Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
355 lượt xem
trong Lịch sử lớp 7 bởi
đã đóng bởi minhquan1532000

hãy diễn biến lại lời thề đông quan

 

đã đóng lại với ghi chú: Câu hỏi đã đầy đủ câu trả lời .

4 Trả lời

0 phiếu
bởi M4ster pino Cử nhân (2.0k điểm)
Ghi rõ: năm Tuyên-đức thứ hai của nước Đại Minh là năm Đinh mùi tháng 11 ngày mồng 1 là ngày Ất dậu qua đến ngày 24 là ngày Mậu thân.

Tôi là đại đầu mục nước An-nam tên là Lê (Lợi) và bọn Trần Văn Hãn, Lê Nhân Chú, Lê Vấn, Trần Ngân, Trần Văn Xảo, Trần Bị, Trịnh Khả, Nguyễn Chích, Trần Lý, Phạm Bôi, Trần Văn An, Bế Khắc Thiệu, Ma Luân, cùng với:

Quan tổng binh của Thiên triều là thái tử thái bảo Thành-sơn hầu tên là Vương Thông, và các quan tham tướng hữu đô đốc là Mã Anh, Thái giám là Sơn Thọ, Mã Kỳ, Vinh xương bá là Trần Trí, Yên bình bá là Lý An, đô đốc là Phương Chính, Chương đô ti sự Đô đốc Thiêm sự là Thuế Lự, đô đốc thiêm sự là Trần Hựu, giám sát ngự sử là Châu Kỳ Hậu, Cấp sự trung là Quách Vĩnh Thanh, bố chính là Dặc Kiêm, tả tham chính là Thanh Quảng Bình, hữu tham chính là Hồng Thừa Lương, hữu tham nghị là Lục Trinh, Án sát sứ là Dương Thời Tập, thiêm sự là Quách Hội.

Kính cáo Hoàng thiên (trời), Hậu thổ (Đất) cùng với Danh sơn (núi), Đại xuyên (Sông) và thần kỳ các xứ:

Chúng tôi cùng nhau phát tự lòng thành, ước hẹn thề thốt với nhau:

Từ sau khi lập lời thế này, quan tổng binh Thành sơn hầu là Vương Thông quả tự lòng thành,đúng theo lời bàn, đem quân về nước, không thể kéo dài năm tháng, để đợi viên binh đến nơi. Lại phải theo đúng sự lý trong bản tâu, đúng lời bán trước mà làm.

Bọn Lê (Lợi) chúng tôi nếu còn chứa giữ lòng làm hại, tự làm việc lừa dối, không dẹp xa ngay quân lính ngựa voi, việc làm không đúng lời nói ngầm sai… Các việc nói trên tuy là không tự mình làm lấy, lại chuyển sang người khác có xâm phạm đến một chút nào tức thì Trời, Đất, thần minh, núi cao sông lớn, cho đến thần kỳ các xứ, tôi cùng con cháu thân của tôi, và người cả một nước tôi, giết chết hết cả, không để sót lại mống nào.

Về phía bọn quan tổng binh Thành sơn hầu là Vương Thông, nếu không có lòng thực, lại tự trái lời thề (đối với việc) người phục dịch và các thuyền đã định rồi, cầu đập đường sá đã sửa rồi, mà không làm theo lời bàn, lập tức đem quân về nước, còn kéo dài năm tháng để đợi viên binh, cùng là ngày về đến triều đình lại không theo sự lý trong bản tâu, không sợ thần linh núi sông ở nước An-nam lại bàn khác đi, hoặc cho quan quân đi qua đâu cướp bóc nhân dân, thì Trời, Đất cùng là Danh sơn, Đại Xuyên và thần kỳ các xứ tất đem bọn quan tổng binh Thành sơn hầu là Vương Thông, tự bản thân cho đến cả nhà, thân thích, làm cho chết hết, và cả đến quan quân cũng không một người nào về được đến nhà.

Nếu mà cả hai bên đều do lòng thành cả thì Trời Đất thần minh đều phù hộ cho đến bản thân mình mạnh khỏe, trong nhà mình vinh thịnh, cùng hưởng lộc vị, đều được bình yên.

