Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
+2 phiếu
173 lượt xem
trong Lịch sử lớp 7 bởi xuandao123 Học sinh (110 điểm)
Suy nghĩ về sự chuyển giao quyền lực giữa hai triều đại  Lý và Trần
đã đóng
bởi Tí Vua Đệ Nhất Tiến sĩ (28.1k điểm)
Tick mình nha!

+1 cho bạn nà!

4 Trả lời

0 phiếu
bởi trannhat900 ● Ban Quản Trị Phó giáo sư (52.9k điểm)
được bầu chọn là câu hỏi hay nhất bởi xuandao123
 
Hay nhất

Lịch sử việt nam về chuyển giao quyền lực giữa 2 triều đại phong kiến không xảy ra gươm đao và máu đổ là cuối triều Lê và đầu triều Trần. Giữa vua Lê Chiêu Thống và vua Trần Cảnh. (Bởi vì Lê Chiêu Thống là vợ của Trần Cảnh nên nhường ngôi cho chồng không điều kiện theo ý của Thái sư Trần Thủ Độ).

0 phiếu
bởi Tí Vua Đệ Nhất Tiến sĩ (28.1k điểm)
Đó là triều Lý và Trần: Lý Chiêu Hoàng nh­ường ngôi vua cho chồng mình là Trần Cảnh. Trần Cảnh là vị vua đầu tiên của nhà Trần. Để thự­­­­c hiện được điều này có vai trò quyết định của Trần Thủ Độ - Cậu ruột của Trần Cảnh.
0 phiếu
bởi dat97tqt Tiến sĩ (12.7k điểm)

Đây có thể được coi là sự " chuyển giao" lành mạnh giữa vợ và chồng, giữa " Lý Chiêu Hoàng" và "Trần Cảnh" mà đem lại hạnh phúc, thái bình cho dân. Hợp lòng người, lòng dân

0 phiếu
bởi ๖ۣۜMinh๖ۣۜ ๖ۣۜKhổng๖ۣۜ Tiến sĩ (10.6k điểm)

Vào cuối triều Lý, tình hình chính trị, xã hội trên toàn quốc, cũng như tại kinh thành Thăng Long hết sức rối loạn. Các thế lực chính trị quân sự phong kiến cát cứ tranh giành quyền lợi, địa vị đã bắt nhân dân dưới quyền kiểm soát của chúng đi lính, xua ra trận mạc chém giết lẫn nhau. Nhân dân còn bị bắt đi đào hào, đắp lũy cho triều đình và bọn quý tộc cát cứ. Trong những trận đánh nhau, bọn phong kiến không ngần ngại, phá hủy đê điều để phục vụ mục đích chiến tranh, do đó mà mùa màng bị phá hủy, nhà cửa, tài sản bị chìm đắm. Đó là chưa kể những đảm phụ trong chiến tranh mà nhân dân phải gánh vác, nhiều hương ấp bị đốt cháy, cả kinh thành Thăng Long và nhà cửa của nhân dân kinh thành bị phá hủy gần hết.

Về phần triều đình nhà Lý thì đã lung lay tới tận gốc rễ. Vua Lý Huệ Tông từ lâu đã phát cuồng, “khi thì xưng là thiên tướng giáng hạ, tay cầm giáo mộc, cắm cờ nhỏ trên búi tóc, đùa giỡn múa may từ sáng sớm đến quá trưa mới thôi, khi thì lại toát mồ hôi, người ráo khát, uống rượu ngủ li bì, đến mãi hôm sau mới tỉnh” (Toàn thư, tập I, H. 1998, tr. 337). Lý Huệ Tông không có con trai, chỉ có hai con gái: con gái cả là công chúa Thuận Thiên, đã gả cho Trần Liễu (con cả Trần Thừa), con gái thứ hai là công chúa Chiêu Thánh, mới 7 tuổi. Huệ Tông nhường ngôi cho Chiêu Thánh – tức là Lý Chiêu Hoàng – lên làm Thái thượng hoàng, sau đó xuất gia ở chùa Chân Giáo trong đại nội.

