Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
944 lượt xem
trong Lịch sử lớp 10 bởi anhthh_823 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (15.4k điểm)

2 Trả lời

+1 thích
bởi ngố ngây ngô Thạc sĩ (8.4k điểm)

* Cư dân văn hóa cổ đại phương Đông đã có những đóng góp to lớn đối với văn hóa nhân loại. Cụ thể đó là:

  • Thứ nhất, nhờ biết sự chuyển động của Mặt trời, mặt trăng để tạo ra nông lịch. Một năm có 365 ngày, chia thành các tháng, tuần, ngày và mỗi ngày có 24 giờ. Nhờ có nó mà con người biết làm mùa đúng thời vụ.
  • Thứ hai, tạo ra chữ viết, nhờ nhu cầu ghi chép và lưu giữ nên chữ viết ra đời. Ban đầu là chữ tượng hình, sau được cách điệu hóa thành neys để diễn tả ý nghĩa của con người gọi là chữ tượng ý.
  • Thứ ba, toán học cũng ra đời nhằm phục vụ nhu cầu tính toán. Ban đầu chữ số của những chữ số chính là những vạch đơn giản.
  • Cuối cùng chính là kiến trúc: Cư dân  cô đại phương Đông đã phát triển phong phú các kiểu kiến trúc.
0 phiếu
bởi Ice bear Thạc sĩ (9.4k điểm)
) Sự ra đời của Lịch pháp và Thiên văn họcNhững tri thức Thiên văn học và Lịch pháp học ra đời vào loại sớm nhất ở các quốc gia cổ đại phương Đông. Nó gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Để cày cấy đúng thời vụ, những người nông dân luôn phải “trông trời, trông đất”. Dần dần, họ biết đến sự chuyển động của Mặt Trời, Mặt Trăng. Đó là những tri thức đầu tiên về thiên văn. Từ tri thức đó, người phương Đông sáng tạo ra lịch. Vì vậy, lịch của họ là nông lịch, một năm có 365 ngày được chia thành 12 tháng.Đây cũng là cơ sở để người ta tính chu kì thời gian và mùa. Thời gian được tính bằng năm, tháng, tuần, ngày. Năm lại có mùa ; mùa mưa là mùa nước lên, mùa khô là mùa nước xuống, mùa gieo trồng đất bãi. Thời đó, con người còn biết đo thời gian bằng ánh sáng mặt trời và tính được mỗi ngày có 24 giờ.Thiên văn học sơ khai và lịch đã ra đời như thế.b) Chữ viếtSự phát triển của đời sống làm cho quan hệ của xã hội loài người trở nên phong phú và đa dạng ; người ta cần ghi chép và lưu giữ những gì đã diễn ra. Chữ viết ra đời bắt nguồn từ nhu cầu đó. Chữ viết là một phát minh lớn của loài người.Các cư dân phương Đông là người đầu tiên phát minh ra chữ viết. Vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN, chữ viết đã xuất hiện ở Ai Cập và Lưỡng Hà.Lúc đầu, chữ viết chỉ là hình vẽ những gì mà họ muốn nói, sau đó họ sáng tạo thêm những kí hiệu biểu hiện khái niệm trừu tượng. Chữ viết theo cách đó gọi là chữ tượng hình. Người Trung Hoa xưa vẽ để chỉ ruộng, vẽ để chỉ cây và vẽ để chỉ rừng.Người Ai Cập xưa vẽ để chỉ nhà, vẽ chỉ móm, vẽ để chỉ Mặt Trời...Sau này, người ta cách điệu hoá chữ tượng hình thành nét và ghép các nét theo quy ước để phản ánh ý nghĩ của con người một cách phong phú hơn gọi là chữ tượng ý. Chữ tượng ý chưa tách khỏi chữ tượng hình mà thường được ghép với một thanh để phản ánh tiếng nói, tiếng gọi có âm sắc, thanh điệu của con người.Nguyên liệu được dùng để viết của người Ai Cập là giấy làm bằng vỏ cây papirút. Người Su-me ở Lưỡng Hà dùng một loại cây sậy vót nhọn làm bút viết lên trên những tấm đất sét còn ướt rồi đem phơi nắng hoặc nung khô. Người Trung Quốc lúc đầu khắc chữ trên xương thú hoặc mai rùa, về sau họ đã biết kết hợp một số nét thành chữ và viết trên thẻ tre hay trên lụa.c) Toán họcDo nhu cầu tính toán lại diện tích ruộng đất sau khi ngập nước, tính toán trong xây dựng, nên Toán học xuất hiện rất sớm ở phương Đông.Lúc đầu, cư dân phương Đông biết viết chữ số từ 1 đến 1 triệu bằng những kí hiệu đơn giản. Người Ai Cập cổ đại rất giỏi về hình học. Họ tính được số Pi (71) bằng 3,16 ; tính được diện tích hình tròn, hình tam giác, thể tích hình cầu v.v... Còn người Lưỡng Hà giỏi về số học. Họ có thể làm các phép cộng, trừ, nhân, chia cho tới một triệu. Chữ số mà ta dùng ngày nay, quen gọi là chữ số A-rập, kể cả số 0, là thành tựu lớn do người Ấn Độ tạo nên. Những hiểu biết về toán học của người xưa đã để lại nhiều kinh nghiệm quý, chuẩn bị cho bước phát triển cao hơn ở thời sau.d) Kiến trúcTrong nền văn minh cổ đại phương Đông, nghệ thuật kiến trúc phát triển rất phong phú.Nhiều di tích kiến trúc cách đây hàng nghìn năm vẫn còn lưu lại như Kim tự tháp ở Ai Cập, những khu đền tháp ở Ấn Độ, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà ...Những công trình cổ xưa này là những kì tích về sức lao động và tài năng sáng tạo của con người