Trời, Đất thần kì cùng soi xét cho!
0 phiếu
bởi mieunu2k4 Học sinh (184 điểm)

Hội thề Đông Quan là tên gọi của một sự kiện diễn ra ngày 22 tháng 11 năm Đinh Mùi (tức ngày 10 tháng 12 năm 1427), giữa thủ lĩnh nghĩa quân Lam Sơn Lê Lợi và chủ tướng quân Minh là Vương Thông Hai bên lập lời thề rằng sau sự kiện này, bên quân Minh do Vương Thông làm chủ tướng lập tức dẫn quân trở về nước, còn nghĩa quân Lam Sơn không được hãm hại quân Minh. Sau sự kiện này, cả hai bên đều làm đúng theo lời thề, nước Đại Việt lập lại hòa bình sau 20 năm bị quân Minh đô hộ:

          

Ghi rõ: năm Tuyên-đức thứ hai của nước Đại Minh là năm Đinh mùi tháng 11 ngày mồng 1 là ngày Ất dậu qua đến ngày 24 là ngày Mậu thân.

Tôi là đại đầu mục nước An-nam tên là Lê (Lợi) và bọn Trần Văn Hãn, Lê Nhân Chú, Lê Vấn, Trần Ngân, Trần Văn Xảo, Trần Bị, Trịnh Khả, Nguyễn Chích, Trần Lý, Phạm Bôi, Trần Văn An, Bế Khắc Thiệu, Ma Luân[13], cùng với:

Quan tổng binh của Thiên triều là thái tử thái bảo Thành-sơn hầu tên là Vương Thông, và các quan tham tướng hữu đô đốc là Mã Anh, Thái giám là Sơn Thọ, Mã Kỳ, Vinh xương bá là Trần Trí, Yên bình bá là Lý An, đô đốc là Phương Chính, Chương đô ti sự Đô đốc Thiêm sự là Thuế Lự, đô đốc thiêm sự là Trần Hựu, giám sát ngự sử là Châu Kỳ Hậu, Cấp sự trung là Quách Vĩnh Thanh, bố chính là Dặc Kiêm, tả tham chính là Thanh Quảng Bình, hữu tham chính là Hồng Thừa Lương, hữu tham nghị là Lục Trinh, Án sát sứ là Dương Thời Tập, thiêm sự là Quách Hội.[14]

Kính cáo Hoàng thiên (trời), Hậu thổ (Đất) cùng với Danh sơn (núi), Đại xuyên (Sông) và thần kỳ các xứ:

Chúng tôi cùng nhau phát tự lòng thành, ước hẹn thề thốt với nhau:

Từ sau khi lập lời thế này, quan tổng binh Thành sơn hầu là Vương Thông quả tự lòng thành,đúng theo lời bàn, đem quân về nước, không thể kéo dài năm tháng, để đợi viên binh đến nơi. Lại phải theo đúng sự lý trong bản tâu, đúng lời bán trước mà làm.

Bọn Lê (Lợi) chúng tôi nếu còn chứa giữ lòng làm hại, tự làm việc lừa dối, không dẹp xa ngay quân lính ngựa voi, việc làm không đúng lời nói ngầm sai… Các việc nói trên tuy là không tự mình làm lấy, lại chuyển sang người khác có xâm phạm đến một chút nào tức thì Trời, Đất, thần minh, núi cao sông lớn, cho đến thần kỳ các xứ, tôi cùng con cháu thân của tôi, và người cả một nước tôi, giết chết hết cả, không để sót lại mống nào.

Về phía bọn quan tổng binh Thành sơn hầu là Vương Thông, nếu không có lòng thực, lại tự trái lời thề (đối với việc) người phục dịch và các thuyền đã định rồi, cầu đập đường sá đã sửa rồi, mà không làm theo lời bàn, lập tức đem quân về nước, còn kéo dài năm tháng để đợi viên binh, cùng là ngày về đến triều đình lại không theo sự lý trong bản tâu, không sợ thần linh núi sông ở nước An-nam lại bàn khác đi, hoặc cho quan quân đi qua đâu cướp bóc nhân dân, thì Trời, Đất cùng là Danh sơn, Đại Xuyên và thần kỳ các xứ tất đem bọn quan tổng binh Thành sơn hầu là Vương Thông, tự bản thân cho đến cả nhà, thân thích, làm cho chết hết, và cả đến quan quân cũng không một người nào về được đến nhà.

