Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
351 lượt xem
trong Lịch sử lớp 11 bởi anhthh_823 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (15.4k điểm)

2 Trả lời

0 phiếu
bởi Ice bear Thạc sĩ (9.4k điểm)
  Nước Việt Nam đã có những biến chuyển sâu sắc về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Việt Nam từ một xã hội phong kiến thuần tuý đã biến thành một xã hội thuộc địa.Mặc dù thực dân còn duy trì một phần tính chất phong kiến, song khi đã thành thuộc địa thì tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và giai cấp ở Việt Nam đều bị đặt trong quỹ đạo chuyển động của xã hội đó. 
+VỀ KINH TẾ+ Quan hệ sản xuất tư bản đươc du nhập vào nước ta ,nhưng rất hạn chế 
-Pháp tăng cường đầu tư vốn, nhân công, kĩ thuật nhưng ở một chừng mực nhất định 
-Nền kinh tế Việt Nam có bước phát triển nhưng chỉ mang tính chất cục bộ ở một số 
địa phương nhất định. 
+VỀ XÃ HỘI 
-Bên cạnh những giai cấp cũ trong xã hội ( như địa chủ phong kiến, nông dân), xã hội 
nước ta còn xuất hiện nhưng giai cấp mới như: 
+Tư sản 
+Tiểu tư sản ,và 
+ Công nhân với các đặc điểm: 
+)Bị áp bức bóc lột nặng nề nhất>>có tinh thần cách mạng cao nhất 
+)có quan hệ tự nhiên gắn bó với nông dân 
+)Kế thừa truyền thông yêu nươc của dân tộc 
+)ngay khi ra đời, phát triển, giai cấp công nhân VN đã tiếp thu ngay ảnh hưởng của chủ nghãi Macx- Lenin, ảnh hưởng của cách mạng tháng 10 Nga và phong trào CM thế giới 
>>>>>> đây còn là 1 trong 2 lực lượng quan trọng nhất của Cm VN và nắm ngọn cờ giải phóng dân tộc 

Trong lòng chế độ thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam đã hình thành những mâu thuẫn đan xen nhau, song mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai phản động. Sự thống trị, áp bức và bóc lột càng tăng thì mâu thuẫn đó càng sâu sắc, sự phản kháng và đấu tranh vì sự tồn vong của dân tộc càng phát triển mạnh mẽ, gay gắt về tính chất, đa dạng về nội dung và hình thức. Trái lại, sự xung đột, đấu tranh về quyền lợi riêng của mỗi giai cấp trong nội bộ dân tộc được giảm thiểu và không quyết liệt như cuộc đấu tranh dân tộc.
0 phiếu
bởi Đức lượng♥ NGTT Tiến sĩ (11.1k điểm)

 Những chuyển biến về cơ cấu kinh tế:

- Nông nghiệp: xuất hiện các đồn điền trồng lúa, cao su nông nghiệp quy mô lớn.

- Xuất hiện một số cơ sở công nghiệp: công nghiệp khai mỏ, công nghiệp phục vụ đời sống.

- Giao thông vận tải: hình thành các tuyến đường sắt, đường bộ, cầu cảng lớn.

- Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa bắt đầu được du nhập vào Việt Nam, tồn tại song song với phương thức bóc lột phong kiến.

* Những chuyển biến xã hội:

- Tính chất: chuyển từ xã hội phong kiến độc lập sang xã hội thuộc địa nửa phong kiến.

- Cơ cấu xã hội:

+ Các giai cấp cũ: địa chủ phong kiến, nông dân bị phân hoá.

+ Xuất hiện các tầng lớp, giai cấp mới: công nhân, tầng lớp tư sản, tiểu tư sản thành thị, tạo điều kiện cho cuộc vận động giải phóng dân tộc theo xu hướng mới.

- Mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt.

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
1 trả lời 129 lượt xem
Sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929) của thực dân Pháp, trong xã hội Việt Nam xuất hiện những giai cấp mới nào?
đã hỏi 30 tháng 4, 2021 trong Khác bởi Axit_Cacboxylic ● Quản Trị Viên Thạc sĩ (6.6k điểm)
+1 thích
3 câu trả lời 173 lượt xem
0 phiếu
0 câu trả lời 200 lượt xem
1)So sánh điểm giống nhau giữa chính sách kinh tế mới với đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam. 2)Quan điểm của Đảng ta khi tiếp thu Chính sách kinh tế mới. Việt Nam đã học tập gì từ Chính sách kinh tế mới.
đã hỏi 2 tháng 1, 2021 trong Lịch sử lớp 11 bởi thanhtrong ● Ban Quản Trị Thạc sĩ (6.2k điểm)

HOT 1 giờ qua

  1. monmon70023220

    455 Điểm

  2. Darling_274

    53 Điểm

  3. minhquanhhqt160

    30 Điểm

  4. 333cuchillthoi302

    28 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...