua yêu mến xin đi theo, vua bằng lòng.

Sau khi tế vua Hạ Vũ ở Cối Kê, Tần Thủy Hoàng trở về kinh. Trên đường trở về phía tây đến bến Bình Nguyên thì bị bệnh.

Thủy Hoàng ghét người ta nói đến việc chết, cho nên quần thần không ai dám nói với nhà vua về việc chuẩn bị cho việc ông qua đời. Khi bệnh càng nặng, nhà vua viết thư đóng dấu của vua gửi đến công tử Phù Tô nói: "Con về Hàm Dương với đám tang, và chôn cất ta ở đấy." Bức thư đã niêm phong ở trong phủ trung xa thuộc quyền Triệu Cao. Bức thư có dấu của nhà vua làm tin chưa giao cho sứ giả, thì Thủy Hoàng qua đời ở Bình Đài (平台), thuộc đất Sa Khâu (沙丘), là nơi cách khoảng hai tháng đi bằng đường bộ cách kinh thành Hàm Dương vào ngày 10 tháng 9 năm 210 TCN theo lịch Julius [22][22][53][54]. Sử liệu phương Tây cho rằng ông chết do uống phải thuốc thủy ngân do các ngự y chế ra[55] mà những viên thuốc này vốn được làm nhằm mục đích giúp cho Tần Thủy Hoàng bất tử [55].

Thừa tướng Lý Tư thấy nhà vua mất ở xa kinh đô nên đã trở thành vô cùng lo lắng rằng tin tức về cái chết của Thủy Hoàng có thể kích hoạt một cuộc nổi dậy lớn trong toàn đế chế [22], bèn giấu kín điều đó, không báo tang, chở quan tài trong một cỗ xe mát, cho một hoạn quan được vua yêu ngồi trong xe, đến đâu thì dâng thức ăn, trăm quan vẫn tâu việc như thường [22]. Viên hoạn quan ở trong xe nghe lời tâu, liền bảo: "Được!". Chỉ có Hồ Hợi, Triệu Cao và một vài hoạn quan thân tín của nhà vua, tất cả có năm sáu người biết là nhà vua đã chết [22].

Xe đi từ Tỉnh Hình đến Cửu Nguyên. Gặp lúc trời nắng, chiếc xe mát phát ra mùi thối, đòng tùy tùng sai các quan đi theo chở trên xe một thạch cá muối để đánh lẫn mùi thối [22]. Đi theo đường thẳng đến Hàm Dương mới báo tang.

Tổng cộng, ông ở ngôi được 35 năm, trong đó 24 năm là làm vua nước Tần từ năm 246 TCN đến năm 222 TCN, và 11 năm làm hoàng đế của đế chế Tần từ năm 221 TCN đến năm 210 TCN.

+1 thích
bởi lephuocnhatminh123 Học sinh (106 điểm)
Để tăng sức mạnh quân sự, Tần Thủy Hoàng đã cho người bắt tất cả các trai tráng khỏe mạnh tòng quân. Theo đó, mỗi binh sĩ trong quân đội của Tần Vương phải giết ít nhất 1 quân địch trong mỗi trận chiến. Sau đó, họ phải chặt đầu kẻ thù và đem trình lên cho Tần Thủy Hoàng.Nếu binh sĩ nào ra trận mà không giết được kẻ địch nào thì sẽ phải trả giá bằng chính mạng sống của mình. Ngược lại, binh sĩ nào giết được càng nhiều địch thì sẽ được trọng thưởng, thăng cấp và có địa vị ngày càng cao trong quân doanh.Những người nào vi phạm quy định, luật lệ của Tần Thủy Hoàng đều sẽ bị xử tử hoặc giáng xuống làm nô lệTrong thời gian cầm quyền, Tần Thủy Hoàng tiêu chuẩn hóa hệ thống chữ viết. Tuy nhiên, Tần Thủy Hoàng cũng đốt nhiều cuốn sách và chôn sống một số học giả khi thực hiện chính sách ngu dân năm 213 TCN.Đến năm 212 TCN, Tần Thủy Hoàng bị các phương sỹ che mờ mắt, bịa đặt nhiều chuyện không đúng sự thật dẫn đến việc ra quyết định sai lầm là “chôn nho” và giết hết các phần tử trí thức.
+1 thích
bởi dangthanhnam123 Cử nhân (1.8k điểm)

Một điều mà không nhà lịch sử nào phản bác chính là chính sách cai trị độc ác và tàn bạo của Tần Thủy Hoàng. Mặc dù, cuộc cách mạng tàn độc này đã giúp thống nhất Trung Hoa nhưng đây vẫn là một dấu lặng đau lòng trong lịch sử Trung Hoa.