Nếu mà cả hai bên đều do lòng thành cả thì Trời Đất thần minh đều phù hộ cho đến bản thân mình mạnh khỏe, trong nhà mình vinh thịnh, cùng hưởng lộc vị, đều được bình yên.

Trời, Đất thần kì cùng soi xét cho!

0 phiếu
bởi manh7a1 ● Ban Quản Trị Tiến sĩ (18.9k điểm)

 

Nhà Minh đánh chiếm Đại Việt từ năm 1407, đặt bộ máy cai trị và đổi lại thành Giao Chỉ như thời Bắc thuộc nhà Hán.

Cuối năm 1426, Lê Lợi và Nguyễn Trãi dời đại bản doanh nghĩa quân Lam Sơn từ làng Đông Phù Liệt, nay thuộc xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì (Hà Nội) đến bến Bồ Đề ở bờ Bắc sông Nhĩ, đối diện kinh thành ở bờ Nam để vây hãm thành Đông Quan. Từ tháng 1-1427, nghĩa quân vừa công thành vừa dụ hàng Vương Thông với phương châm: “Ta mưu trí đánh dẹp bằng cách đánh vào lòng người, khiến không đánh mà quân giặc phải tự khuất phục”.

Sau thất bại nặng ở trận Tốt Động - Chúc Động (ngày 5-7 tháng 11 năm 1426) và Chi Lăng - Xương Giang (11-1427), trên đất nước ta, cuối năm 1427, quân địch chỉ còn giữ được 3 thành: Đông Quan, Cổ Lộng, Tây Đô. Chúng vẫn liều chết cố thủ chủ yếu là hy vọng vào quân cứu viện của nhà Mình. Này hai đạo binh bị tiêu diệt, niềm hy vọng của quân địch bị sụp đổ.

Sau chiến thắng oanh liệt ở Xương Giang làm tan rã hoàn toàn đạo quân viện binh của địch, Bình Định vương Lê Lợi sai giải đô đốc Thôi Thụ, thượng thư Hoàng Phúc cùng một số tù binh mang theo chiếc Song hổ phù của Liễu Thăng, hai ấn thượng thư bằng bạc của Lý Khánh, Hoàng Phúc và vũ khí, cờ trống của địch đem về thành Đông Quan cho Vương Thông và quân địch trong thành nhìn thấy thất bại thảm hại của viện binh, cắt đứt mọi hy vọng của y vào viện binh. Đồng thời Nguyễn Trãi viết thư nói rõ cho Vương Thông biết thất bại của Liễu Thăng. Bức thư cùng với nhân chứng, di vật rành rành đã gây chấn động mãnh liệt về tinh thần và tâm lý đối với quân địch. Từ tổng binh Vương Thông cho đến quân lính trong thành đều hết sức khiếp sợ.

Sau khi diệt viện, quân ta có đủ điều kiện và khả năng để hạ thành. Nhưng chủ trương của Lê Lợi, Nguyễn Trãi là muốn tiếp tục vây hãm và kiên trì thuyết phục, buộc chúng phải đầu hàng. Như thế vừa bảo đảm giành thắng lợi trong điều kiện ít tổn hại xương máu nhất, vừa mở lối thoát thuận lợi để kết thúc chiến tranh với nhà Minh.

Vương Thông đã lâm vào cảnh “kế cùng lực kiệt”, một mặt sai người mang thư ra “xin giảng hòa, mở cho đường về”. Nhưng mặt khác, Vương Thông vẫn còn ngoan cố, nghi ngại và hoảng sợ. Hắn liều lĩnh dốc hết quân trong thành, tự mình cầm quân, mở một cuộc phản kích hòng phá vòng vây về nước. Nghĩa quân Lam Sơn giả vờ thua chạy để cho quân Minh đuổi theo, rơi vào trận địa mai phục. Quân của Vương Thông bị đánh cho tan tác, Vương Thông ngã ngựa, suýt bị bắt sống, phải vội vàng chạy vào thành Đông Quan và đóng chặt các cửa không dám ra nữa.