Các câu hỏi liên quan

+1 thích
3 câu trả lời 552 lượt xem
+1 thích
1 trả lời 275 lượt xem
Mở đầu thời đại đồ đồng ở Việt Nam là chủ nhân của nền văn hoá nào? Nêu những nét khái quát về cuộc sống của họ
đã hỏi 11 tháng 6, 2019 trong Lịch sử lớp 10 bởi Xuhoa13 ● Cộng Tác Viên Thạc sĩ (7.4k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 228 lượt xem
Tại sao nói cư dân văn hoá Hoà Bình đã biết đến nông nghiệp sơ khai?
đã hỏi 11 tháng 6, 2019 trong Lịch sử lớp 10 bởi Xuhoa13 ● Cộng Tác Viên Thạc sĩ (7.4k điểm)
+3 phiếu
1 trả lời 302 lượt xem
0 phiếu
9 câu trả lời 5.6k lượt xem
Các quốc gia cổ đại phương Đông thời cổ đại đã có những thành tựu văn hoá gì?
đã hỏi 16 tháng 10, 2016 trong Lịch sử lớp 6 bởi Nguyenthanhkhe123 Học sinh (105 điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 469 lượt xem
Những đóng góp của Hai Bà Trưng, Lý Bí, Khúc Thừa Dụ và Ngô Quyền trong cuộc đấu tranh giành độc lập thời Bắc thuộc
đã hỏi 3 tháng 7, 2019 trong Lịch sử lớp 10 bởi Xuhoa13 ● Cộng Tác Viên Thạc sĩ (7.4k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 368 lượt xem
Thành thị trung đại đã được hình thành như thế nào? Cư dân sống ở đó làm những nghề gì?
đã hỏi 2 tháng 8, 2019 trong Lịch sử lớp 10 bởi Xuhoa13 ● Cộng Tác Viên Thạc sĩ (7.4k điểm)
  1. nguyenmanh04102009212

    166 Điểm

  2. tnk11022006452

    160 Điểm

  3. hoconghung031007464

    80 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4-10: 20.000 đồng
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...