Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
+2 phiếu
604 lượt xem
trong Ngữ văn lớp 12 bởi Kudo Shinichi Học sinh (217 điểm)

 Tác giả vẫn coi "Rừng xà nu là truyện của một đời và được kể trong một đêm". Hãy cho biết ý nghĩa của anh /chị về nhận xét này.

bởi Tí Vua Đệ Nhất Tiến sĩ (28.1k điểm)
Tick mình nha!
+! cho bạn nà!

2 Trả lời

0 phiếu
bởi Tí Vua Đệ Nhất Tiến sĩ (28.1k điểm)
a. Phẩm chất, tính cách của người anh hùng Tnú:

–   Gan góc, táo bạo, dũng cảm, trung thực (khi còn nhỏ cùng Mai vào rừng tiếp tế cho anh Quyết).

–   Lòng trung thành với cách mạng được bộc lộ qua thử thách (bị giặc bắt, tra tấn, lưng T’nú ngang dọc vết dao chém của kẻ thù nhưng anh vẫn gan góc, trung thành).

–   Số phận đau thương: Không cứu được vợ con, bản thân bị bắt, bị tra tấn (bị đốt mười đầu ngón tay).

–   Quật khởi đứng dậy cầm vũ khí tiêu diệt bọn ác ôn.
0 phiếu
bởi Bùi Hoàng Vũ Thành Cử nhân (2.2k điểm)
a. Phẩm chất, tính cách của người anh hùng Tnú:

–   Gan góc, táo bạo, dũng cảm, trung thực (khi còn nhỏ cùng Mai vào rừng tiếp tế cho anh Quyết).

–   Lòng trung thành với cách mạng được bộc lộ qua thử thách (bị giặc bắt, tra tấn, lưng T’nú ngang dọc vết dao chém của kẻ thù nhưng anh vẫn gan góc, trung thành).

–   Số phận đau thương: Không cứu được vợ con, bản thân bị bắt, bị tra tấn (bị đốt mười đầu ngón tay).

–   Quật khởi đứng dậy cầm vũ khí tiêu diệt bọn ác ôn.

b. Câu chuyện bi tráng về cuộc đời Tnú: “T’nú không cứu được vợ con”. Cụ Mết nhắc tới bốn lần đế nhấn mạnh: khi chưa cầm vũ khí. Tnú chỉ có hai bàn tay không thì ngay cả những người yêu thương nhất Tnú cũng không cứu được. Câu nói của cụ Mết muôn khẳng định: chỉ có cần vũ khí đứng lên mới là con đường sống duy nhất, mới bảo vệ được những gì thân yêu, thiêng liêng nhất; chân lí cách mạng đúc rút từ chính thực tế máu xương, tính mạng của dân tộc, những con người thương yêu nên chân lí ấy phải ghi tạc vào xương cốt, tâm khảm và truyền lại cho các thế hệ tiếp nối.

c. Câu chuyện Tnú với dân làng Xô man nói lên chân lí lớn của thời đại: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Phải chống lại mọi kẻ thù xâm lược, kể cả phải cầm vũ khí và hi sinh tính mạng.

Khi chưa cầm vũ khí, làng Xô man rất đau thương: bọn giặc đi lùng sục như hùm beo, tiếng cười “sằng sặc” của những ác ôn, tiếng gậy sắt nện: “hù hự” xuống thân người. Anh Xút bị treo cổ. Bà Nhan bị chặt đầu. Mẹ con Mai bị chết thảm. Tnú bị đốt mười đầu ngón tay…

Cuộc sống ngột ngạt dồn nén đau thương, căm thù. Đêm Tnú bị đốt mười đầu ngón tay, làng Xô man đã nổi dậy. Rừng xà nu “ào ào rung động”, “xác mười tên giặc ngổn ngang”, tiếng cụ Mết như mệnh lệnh chiến đấu: “Thế là bắt đầu rồi, đốt lửa lên”.