Lê Lợi ra lệnh khép chặt vòng vây. Lê Lợi còn sai các tướng chuẩn bị sẵn mọi thứ vũ khí và phương tiện đánh thành, để trường hợp địch ngoan cố đến cùng thì quân ta sẽ kiên quyết hạ thành.

Biết rằng không còn khả năng để tiếp tục chiến trận nữa, Vương Thông lại xin giảng hòa. Bình Định vương, Nguyễn Trãi và các tướng bằng lòng cho chúng được hòa. Ngày 10-12-1427 (ngày 22 tháng 11 năm Đinh Mùi) tại một địa điểm ở phía Nam thành Đông Quan, bên bờ sông Nhị, một hội thề lịch sử đã được tổ chức, sử gọi là Hội thề Đông Quan. Dự hội thề có phái đoàn quân ta do Lê Lợi cầm đầu và phái đoàn quân Minh do Vương Thông cầm đầu.

Phái đoàn quân ta gồm có: Lê Lợi, Trần Nguyên Hãn, Lưu Nhân Chú, Phạm Vấn, Lê Ngân, Phạm Văn Xảo, Bùi Bị, Trịnh Khả, Nguyễn Chích, Nguyễn Lý, Phạm Bối, Lê Văn An, Bế Khắc Thiện, Ma Luân.

Phái đoàn quân Minh gồm có: Vương Thông, Sơn Thọ, Mã Kỳ, Trần Trí, Lý An, Phương Chính, Trần Tuấn, Trần Hựu, Chu Kỳ Hân, Quách Vĩnh Thạnh, Dực Khiêm, Lục Quảng Bình, Hồng Bỉnh Lương, Lục Trinh, Dương Thời Tập, Quách Đoan.

Hai bên uống máu ăn thề và cùng đọc bài Văn hội thề do Nguyễn Trãi soạn thảo, theo đó Vương Thông cam kết rút hết quân về nước, không dám ngoan cố chờ đợi viện binh và trên đường rút quân, không cướp bóc nhân dân và xin hứa không bao giờ xâm phạm Đại Việt nữa. Về phía ta, Lê Lợi bảo đảm tha cho quân địch được toàn tính mạng về nước và đối với triều Minh sẽ có biểu cầu phong.

Sau lễ hội thề, Lê Lợi ra lệnh giải vây cho các thành Tây Đô và Cổ Lộng. Ngày 29-12-1427, quân Minh bắt đầu rút quân, phía nghĩa quân bảo đảm cấp lương thực, ngựa thuyền và tạo điều kiện cho quân Minh ra khỏi biên giới một cách an toàn. Bình Định vương cho sứ sang nhà Minh, đem theo tờ biểu và lễ vật tặng cho vua Minh, trả lại cho nhà Minh quả ấn Song hổ tịch thu được của Liễu Thăng trước đây cùng danh sách các tướng sĩ, quan lại, cờ xí, ngựa đã bắt được của quân Minh. Bình Định vương còn sai sứ sang cầu phong cho Trần Cảo làm An Nam Quốc vương.

Ngày 3-1-1428, đội binh cuối cùng của Vương Thông lên đường về nước; nghĩa quân hoàn toàn thắng lợi, lập nên triều đại nhà Lê.