Sự suy thoái của chính quyền trung ương cuối thời Lý đã dọn đường cho họ Trần lên ngôi vua. Đầu năm 1224, Trần Thừa được cử làm Phụ Quốc thái úy, Phùng Tá Chu làm Nội thị phán thủ, Trần Thủ Độ làm Điện tiền chỉ huy sứ, thống lĩnh các quân Hộ vệ Cấm đình. Việc bố trí cho công chúa Chiêu Thánh lên ngôi là nằm trong dự tính của Trần Thủ Độ, với sự hỗ trợ của Trần Thái hậu (tức Trần Thị Dung, sau này là Linh từ quốc mẫu, phu nhân của Trần Thủ Độ). Đây chính là điểm mấu chốt trong toàn bộ kế hoạch tiến hành chuyển giao quyền lực từ họ Lý sang họ Trần của chính trị gia Trần Thủ Độ. Bài toán chính trị đặt ra đối với dòng họ Trần nói chung và Trần Thủ Độ nói riêng là hoặc tiếp tục duy trì vương triều Lý hoặc thay thế nó, tạo dựng một triều đại mới. Và nếu như thay thế nó, giành ngôi báu cho nhà Trần thì bằng con đường nào?

Tính quyết đoán cao và sự khôn ngoan nhạy bén chính trị của Trần Thủ Độ là việc đưa Trần Cảnh mới 8 tuổi vào làm chức Chánh thủ, tức chức quan chực hầu bên Lý Chiêu Hoàng. Từ đó, dẫn tới việc Lý Chiêu Hoàng “cho” Trần Cảnh “nước”, được sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi lại khá sinh động: “Cảnh lúc bấy giờ mới lên 8 tuổi, chực hầu ở bên ngoài. Một hôm phải giữ việc bưng nước rửa, nhân thế vào hầu bên trong. Chiêu Hoàng trông thấy lấy làm ưa mỗi khi chơi đêm cho gọi Cảnh đến cùng chơi, thấy Cảnh ở chỗ tối thì thân đến trêu chọc, hoặc nắm lấy tóc, hoặc đứng lên bóng. Có một hôm, Cảnh bưng chậu nước đứng hầu, Chiêu Hoàng rửa mặt lấy tay vốc nước té ướt cả mặt Cảnh rồi cười trêu, đến khi Cảnh bưng khăn chầu thì lấy khăn ném cho Cảnh. Cảnh không dám nói gì, về nói ngầm với Thủ Độ. Thủ Độ nói: “Nếu thực sự như thế thì họ ta thành hoàng tộc hay bị diệt tộc đây?”. Lại một hôm, Chiêu Hoàng lấy khăn chầu ném cho Cảnh, Cảnh lạy rồi nói: “Bệ hạ có tha tội cho thần không? Thần xin vâng mệnh”. Chiêu Hoàng cười và nói: “Tha tội cho ngươi. Nay ngươi đã biết nói khôn đó”. Cảnh lại về nói với Thủ Độ. Thủ Độ sợ việc tiết lộ thì bị giết cả, bấy giờ mới tự đem gia thuộc thân thích vào trong cung cấm. Thủ Độ đóng cửa thành và các cửa cung, sai người coi giữ, các quan vào chầu không được vào. Thủ Độ loan báo rằng: “Bệ hạ đã có chồng rồi”. Các quan đếu vâng lời, xin chọn ngày vào chầu” (Toàn thư, tập I. Sđ d, tr. 339).

Ngày 21 tháng 10 năm Ất Dậu (1225), các quan vào chầu lạy mừng.

Ngày 11 tháng 12 năm ấy, Chiêu Hoàng mở hội lớn ở điện Thiên An, ngự trên sập báu, các quan mặc triều phục vào chầu, lạy ở dưới sân. Chiêu Hoàng bèn trút bỏ áo ngự mời Trần Cảnh lên ngôi hoàng đế. Trần Cảnh lên ngôi vua, tức là Trần Thái Tông (1225-1258).