Suốt chiều dài lịch sử cai trị của Tần Thủy Hoảng chính sách độc tôn duy trì chính là sự tàn bạo, đa nghi, xem mạng người như cỏ rác. Tần Thủy Hoàng cai trị một cách độc tài, không chú trọng đến nhân đức, ân nghĩa, trong một thời gian dài không tha tội cho ai, không để ý đến giáo hóa hoặc tuyên truyền cho dân thấu hiểu.

Vốn nghĩ mình là con trời nên Tần Thủy Hoàng luôn thể hiện tính tình gàn dở tự đắc, muốn gì được nấy, tự cho rằng từ xưa đến nay không ai bằng mình. Một trong những quyết định của Tần Thủy Hoàng khiến nhiều văn sĩ đầu rơi máu đổ là chính sáchđốt kinh thi, kinh thư, sách vở trong vòng 30 ngày, truy lùng các học sĩ.

Ông từng ra lệnh chôn sống 460 người ở Hàm Dương vì không cùng quan điểm chính trị. Ngoài ra, một trong những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử là Lã Bất Vi (người được cho là cha ruột của Tần Thủy Hoàng) đã bị chính vị hôn quân này giết chết.

Vì muốn trường sinh bất tử, vị vua này còn sai biết bao người đi tìm thuốc tiên, thần dược. Tần Thủy Hoàng có lẽ là vị vua duy nhất sợ cái chết đến mức điên dại.Quá trình này đã khiến biết bao người dân vô tội bị chết để thỏa mãn cho sở thích quái đản của vị vua này. Lúc còn sống cho xây lăng mộ gồm 3 tầng, trên cùng là ngoại cung, tiếp theo là nội cung và sau cùng là tẩm cung, nằm ở phía Bắc núi Ly Sơn thuộc địa phận tỉnh Thiểm Tây.

Rất nhiều binh sĩ, thợ thuyền được điều động đến để xây lăng mộ cho vị hoàng đế này. Dã man hơn, sau khi thợ chôn cất châu báu, để tránh bị lộ ra ngoài, vị vua này đã sai đóng đường hầm, chôn sống những người thợ ở đây với mục đích biến họ trở thành thần giữ của cho Tần Thủy Hoàng.

+1 thích
bởi hoanghavy Cử nhân (2.3k điểm)

Để tăng sức mạnh quân sự, Tần Thủy Hoàng đã cho người bắt tất cả các trai tráng khỏe mạnh tòng quân. Theo đó, mỗi binh sĩ trong quân đội của Tần Vương phải giết ít nhất 1 quân địch trong mỗi trận chiến. Sau đó, họ phải chặt đầu kẻ thù và đem trình lên cho Tần Thủy Hoàng.

Nếu binh sĩ nào ra trận mà không giết được kẻ địch nào thì sẽ phải trả giá bằng chính mạng sống của mình. Ngược lại, binh sĩ nào giết được càng nhiều địch thì sẽ được trọng thưởng, thăng cấp và có địa vị ngày càng cao trong quân doanh.

Sau khi Tần Thủy Hoàng đánh bại 6 nước chư hầu, thống nhất thiên hạ và trở thành Hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, người dân ở các nước bại trận bị bắt làm việc như nô lệ hoặc gia nhập quân đội nhà Tần.

Những người nào vi phạm quy định, luật lệ của Tần Thủy Hoàng đều sẽ bị xử tử hoặc giáng xuống làm nô lệ.

Trong thời gian cầm quyền, Tần Thủy Hoàng tiêu chuẩn hóa hệ thống chữ viết. Tuy nhiên, Tần Thủy Hoàng cũng đốt nhiều cuốn sách và chôn sống một số học giả khi thực hiện chính sách ngu dân năm 213 TCN.

Theo một số ghi chép, do tinh thông ngũ hành nên Tần Thủy Hoàng đã vận dụng điều này để nhấn chìm các nước đối thủ từ đó gây ra động đất ảnh hưởng đến cuộc sống của bách tính.

Năm 246 TCN, Tần Thủy Hoàng đã ra lệnh xây dựng lăng mộ cho mình sau khi băng hà. Khi đó, Tần Vương mới 13 tuổi. Sau 36 năm xây dựng, lăng mộ của Tần Thủy Hoàng hoàn thành và ông hoàng này đã qua đời ngay sau đó (vào năm 210 TCN).