Hội thề Đông Quan là sự kiện có một không hai trong lịch sử, buộc tướng lĩnh của quân đội vốn tự vỗ ngực là “thiên triều” phải cúi đầu nhục nhã làm lễ đầu hàng và thề thốt giã từ dã tâm xâm lược, chịu tuân thủ mọi điều kiện do đoàn quân vốn bị chúng coi là “man di” đặt ra. Hội thề Đông Quan 1427 thể hiện cách kết thúc chiến tranh sáng tạo, mềm dẻo, nhân đạo của nghĩa quân Lam Sơn. Sử gia các thời đại đều đánh giá Hội thề Đông Quan thể hiện sâu sắc tinh thần hòa hiếu, “cốt yên dân” của quân dân Đại Việt. Áng thiên cổ hùng văn Bình Ngô đại cáo viết:

“...Quân giặc các thành khốn đốn, cởi giáp ra hàng

Tướng giặc bị cầm tù, như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng

Thần Vũ chẳng giết hại, thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh

Mã Kỳ, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền, ra đến biển mà vẫn hồn bay phách lạc,

Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa, về đến nước mà vẫn tim đập chân run.

Họ đã tham sống sợ chết mà hoà hiếu thực lòng

Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức.

Chẳng những mưu kế kì diệu

Cũng là chưa thấy xưa nay...”

Chúc bạn học tốt.laugh

0 phiếu
bởi Thiên Sứ Lạnh Lùng Thần đồng (1.5k điểm)
 

Nhà Minh đánh chiếm Đại Việt từ năm 1407, đặt bộ máy cai trị và đổi lại thành Giao Chỉ như thời Bắc thuộc nhà Hán.

Cuối năm 1426, Lê Lợi và Nguyễn Trãi dời đại bản doanh nghĩa quân Lam Sơn từ làng Đông Phù Liệt, nay thuộc xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì (Hà Nội) đến bến Bồ Đề ở bờ Bắc sông Nhĩ, đối diện kinh thành ở bờ Nam để vây hãm thành Đông Quan. Từ tháng 1-1427, nghĩa quân vừa công thành vừa dụ hàng Vương Thông với phương châm: “Ta mưu trí đánh dẹp bằng cách đánh vào lòng người, khiến không đánh mà quân giặc phải tự khuất phục”.

Sau thất bại nặng ở trận Tốt Động - Chúc Động (ngày 5-7 tháng 11 năm 1426) và Chi Lăng - Xương Giang (11-1427), trên đất nước ta, cuối năm 1427, quân địch chỉ còn giữ được 3 thành: Đông Quan, Cổ Lộng, Tây Đô. Chúng vẫn liều chết cố thủ chủ yếu là hy vọng vào quân cứu viện của nhà Minh. Nay hai đạo binh bị tiêu diệt, niềm hy vọng của quân địch bị sụp đổ.

Trận Chi Lăng - Xương Giang năm 1427.

Sau chiến thắng oanh liệt ở Xương Giang làm tan rã hoàn toàn đạo quân viện binh của địch, Bình Định vương Lê Lợi sai giải đô đốc Thôi Thụ, thượng thư Hoàng Phúc cùng một số tù binh mang theo chiếc Song hổ phù của Liễu Thăng, hai ấn thượng thư bằng bạc của Lý Khánh, Hoàng Phúc và vũ khí, cờ trống của địch đem về thành Đông Quan cho Vương Thông và quân địch trong thành nhìn thấy thất bại thảm hại của viện binh, cắt đứt mọi hy vọng của y vào viện binh. Đồng thời Nguyễn Trãi viết thư nói rõ cho Vương Thông biết thất bại của Liễu Thăng. Bức thư cùng với nhân chứng, di vật rành rành đã gây chấn động mãnh liệt về tinh thần và tâm lý đối với quân địch. Từ tổng binh Vương Thông cho đến quân lính trong thành đều hết sức khiếp sợ.

Sau khi diệt viện, quân ta có đủ điều kiện và khả năng để hạ thành. Nhưng chủ trương của Lê Lợi, Nguyễn Trãi là muốn tiếp tục vây hãm và kiên trì thuyết phục, buộc chúng phải đầu hàng. Như thế vừa bảo đảm giành thắng lợi trong điều kiện ít tổn hại xương máu nhất, vừa mở lối thoát thuận lợi để kết thúc chiến tranh với nhà Minh.

