Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
90 lượt xem
trong Sinh học lớp 7 bởi Meoxu180507 Học sinh (308 điểm)
Nêu một số cách để phòng tránh bị giun sán kí sinh.

2 Trả lời

+1 thích
bởi khoadgdcn Học sinh (436 điểm)

Cách phong bệnh giun sán là:

Để đề phòng bệnh giun sán, điều quan trọng là phải tuyệt đối giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống. Thực hiện ăn chín, uống chín; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Thường xuyên rửa tay bằng xà bông và nước sạch, nhất là trước khi ăn, trước khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh, trước khi cho trẻ ăn, sau khi vệ sinh cho trẻ…

Vệ sinh tay chân luôn sạch, cắt móng tay, không đi chân đất, vì ấu trùng giun móc ở ngoài đất có thể đi xuyên qua da kẽ chân để vào máu, vào phổi, vào ruột và sinh sống tại đó và gây bệnh. Quần áo của người mắc giun nên thay giặt thường xuyên, ngâm nước sôi hoặc phơi chỗ có nắng nhiều cho chết trứng giun. 

Phân của trẻ có giun cũng cần phải được xử lý, đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh. Đối với trẻ nhỏ, không để trẻ lê la dưới đất, nhất là không mặc quần thủng đít; Tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần ở trẻ em trên 2 tuổi và người lớn.

0 phiếu
bởi Pd900977 Học sinh (349 điểm)

Một số biện pháp phòng tránh bị giun sán ký sinh là : 

1/ Giữ vệ sinh sạch sẽ ngừa giun sán

Rửa tay sạch: Bàn tay là phương tiện truyền bệnh giun sán do nhiễm bẩn khi đi đại tiện, rửa đít cho trẻ, trẻ ngứa hậu môn đưa tay vào gãi… Do vậy, phải giáo dục trẻ thường xuyên rửa tay bằng xà phòng sát trùng, đặc biệt là sau khi đại tiện, trước khi ăn làm giảm tỷ lệ giun sán, tiêu chảy. Khi chế biến đồ ăn cũng phải đảm bảo đôi tay sạch sẽ để hạn chế nguy cơ trúng giun rơi vào thức ăn. Thường xuyên rửa tay hàng ngày là biện pháp tốt nhất để phòng giun sán.

2/ Ăn uống đúng cách và hợp vệ sinh

  • – Thực hiện ăn chín uống sôi, vệ sinh an toàn thực phẩm: Không sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm, không an toàn để chế biến thức ăn, rửa ráy chân tay. Nước dễ bị ô nhiễm trong quá trình vận chuyển hoặc do đồ chứa, chum, vại không có nắp đậy, vì vậy, cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ nguồn nước, nơi chứa nước. Thực hiện ăn chín, uống sôi, tuyệt đối không được uống nước lã. Không ăn thức ăn ôi thiu, không ăn đồ tái. Che đậy thức ăn không để chuột, gián bò vào. Trước khi ăn, nên nấu nóng lại, kể cả đồ ăn để trong tủ lạnh.
  • – Đi vệ sinh an toàn: Trẻ em nông thôn có tỷ lệ nhiễm giun sán cao một phần là do nhà vệ sinh không đạt yêu cầu. Khi tiểu tiện vào nhà tiêu hợp vệ sinh sẽ ngăn chặn được sự lây lan nguồn bệnh vào môi trường. Không chỉ trẻ em, mà cả nguồn lớn luôn phải giữ vệ sinh sạch sẽ, rửa tay sạch, vệ sinh môi trường, không để phân làm ô nhiễm nguồn nước, nhốt súc vật xa khỏi nơi sinh hoạt của gia đình… Giáo dục cho trẻ thường xuyên đi giày dép, kể cả đi học và ở nhà, không nên đi chân đất, nghịch cát, mặc quần thủng đít để hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh giun móc…

 

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
3 câu trả lời 86 lượt xem
Vì sao ở miền núi thường là nơi có nhiều người bị bện sốt rét.
đã hỏi 2 tháng 11, 2019 trong Sinh học lớp 7 bởi Meoxu180507 Học sinh (308 điểm)
0 phiếu
1 trả lời 69 lượt xem
Nêu cách phòng bệnh sốt rét, bệnh kiết lị.
đã hỏi 3 tháng 11, 2019 trong Sinh học lớp 7 bởi Meoxu180507 Học sinh (308 điểm)
+1 thích
2 câu trả lời 115 lượt xem
So sánh dinh dưỡng, sinh sản của sán lá gan và giun đũa.
đã hỏi 2 tháng 11, 2019 trong Sinh học lớp 7 bởi Meoxu180507 Học sinh (308 điểm)
0 phiếu
3 câu trả lời 96 lượt xem
Nêu cách di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản của giun đũa.
đã hỏi 2 tháng 11, 2019 trong Sinh học lớp 7 bởi Meoxu180507 Học sinh (308 điểm)
0 phiếu
3 câu trả lời 87 lượt xem
Nêu cách di chuyển của sán lá gan,
đã hỏi 2 tháng 11, 2019 trong Sinh học lớp 7 bởi Meoxu180507 Học sinh (308 điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 72 lượt xem
Nêu những đặc điểm chung của các loài động vật ruột túi.
đã hỏi 2 tháng 11, 2019 trong Sinh học lớp 7 bởi Meoxu180507 Học sinh (308 điểm)
+1 thích
2 câu trả lời 363 lượt xem
cho mình một đề thi mẫu để luyện thi thử nha, hoặc viết lại đề mà bạn đã thi rồi cũng được, chiều mai mình phải thi rùi
đã hỏi 30 tháng 3, 2017 trong Sinh học lớp 7 bởi ❣✿ღHaibara_Aiღ✿❣ Tiến sĩ (11.0k điểm)
  • đề-thi-học-kỳ
0 phiếu
1 trả lời 684 lượt xem
Câu 1: trình bày cấu tạo trong của chim bồ câu thích nghi với điều kiện sống Câu 2: Trình bày cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với điều kiện sống. Cấu tạo hệ tiêu hóa của thỏ có đặc điểm gì giúp thỏ tiêu hóa chất xơ. Câu 3: so sánh hệ tuần hoàn của lớp cá, lưỡng cư ... đặc điểm của khỉ, khỉ hình người, vượn. Câu 6: cho biết các đặc điểm của bộ gặm nhấm, bộ ăn sâu bọ, bộ ăn thịt, bộ linh trưởngs
đã hỏi 8 tháng 3, 2017 trong Sinh học lớp 7 bởi hoanglinh2814 Tiến sĩ (12.8k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 101 lượt xem
Trình bày sự chuẩn bị của nhà Lý sau khi rút quân về nước.
đã hỏi 2 tháng 11, 2019 trong Lịch sử lớp 7 bởi Meoxu180507 Học sinh (308 điểm)
+1 thích
3 câu trả lời 125 lượt xem
Nêu những nét văn hóa của Ấn Độ thời phong kiến.
đã hỏi 30 tháng 10, 2019 trong Lịch sử lớp 7 bởi Meoxu180507 Học sinh (308 điểm)

HOT 1 giờ qua

  1. phamngoctienpy1987844

    50628 Điểm

  2. vxh2k9850

    35940 Điểm

  3. Khang1000

    29693 Điểm

  4. Tí Vua Đệ Nhất

    28073 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...