Theo ước tính, 700.000 tù nhân chiến tranh và nô lệ đã tham gia vào việc xây dựng lăng mộ của Tần Thủy Hoàng. Sau đó, toàn bộ bị giết chết để không làm lộ bí mật về vị trí lăng mộ. Thậm chí, để có thể an hưởng cuộc sống sung túc như khi còn sống, Tần Thủy Hoàng còn chôn sống các nhân tình, thê thiếp... để họ theo hầu hạ vị hoàng đế này khi ở thế giới bên kia.

 

0 phiếu
bởi

   Để có được phương thuốc trường sinh bất lão, Tần Thủy Hoàng đã cử người dẫn hàng nghìn nam nữ đồng tử ra biển cầu thần khiến tiêu tốn không biết bao nhiêu sức người sức của, tăng thêm gánh nặng cho nhân dân...

Từ đó ông bị nhiều lần ám sát, Nhưng đều hụt!!no

Kỳ cuối: Sau những lần bị ám sát hụt, Tần Thủy Hoàng bắt đầu chú trọng vào việc chính sự hơn. Tuy nhiên cũng từ đây vị hoàng đế này bộc lộ những trò tiêu khiển xa xỉ khiến dân chúng khốn khổ trăm bề mà điển hình nhất là việc Tần vương miệt mài phái người đi tìm phương thuốc trường sinh bất lão…!!

Mình chỉ dc nêu cái vụ nổi nhất thôi!! 

NGUỒN:Chuyện về vị vua bị ám sát nhiều nhất trong lịch sử (mình trích 1 ít)

0 phiếu
bởi
Giết chết Kinh Kha thích khách của nước Yến

 
0 phiếu
bởi Huyết Thục Thần đồng (1.2k điểm)

Là: thà giết nhầm còn hơn bỏ sót,tiêu diệt tận gốc kẻ thù ,....MÌNH CHỈ BIẾT CÓ VẬY!!!smileyheartsmiley

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
1 trả lời 139 lượt xem
0 phiếu
2 câu trả lời 138 lượt xem
Tại sao quân dân Đại Việt trong thế kỉ XIII có thể đánh và chiến thắng oanh liệt quân Mông - Nguyên, kẻ thù được coi là tàn bạo và hùng mạnh nhất lúc bấy giờ?
đã hỏi 4 tháng 8, 2019 trong Lịch sử lớp 10 bởi Xuhoa13 ● Cộng Tác Viên Thạc sĩ (7.4k điểm)
  • lịch-sử-10
  • khó
  • bài-19
0 phiếu
2 câu trả lời 359 lượt xem
Các đảng viên cộng sản trong nhà tù của thực dân Pháp đã có thái độ như thế nào trước chính sách khủng bố tàn bạo của kẻ thù ?
đã hỏi 29 tháng 7, 2018 trong Lịch sử lớp 9 bởi anhthh_823 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (15.4k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 869 lượt xem
tại sao nói chính sách đàn áp cùa phong kiến phương Bắc đối với Giao Châu là rất hà khắc và tàn bạo
đã hỏi 24 tháng 3, 2018 trong Lịch sử lớp 6 bởi hỏi đệ
+1 thích
4 câu trả lời 208 lượt xem
Các bạn hãy cho biết 2 vị vua tàn bạo nhất lịch sử Trung Hoa ?
đã hỏi 26 tháng 5, 2017 trong Lịch sử lớp 6 bởi Charlie Puth Thần đồng (1.2k điểm)
0 phiếu
5 câu trả lời 633 lượt xem
Các triều đại phong kiến Trung Quốc đều bóc lột nhân dân ta bằng các biện pháp chủ yếu: Đánh thuế, lao dịch, cống nạp. ... giúp mik giải nha ! Ai nhanh và chính xác nhất mik sẽ tick bn đó.Thanks !
đã hỏi 7 tháng 4, 2017 trong Lịch sử lớp 6 bởi Câu hỏi Vở bài tập Sử 6
0 phiếu
1 trả lời 303 lượt xem
0 phiếu
1 trả lời 87 lượt xem
+2 phiếu
2 câu trả lời 301 lượt xem
Vì sao người Việt đánh tan được đạo quân hùng mạnh của Tần Thủy Hoàng?
đã hỏi 29 tháng 8, 2018 trong Khác bởi Tí Vua Đệ Nhất Tiến sĩ (28.1k điểm)
  1. luckyyhappyy07687

    305 Điểm

  2. PTG

    294 Điểm

  3. tnk11022006452

    165 Điểm

  4. minhquanhhqt160

    128 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...