Vương Thông đã lâm vào cảnh “kế cùng lực kiệt”, một mặt sai người mang thư ra “xin giảng hòa, mở cho đường về”. Nhưng mặt khác, Vương Thông vẫn còn ngoan cố, nghi ngại và hoảng sợ. Hắn liều lĩnh dốc hết quân trong thành, tự mình cầm quân, mở một cuộc phản kích hòng phá vòng vây về nước. Nghĩa quân Lam Sơn giả vờ thua chạy để cho quân Minh đuổi theo, rơi vào trận địa mai phục. Quân của Vương Thông bị đánh cho tan tác, Vương Thông ngã ngựa, suýt bị bắt sống, phải vội vàng chạy vào thành Đông Quan và đóng chặt các cửa không dám ra nữa.

Lê Lợi ra lệnh khép chặt vòng vây. Lê Lợi còn sai các tướng chuẩn bị sẵn mọi thứ vũ khí và phương tiện đánh thành, để trường hợp địch ngoan cố đến cùng thì quân ta sẽ kiên quyết hạ thành.

Vua Lê Lợi (1385-1433).

Biết rằng không còn khả năng để tiếp tục chiến trận nữa, Vương Thông lại xin giảng hòa. Bình Định vương, Nguyễn Trãi và các tướng bằng lòng cho chúng được hòa. Ngày 10-12-1427 (ngày 22 tháng 11 năm Đinh Mùi) tại một địa điểm ở phía Nam thành Đông Quan, bên bờ sông Nhị, một hội thề lịch sử đã được tổ chức, sử gọi là Hội thề Đông Quan. Dự hội thề có phái đoàn quân ta do Lê Lợi cầm đầu và phái đoàn quân Minh do Vương Thông cầm đầu.

Phái đoàn quân ta gồm có: Lê Lợi, Trần Nguyên Hãn, Lưu Nhân Chú, Phạm Vấn, Lê Ngân, Phạm Văn Xảo, Bùi Bị, Trịnh Khả, Nguyễn Chích, Nguyễn Lý, Phạm Bối, Lê Văn An, Bế Khắc Thiện, Ma Luân.

Phái đoàn quân Minh gồm có: Vương Thông, Sơn Thọ, Mã Kỳ, Trần Trí, Lý An, Phương Chính, Trần Tuấn, Trần Hựu, Chu Kỳ Hân, Quách Vĩnh Thạnh, Dực Khiêm, Lục Quảng Bình, Hồng Bỉnh Lương, Lục Trinh, Dương Thời Tập, Quách Đoan.

Hai bên uống máu ăn thề và cùng đọc bài Văn hội thề do Nguyễn Trãi soạn thảo, theo đó Vương Thông cam kết rút hết quân về nước, không dám ngoan cố chờ đợi viện binh và trên đường rút quân, không cướp bóc nhân dân và xin hứa không bao giờ xâm phạm Đại Việt nữa. Về phía ta, Lê Lợi bảo đảm tha cho quân địch được toàn tính mạng về nước và đối với triều Minh sẽ có biểu cầu phong.

Sau lễ hội thề, Lê Lợi ra lệnh giải vây cho các thành Tây Đô và Cổ Lộng. Ngày 29-12-1427, quân Minh bắt đầu rút quân, phía nghĩa quân bảo đảm cấp lương thực, ngựa thuyền và tạo điều kiện cho quân Minh ra khỏi biên giới một cách an toàn. Bình Định vương cho sứ sang nhà Minh, đem theo tờ biểu và lễ vật tặng cho vua Minh, trả lại cho nhà Minh quả ấn Song hổ tịch thu được của Liễu Thăng trước đây cùng danh sách các tướng sĩ, quan lại, cờ xí, ngựa đã bắt được của quân Minh. Bình Định vương còn sai sứ sang cầu phong cho Trần Cảo làm An Nam Quốc vương.

Ngày 3-1-1428, đội binh cuối cùng của Vương Thông lên đường về nước; nghĩa quân hoàn toàn thắng lợi, lập nên triều đại nhà Lê.