Đó là sự nổi dậy đồng khởi làm rung chuyển núi rừng. Câu chuyện về cuộc đời về con người trở thành câu chuyện một thời, một nước. Như vậy câu chuyện về cuộc đời Tnú đã mang ý nghĩa cuộc đời một dân tộc. Nhân vật sử thi của Nguyễn Trung Thành gánh trên vai sứ mệnh lịch sử to lớn

d. Vai trò của nhân vật: Cụ Mết, Mai, Dít, Heng đối với việc làm nổi bật nhân vật trung tâm và chủ đề:

–   Cụ Mết, Mai, Dít, bé Heng là sự tiếp nôi các thế hệ làm nối bật tinh thần bất khuất của làng Xô man nói riêng, của Tây Nguyên nói chung.

–   Cụ Mết: “quắc thước như một cây xà nu lớn” là hiện thân cho truyền thống thiêng liêng, biểu tượng cho sức mạnh tập hợp đế nổi dậy đồng khởi.

–   Mai, Dít là thế hệ hiện tại, trong Dít có Mai của thời trước và có Dít của hôm nay. Vẻ đẹp của Dít là vẻ đẹp của sự kiên định, vững vàng trong bão táp chiến tranh.

–   Bé Heng là thế hệ tiếp nối, kế tục cha anh để đưa cuộc chiến tới thắng lợi cuối cùng.

Dường như cuộc chiến khốc liệt này đòi hỏi mỗi người Việt Nam phải có sức trỗi dậy của một Phù Đổng Thiên Vương.

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
3 câu trả lời 3.4k lượt xem
Phân tích vẻ đẹp các thế hệ người Tây Nguyên trong truyện ngắn Rừng Xà Nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành
đã hỏi 12 tháng 3, 2017 trong Ngữ văn lớp 9 bởi nguyenviet021299 Học sinh (105 điểm)
  • vẻ-đẹp-tây-nguyên-rừng-xà-nu
+4 phiếu
4 câu trả lời 4.3k lượt xem
. Ý nghĩa nhan đề Rừng xà nu :  
đã hỏi 17 tháng 5, 2018 trong Ngữ văn lớp 9 bởi Kudo Shinichi Học sinh (217 điểm)
+3 phiếu
2 câu trả lời 767 lượt xem
Vì sao tác giả kể người anh được mẹ hỏi 2 lần ( đoạn cuối )
đã hỏi 2 tháng 2, 2018 trong Học tập bởi Linh Leo Lên
0 phiếu
1 trả lời 697 lượt xem
" Đêm nay mẹ ko ngủ được ... là một thế giới kì diệu sẽ mở ra ." Trong đoạn văn trên tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
đã hỏi 7 tháng 11, 2020 trong Ngữ văn lớp 7 bởi Khách
0 phiếu
0 câu trả lời 182 lượt xem
Câu 3: Anh/ chị hiểu như thế nào về nội dung ý thơ: Đời vẫn vui đâu đợi trăng rằm Vầng dương rạng tự tâm ta trọng.
đã hỏi 22 tháng 1, 2022 trong Ngữ văn lớp 12 bởi Khách
0 phiếu
0 câu trả lời 116 lượt xem
Tác giả Huỳnh Trọng Khang chia sẻ: Tôi cũng không thích khi đọc một tờ báo phỏng vấn một tác giả trẻ thì anh ta luôn nói rằng tôi đến với văn chương như là một cuộc chơi. Sau đó, có vẻ hơi hỏ, anh ta sẽ nói thêm; nhưng mà nghề chơi cũng lắm công phu. Xem văn ... tác phẩm thơ và một tác phẩm văn xuôi, anh/chị hãy trình bày suy nghĩ về quan niệm văn chương được tác giả đề cập trong phát biểu trên.
đã hỏi 5 tháng 5, 2020 trong Ngữ văn lớp 12 bởi Mabelle Cử nhân (3.9k điểm)
  1. PTG

    69 Điểm

  2. minhquanhhqt160

    45 Điểm

  3. lamloc

    40 Điểm

  4. tnk11022006452

    35 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...