Chính nhờ sự quyết đoán mưu trí của Trần Thủ Độ mà cuộc đảo chính cung đình tại Thăng Long diễn ra cuối triều Lý, mặc dù kết quả đạt được rất tốt đẹp cho dòng họ Trần, nhưng tránh khỏi phải đổ máu như thường thấy trong những trường hợp tương tự trước đó và sau đấy. Hơn thế nữa, do ở tài sắp đặt của Trần Thủ Độ, cuộc đảo chính cung đình ấy lại được tiến hành bằng một cảnh tượng đầy tính biểu trưng; thông qua cuộc hôn nhân giữa Lý Chiêu Hoàng với Trần Cảnh. Một sự chuyển giao chính quyền, dẫu rằng đầy kịch tính nhưng không kém phần thi vị.

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
1 trả lời 206 lượt xem
Nguyên nhân thắng lợi , ý nghĩa lich sử của cuộc khời nghìa Lam Sơn?
đã hỏi 12 tháng 5, 2022 trong Lịch sử lớp 7 bởi nguyenhoangminh7chht991 Học sinh (493 điểm)
0 phiếu
1 trả lời 359 lượt xem
Quốc gia châu Á nào đã trải qua bảy trong mười cuộc chiến tranh đẫm máu nhất trong lịch sử loài người, thậm chí còn tàn khốc hơn cả chiến tranh thế giới một
đã hỏi 15 tháng 4, 2021 trong Toán tiểu học bởi lMINHVY Cử nhân (2.2k điểm)
+1 thích
1 trả lời 93 lượt xem
Điều kiện làm nảy sinh phong trào cứu nước mới trong phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX? Vì sao nói phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam đầu thế kỉ XX ngoài yếu tố yêu nước còn mang yếu tố cách mạng rõ nét?
đã hỏi 26 tháng 8, 2019 trong Lịch sử lớp 11 bởi ngoclinhbui Thạc sĩ (7.0k điểm)
+2 phiếu
3 câu trả lời 287 lượt xem
Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành ở đâu? Từ bao giờ? Gồm những tầng lớp nào?
đã hỏi 14 tháng 10, 2017 trong Lịch sử lớp 6 bởi HMH_ Cử nhân (1.9k điểm)
  • lich-su-6
0 phiếu
1 trả lời 83 lượt xem
0 phiếu
0 câu trả lời 195 lượt xem
So sánh nền kinh tế lãnh địa và nền kinh tế thành thị?
đã hỏi 15 tháng 12, 2017 trong Lịch sử lớp 7 bởi Jinchanhi Học sinh (324 điểm)
+1 thích
2 câu trả lời 312 lượt xem
diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
đã hỏi 14 tháng 5, 2017 trong Lịch sử lớp 7 bởi tuyen135305 Thần đồng (699 điểm)
0 phiếu
1 trả lời 131 lượt xem
nhung moc lich su quan trong cua phong trao tay son
đã hỏi 6 tháng 5, 2017 trong Lịch sử lớp 7 bởi phucklam
0 phiếu
2 câu trả lời 282 lượt xem
1 Thế kỉ 16 đến TK 17 có mấy BC LSĐT
đã hỏi 19 tháng 4, 2017 trong Lịch sử lớp 7 bởi uchiha sasuke Học sinh (169 điểm)
0 phiếu
1 trả lời 233 lượt xem
so sánh bộ máy nhà nước và tình hình kinh tế thời Lê ở thế kỉ XV với thế kỉ XVI - XVIII
đã hỏi 13 tháng 4, 2017 trong Lịch sử lớp 7 bởi 0986286947 Học sinh (163 điểm)

HOT 1 giờ qua

  1. Darling_274

    1 Điểm

  2. KIMANH2005

    1 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...