Hội thề Đông Quan là sự kiện có một không hai trong lịch sử, buộc tướng lĩnh của quân đội vốn tự vỗ ngực là “thiên triều” phải cúi đầu nhục nhã làm lễ đầu hàng và thề thốt giã từ dã tâm xâm lược, chịu tuân thủ mọi điều kiện do đoàn quân vốn bị chúng coi là “man di” đặt ra. Hội thề Đông Quan 1427 thể hiện cách kết thúc chiến tranh sáng tạo, mềm dẻo, nhân đạo của nghĩa quân Lam Sơn. Sử gia các thời đại đều đánh giá Hội thề Đông Quan thể hiện sâu sắc tinh thần hòa hiếu, “cốt yên dân” của quân dân Đại Việt. Áng thiên cổ hùng văn Bình Ngô đại cáo viết:

“...Quân giặc các thành khốn đốn, cởi giáp ra hàng

Tướng giặc bị cầm tù, như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng

Thần Vũ chẳng giết hại, thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh

Mã Kỳ, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền, ra đến biển mà vẫn hồn bay phách lạc,

Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa, về đến nước mà vẫn tim đập chân run.

Họ đã tham sống sợ chết mà hoà hiếu thực lòng

Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức.

Chẳng những mưu kế kì diệu

Cũng là chưa thấy xưa nay...”

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
1 trả lời 489 lượt xem
So sánh sự khác nhau giữa hội thề Lũng Nhai và hội thề Đông Quan( so sánh thời gian, thời điểm, mục đích)?
đã hỏi 21 tháng 1, 2021 trong Lịch sử lớp 7 bởi vannahnsmile99627 Học sinh (110 điểm)
+6 phiếu
9 câu trả lời 554 lượt xem
Câu hỏi Tướng nhà Minh nào đã phải tham dự hội thề Đông Quan năm 1427 của nghĩa quân Lam Sơn và đọc "Bài văn hội th&#7873 ... ;i làm được +20 điểm, phiếu trừ bài làm -10 điểm.
đã hỏi 23 tháng 12, 2021 trong Thông tin từ BQT bởi Nqoc_baka ● Quản Trị Viên Phó giáo sư (34.6k điểm)
  • sự-kiện
  • tuần-lễ-vàng
  • c2n3
  • cuộc-thi
0 phiếu
0 câu trả lời 45 lượt xem
Em hãy viết một đoạn văn tả thung lũng tình yêu tại Đà Lạt
đã hỏi 11 tháng 11, 2021 trong Tiếng Việt tiểu học bởi Hoàng Hoài Thùy Linh
0 phiếu
1 trả lời 195 lượt xem
Chào mọi người, cho em hỏi với ạ em đang học lớp 9 nếu điểm hk1 môn hoá em thấp và điểm trung bình hk1 được 6.7 thì cuối hk2 có kéo lên được không ạ. Em cảm ơn ạ!
đã hỏi 6 tháng 3, 2021 trong Hóa học lớp 9 bởi Khách
0 phiếu
1 trả lời 163 lượt xem
0 phiếu
0 câu trả lời 50 lượt xem
0 phiếu
0 câu trả lời 40 lượt xem
Việc Quang Trung ban ''chiếu lập học'' nói lên điều gì?  
đã hỏi 29 tháng 4, 2021 trong Lịch sử lớp 7 bởi Khách
0 phiếu
2 câu trả lời 131 lượt xem
mn ơi cho em hỏi là nếu môn hoá 4,5 thì những môn còn lại bị kéo xuống có đúng không ạ? mn cho em câu trả lời với ạa, cảm ơn mn
đã hỏi 10 tháng 3, 2022 trong Tư vấn điểm thi - tuyển sinh bởi hiii
0 phiếu
1 trả lời 367 lượt xem
0 phiếu
1 trả lời 161 lượt xem
_____________ have made communication faster and easier through the use of e-mail and the Internet is widely recognized. A. It is that computers B. That computers C. Computers that
đã hỏi 22 tháng 8, 2023 trong Tiếng Anh tiểu học bởi nhatm2964492 Học sinh (153 điểm)
  1. Darling_274

    20 Điểm

  2. minhquanhhqt160

    15 Điểm

  3. lueyuri009730

    15 Điểm

  4. lenguyenducminh05102011227

    5 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...